Ngành ngân hàng nỗ lực “biến nguy thành cơ” nhờ chuyển đổi số
TCCS - Đại dịch COVID-19 đã tạo ra sự thay đổi chóng mặt trong hành vi của người tiêu dùng, khiến hàng triệu doanh nghiệp khắp toàn cầu rơi vào khủng hoảng. Nhưng tại Việt Nam, nhiều ngân hàng lại kịp thời tăng tốc chuyển mình theo xu hướng công nghệ mới để không chỉ trụ vững mà còn vượt lên trong đại dịch.
Theo thống kê từ Ngân Hàng Nhà Nước, tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua kênh internet tại nước ta lên đến 8,1 triệu tỷ đồng, tăng 28,4% so với quý I-2020. Giao dịch qua kênh điện thoại di động là hơn 4,6 triệu tỷ đồng, tăng đến 103% so với quý I-2020.
Để đáp ứng tốt xu hướng này nhưng vẫn bảo đảm an toàn hệ thống, ngành ngân hàng đã có sự nỗ lực rất lớn bằng việc ứng dụng hàng loạt công nghệ mới, như ví điện tử, eKYC, dịch vụ số đa nền tảng…
Định danh khách hàng điện tử (eKYC)
Quy trình giao dịch trực tuyến không thể hoàn hảo nếu khách hàng vẫn cần đến phòng giao dịch để thực hiện thủ tục mở tài khoản. Chính vì vậy, eKYC (định danh khách hàng điện tử) được xem là mảnh ghép phải có trong bức tranh ngân hàng số.
Tiên phong ứng dụng công nghệ này, với BIDV SmartBanking thế hệ mới, khách hàng có thể thực hiện toàn bộ các bước đăng ký tại nhà, thông qua hệ thống eKYC của BIDV. Người dùng chỉ cần chụp ảnh giấy tờ tùy thân, ảnh khuôn mặt, hệ thống sẽ kiểm tra các thông tin hợp lệ và tiến hành mở tài khoản để khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngay lập tức.
Đại diện BIDV, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng Bán lẻ Nguyễn Thị Quỳnh Giao cho biết: “eKYC chính là bước tiến mới trong chiến lược số hóa toàn diện của BIDV khi đầu tư vào các kênh số, quy trình số cũng như các sản phẩm số. Sự phát triển này cũng là minh chứng cho nỗ lực của BIDV để phục vụ khách hàng tốt hơn và mang đến những sản phẩm số tiện ích hơn”. Chỉ trong 2 tháng kể từ khi triển khai, BIDV đã ghi nhận gần 200.000 lượt đăng ký thành công thông qua eKYC trên SmartBanking.
Giao dịch đa nền tảng, bám sát nhu cầu từng cá nhân
Trong guồng quay cuộc sống ngày càng bận rộn, những vấn đề như ghi nhớ mật khẩu, chuyển đổi thiết bị giao dịch, cân đối các khoản thu chi,… cũng trở thành phiền toái cho không ít khách hàng. Nắm bắt tâm tư đó, nhiều ngân hàng đang cải tiến dịch vụ để đưa ra các giải pháp hỗ trợ hiệu quả.
Với trường hợp của BIDV SmartBanking, ngân hàng số này đã mở rộng ứng dụng trên cả điện thoại, máy tính, đồng hồ thông minh, bàn phím thông minh… giúp người dùng có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi, thông qua các thiết bị cá nhân và tại không gian, thời điểm thuận tiện nhất. Đặc biệt, các thiết bị này sử dụng thống nhất chỉ 1 tên tài khoản, 1 mật khẩu cho mỗi người dùng, giảm tối đa phiền toái cho khách hàng.
BIDV SmartBanking cũng vừa ra mắt chức năng mới cho phép khách hàng thiết lập kế hoạch thu, chi (hoạch định các khoản thu, chia tỷ lệ các khoản chi sinh hoạt, mua sắm, tiết kiệm…) và báo cáo sát sao quá trình thực hiện. Chức năng này chạm đúng nhu cầu thiết thực của rất đông khách hàng trẻ. Việc có được cái nhìn tổng quát về các khoản chi tiêu sẽ giúp người dùng giám sát được tài chính cá nhân, từ đó cân đối các nguồn tiền, cắt giảm khoản chi không cần thiết, dễ dàng tích lũy và ứng phó với những rủi ro trong cuộc sống. Hiện, trên các kho ứng dụng mobile cũng có một số phần mềm hỗ trợ quản lý thu chi tương tự, nhưng hầu như bạn sẽ phải nhập thông tin hoàn toàn thủ công và trả phí để sử dụng chứ không tự động và tích hợp sẵn trên ứng dụng ngân hàng như BIDV SmartBanking.
Ví điện tử
Theo báo cáo của IDC, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ví điện tử giai đoạn 2017 - 2022 đạt 67%, xếp thứ 3 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Cũng theo báo cáo này, nhu cầu sử dụng ví điện tử sẽ tiếp tục tăng cao do tác động của đại dịch COVID-19 cùng với sự ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ của thế hệ Millennials (những người sinh sau 1980 đến đầu 2.000) và GenZ (những người sinh sau năm 2.000).
Nhu cầu trên đặt ra thách thức lớn, đồng thời cũng là cơ hội hiếm có để các tổ chức tài chính chạy đua bứt phá thứ hạng. Theo chia sẻ từ BIDV, “ông lớn” ngành ngân hàng này đang đặt mục tiêu tạo hệ sinh thái dịch vụ quy mô lớn cho người dùng BIDV SmartBanking. Nhờ đó, khách hàng của BIDV SmartBanking sẽ được sử dụng mọi chức năng của ví điện tử và các dịch vụ ngân hàng, như chuyển tiền, gửi tiết kiệm, trả nợ vay… trên cùng một ứng dụng. Để phát triển hệ sinh thái này, BIDV đã đẩy mạnh liên kết với các tổ chức tài chính, ký kết hợp tác với hơn 1.000 nhà cung cấp, 32/43 công ty Fintech tại Việt Nam để đem đến hơn 2.000 dịch vụ thanh toán trên ví điện tử và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái trong thời gian tới.
Qua những ví dụ trên, có thể thấy giữa bối cảnh đại dịch, các ngân hàng đang tích cực biến “nguy” thành “cơ”, thay đổi hình thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ để bắt kịp xu hướng và chiếm lĩnh những thị trường mới, thói quen, hành vi mới. Điều này không chỉ đem đến lợi ích cho khách hàng mà còn hứa hẹn giúp hệ thống tài chính Việt Nam tiến gần hơn công nghệ số toàn cầu./.
Giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm trong bối cảnh đại dịch COVID-19  (17/06/2021)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Đẩy nhanh chiến lược vaccine và coi trọng bảo đảm kinh tế vĩ mô  (14/06/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay