Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres
TCCS - Ngày 19-6-2021, tại Phủ Chủ tịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm chúc mừng ông Antonio Guterres nhân dịp ông vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc bổ nhiệm lại làm Tổng Thư Ký Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2022 - 2026 và trao đổi về tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc.
Tại cuộc điện đàm, hai bên khẳng định coi trọng và vui mừng trước những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc thời gian qua. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những đóng góp của Tổng Thư ký Antonio Guterres trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời bày tỏ ủng hộ các ưu tiên, định hướng của Tổng Thư ký trong 5 năm tiếp theo. Chủ tịch nước khẳng định, là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã và đang đóng góp tích cực vào công việc chung của Liên hợp quốc, trong đó có việc đảm nhận trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Chia sẻ những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội Việt Nam trong việc thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch nước bày tỏ cảm ơn đối với những hỗ trợ của Liên hợp quốc dành cho Việt Nam thời gian qua và đề nghị các tổ chức Liên hợp quốc tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là việc triển khai vaccine và tư vấn chính sách phục hồi sau đại dịch.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực phòng, chống đại dịch COVID-19. Tổng Thư ký ghi nhận những đóng góp tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam tại Liên hợp quốc và trong các vấn đề toàn cầu, nhất là tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đối với việc thực hiện các SDGs, ứng phó với biến đổi khí hậu và COVID-19; cho rằng Việt Nam là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Tổng Thư ký đặc biệt cảm kích trước việc Việt Nam vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một nhân viên Liên hợp quốc mắc COVID-19, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế cùng vượt qua đại dịch.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, hai bên chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề khu vực.
Trước đó, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có thư chúc mừng Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Trong thư, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng với cam kết, kinh nghiệm và uy tín đã được tạo dựng, Tổng Thư ký sẽ tiếp tục đóng góp tăng cường hoạt động của Liên hợp quốc trong nỗ lực chung xử lý các thách thức toàn cầu./.
Trung Duy (tổng hợp)
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan làm việc với Công ty ô tô Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam  (18/06/2021)
Ngành ngân hàng nỗ lực “biến nguy thành cơ” nhờ chuyển đổi số  (17/06/2021)
Ngành y tế tỉnh Bắc Ninh điều chỉnh kế hoạch đáp ứng với từng cấp độ của dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới  (12/06/2021)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Toàn hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19  (11/06/2021)
Agribank dành 20.000 tỷ đồng vốn cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi  (11/06/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam