Đợt 2, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Tập trung thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và phòng, chống dịch bệnh COVID -19
TCCS - Ngày 8-11-2021, tại Hà Nội, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV bắt đầu đợt 2 - đợt họp tập trung tại nhà Quốc hội. Quốc hội thảo luận toàn thể tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28-7-2021, của Quốc hội, về “Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV”.
Dự phiên họp có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đại biểu Quốc hội khóa XV. Riêng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh tham gia họp trực tuyến để bảo đảm yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19...
Mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, đợt họp thứ 2 của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV có nhiều nội dung quan trọng, như thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng, chống dịch COVID-19. Quốc hội cũng sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn, biểu quyết thông qua một số luật và nghị quyết kỳ họp. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần sôi nổi, đổi mới, sáng tạo của đợt họp trực tuyến, đóng góp những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm để bảo đảm chất lượng cao nhất của kỳ họp.
Quốc hội thảo luận tại hội trường trong hai ngày 8 và 9-11-2021 về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15, ngày 28-7-2021, của Quốc hội, về “Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV”. Đồng thời, thảo luận tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2022 - 2024).
Các nội dung này đã được Quốc hội thảo luận tại tổ một cách sôi nổi, tâm huyết, trí tuệ, thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng, với 320 lượt ý kiến phát biểu từ 72 tổ. Nhiều ý kiến cho rằng, báo cáo và giải trình của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra đánh giá tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách cơ bản đã phán ánh sát, đúng, khách quan thực tiễn của đất nước. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao nỗ lực Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị trong việc thực hiện chủ trương, nghị quyết của Trung ương nhằm kiểm soát dịch bệnh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra nhiều bài học kinh nghiệm, giải pháp trong thời gian tới.
Tiếp nối kết quả của đợt họp trực tuyến và các phiên thảo luận tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận các nội dung đã nêu trong các tờ trình, báo cáo thẩm tra, trong đó, tập trung vào việc đánh giá thực trạng tình hình, kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, đặc biệt là hiến kế thực hiện mục tiêu thích ứng linh hoạt, kiểm soát an toàn, hiệu quả dịch COVID-19, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, đưa ra những tình huống và giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội.
Một trong những nội dung quan trọng của đợt thứ 2, Kỳ họp thứ 2 này là Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, từ sáng ngày 10-11-2021 đến hết sáng ngày 12-11-2021, Quốc hội sẽ tiến hành chất vất và trả lời chất vấn. Các vấn đề được đề cập liên quan đến 4 lĩnh vực: y tế, lao động - thương binh và xã hội, kế hoạch và đầu tư, giáo dục và đào tạo.
Cụ thể, trong lĩnh vực y tế, đại biểu sẽ chất vấn công tác phòng, chống COVID-19 thời gian qua và chiến lược vaccine tới đây; bảo đảm nguồn cung và quản lý giá xét nghiệm, trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm; giải pháp giảm thiểu sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh giữa các tuyến, các vùng, miền và nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt ở các vùng khó khăn. Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước cùng tham gia trả lời.
Nội dung dự kiến chất vấn lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội là việc thực hiện các gói hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19; thực trạng và nguyên nhân người lao động rời Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt; giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động; vấn đề huy động, quản lý công tác thiện nguyện thời gian qua... Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cùng tham gia trả lời những vấn đề liên quan.
Lĩnh vực kế hoạch và đầu tư dự kiến chất vấn các nội dung về giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh; phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và kế hoạch năm 2021... Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cùng tham gia trả lời.
Nội dung chất vấn lĩnh vực giáo dục và đào tạo gồm việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch COVID-19; công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng, miền; giảm tải chương trình học cho học sinh... Trách nhiệm trả lời chính là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Thông tin và Truyền thông cùng tham gia trả lời.
Sau khi 4 bộ trưởng đăng đàn trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Pham Minh Chính sẽ báo cáo Quốc hội và trả lời các vấn đề đại biểu quan tâm./.
Huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19  (02/11/2021)
Hà Nội ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19  (29/10/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên