Thủ tướng tiếp Đại sứ Vương quốc Nauy, Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania
08:20, ngày 15-05-2019
TCCSĐT - Chiều 14-5-2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp bà Grete Lochen, Đại sứ Vương quốc Nauy tại Việt Nam nhận nhiệm vụ; tiếp Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo, ông Harald Mahrer sang để mở văn phòng đại diện của Phòng Kinh tế Áo tại Việt Nam; tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania, bà Monica Gheorghita đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
**Tại buổi tiếp Đại sứ Vương quốc Nauy tại Việt Nam bà Grete Lochen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam rất quan tâm đến vấn đề kinh tế biển, đại dương, trong đó có vấn đề rác thải nhựa và mong muốn hợp tác với Nauy, lĩnh vực mà Nauy có thế mạnh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Đại sứ Nauy bà Grete Lochen |
Chúc mừng bà Grete Lochen nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định, Nauy là đối tác tin cậy của Việt Nam và đánh giá cao mối quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp thời gian qua. Đặc biệt, sau chuyến thăm Việt Nam năm 2015 của Thủ tướng Nauy, hai nước đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Đánh giá cao kinh nghiệm ngoại giao của Đại sứ, Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ này, Đại sứ đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển mạnh mẽ hơn.
Đại sứ Grete Lochen trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và bày tỏ vui mừng được nhận nhiệm vụ Đại sứ Nauy tại Việt Nam nhiệm kỳ này. Đồng thời cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và đặt niềm tin vào cá nhân Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong nhiệm kỳ này, Đại sứ Grete Lochen cho biết, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế biển, thủy sản, lĩnh vực mà Nauy có thế mạnh và hợp tác trong một số lĩnh vực Nauy có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu. Bà Đại sứ cũng cho biết, các doanh nghiệp Nauy rất quan tâm và mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, điện mặt trời, dầu khí và mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác này.
Nhấn mạnh tiềm năng hợp tác hai nước còn rất lớn, nhưng đầu tư của Nauy vào Việt Nam hiện nay mới chỉ có 41 dự án, tổng vốn 41 triệu USD, Thủ tướng đề nghị Đại sứ Nauy trong nhiệm kỳ này, phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Với mối quan hệ truyền thống hai nước, Thủ tướng mong muốn hai nước thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, làm tiền đề thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Do đó Thủ tướng đề nghị Đại sứ có những hoạt động giúp doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, giao lưu tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh. Trong đó có những lĩnh vực Nauy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như đóng tàu, khoáng sản, dầu khí, điện gió, chế biến gỗ, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, môi trường...; thúc đẩy các doanh nghiệp Nauy hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đưa nông sản Việt Nam sang Nauy. Thủ tướng cũng đề nghị hai nước thúc đẩy trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nhất là hợp tác giữa các trường đại học trong bối cảnh Nauy có nhiều đại học nổi tiếng…
** Tại buổi tiếp Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo, ông Harald Mahrer, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng cho biết, Chính phủ hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Phòng Kinh tế Áo tại Việt Nam.
Đại sứ Grete Lochen trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và bày tỏ vui mừng được nhận nhiệm vụ Đại sứ Nauy tại Việt Nam nhiệm kỳ này. Đồng thời cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và đặt niềm tin vào cá nhân Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong nhiệm kỳ này, Đại sứ Grete Lochen cho biết, hai nước có thể thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế biển, thủy sản, lĩnh vực mà Nauy có thế mạnh và hợp tác trong một số lĩnh vực Nauy có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu. Bà Đại sứ cũng cho biết, các doanh nghiệp Nauy rất quan tâm và mong muốn hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, điện mặt trời, dầu khí và mong muốn các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác này.
Nhấn mạnh tiềm năng hợp tác hai nước còn rất lớn, nhưng đầu tư của Nauy vào Việt Nam hiện nay mới chỉ có 41 dự án, tổng vốn 41 triệu USD, Thủ tướng đề nghị Đại sứ Nauy trong nhiệm kỳ này, phối hợp với các cơ quan chức năng của Việt Nam, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Với mối quan hệ truyền thống hai nước, Thủ tướng mong muốn hai nước thúc đẩy hoạt động trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, làm tiền đề thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Do đó Thủ tướng đề nghị Đại sứ có những hoạt động giúp doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, giao lưu tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh. Trong đó có những lĩnh vực Nauy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như đóng tàu, khoáng sản, dầu khí, điện gió, chế biến gỗ, thông tin truyền thông, khoa học công nghệ, môi trường...; thúc đẩy các doanh nghiệp Nauy hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đưa nông sản Việt Nam sang Nauy. Thủ tướng cũng đề nghị hai nước thúc đẩy trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nhất là hợp tác giữa các trường đại học trong bối cảnh Nauy có nhiều đại học nổi tiếng…
** Tại buổi tiếp Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo, ông Harald Mahrer, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui mừng cho biết, Chính phủ hoan nghênh việc mở văn phòng đại diện của Phòng Kinh tế Áo tại Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo Harald Mahrer. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng khẳng định, Áo là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam và hai bên cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế, đầu tư giữa hai nước. Thủ tướng cho rằng, đầu tư của Áo vào Việt Nam còn hạn chế và mong muốn cùng với việc mở văn phòng đại diện Phòng Kinh tế Áo tại Việt Nam, hai nước sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư lớn hơn và hiệu quả hơn thời gian tới.
Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và gửi lời thăm hỏi của Thủ tướng Áo tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông đánh giá cao việc hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng của Việt Nam. Đây là cơ sở rất quan trọng để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo cho biết, đoàn sang Việt Nam lần này có 50 doanh nghiệp Áo, tìm cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Trao đổi với đại diện các doanh nghiệp Áo về vấn đề quan tâm, nhất là trước bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cơ hội và thời cơ đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Áo nói riêng và EU nói chung, nhất là khi EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU. Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp Áo cần phải nắm bắt để đón lấy thời cơ này, đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, luyện kim, chế tạo, thương mại điện tử, dệt, sứ thủy tinh, ngân hàng, bảo hiểm...
** Tại buổi tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania, bà Monica Gheorghita, Thủ tướng đề nghị hai bên tích cực phối hợp triển khai kết quả chuyến thăm Romania vừa qua của Thủ tướng.
Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và gửi lời thăm hỏi của Thủ tướng Áo tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông đánh giá cao việc hỗ trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan chức năng của Việt Nam. Đây là cơ sở rất quan trọng để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Chủ tịch Phòng Kinh tế Áo cho biết, đoàn sang Việt Nam lần này có 50 doanh nghiệp Áo, tìm cơ hội đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Trao đổi với đại diện các doanh nghiệp Áo về vấn đề quan tâm, nhất là trước bối cảnh cạnh tranh thương mại toàn cầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cơ hội và thời cơ đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp Áo nói riêng và EU nói chung, nhất là khi EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU. Thủ tướng cho rằng, các doanh nghiệp Áo cần phải nắm bắt để đón lấy thời cơ này, đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, luyện kim, chế tạo, thương mại điện tử, dệt, sứ thủy tinh, ngân hàng, bảo hiểm...
** Tại buổi tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania, bà Monica Gheorghita, Thủ tướng đề nghị hai bên tích cực phối hợp triển khai kết quả chuyến thăm Romania vừa qua của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania, bà Monica Gheorghita. Ảnh: TTXVN |
Nhắc lại ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm Romania, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự hỗ trợ của bà Quốc vụ khanh cho thành công của chuyến thăm này. Thủ tướng hoan nghênh bà Quốc vụ khanh đến Việt Nam tham dự “Hội nghị ASEM về phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội ở châu Á và châu Âu” tại Nha Trang và tham vấn chính trị với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhân dịp này.
Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Romania cho biết, chuyến thăm này của bà nhằm cụ thể hóa những thỏa thuận, cam kết hợp tác mà hai bên đạt được trong chuyến thăm Romania của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong cuộc tham vấn chính trị với Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay, hai bên đã thảo luận các biện pháp cụ thể hóa tuyên bố chung giữa hai nước sau chuyến thăm Romania của Thủ tướng. Không chỉ trong khuôn khổ Chính phủ, Romania mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong nhiều lĩnh vực. Bà Quốc vụ khanh cho biết đã đến thăm trung tâm đào tạo nhân lực của Việt Nam để xuất khẩu lao động sang châu Âu và đây là lĩnh vực mà Romania mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam. Bà khẳng định cam kết Romania sẽ thúc đẩy mạnh mẽ việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU.
Đánh giá cao ý kiến của bà Quốc vụ khanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hai nước cần phải tích cực phối hợp triển khai kết quả chuyến thăm vừa qua, cụ thể là sớm tổ chức Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam - Romania, thúc đẩy việc ký kết các văn bản hợp tác khung như Hiệp định hợp tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Chương trình hợp tác văn hóa giai đoạn 2019-2021, Thỏa thuận hợp tác giáo dục... Thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau giữa hai nước trên trường quốc tế, nhất là trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc và ASEM. Thủ tướng cảm ơn những cam kết, ủng hộ mạnh mẽ mà Chính phủ Việt Nam đã nhận được từ lãnh đạo cấp cao Rumani đối với việc sớm ký kết và phê chuẩn EVFTA và EVIPA giữa Việt Nam và EU trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU này của Romania. Thủ tướng cho biết, diễn đàn doanh nghiệp tổ chức bên lề chuyến thăm Romania vừa qua của Thủ tướng đã thành công tốt đẹp, hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác bên lề diễn đàn. Thủ tướng đề nghị hai bên sớm triển khai các thỏa thuận đã ký, đưa kim ngạch thương mại hai bên lên tương xứng với tiềm năng, cao hơn so mức 218 triệu USD (năm 2018). Thủ tướng đánh giá, hợp tác trong lĩnh vực lao động là hướng hợp tác rất tiềm năng của hai nước./.
Bế mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2019 - nhiều thông điệp tốt đẹp đã được gửi đi  (15/05/2019)
Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quan điểm của V.I. Lê-nin và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay  (14/05/2019)
Về mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quan điểm của V.I. Lê-nin và ý nghĩa đối với Việt Nam hiện nay  (14/05/2019)
“Cái tôi” to hay bé?  (14/05/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên