Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân
22:24, ngày 23-04-2019
Ngày 23-4-2019, tại Văn phòng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc với chủ đề: "Tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo, hiệu quả vì phát triển nhanh và bền vững". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập quốc tế chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị tại đầu cầu Văn phòng Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Vũ Đức Đam, các ban, bộ ngành, các tổ chức quốc tế; 63 địa phương tại các đầu cầu.
Hội nghị đã tổng kết, đánh giá một cách khá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về hội nhập quốc tế trong 5 năm qua cũng như hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế từ 2014 đến nay. Từ đó, các đại biểu đề xuất, khuyến nghị các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế một cách toàn diện, tổng thể, liên ngành.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, từ giai đoạn ban đầu Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu và tự tin tiến lên. Hội nhập quốc tế được cụ thể hóa trong Nghị quyết của số 22 của Bộ Chính trị (ban hành tháng 4-2013). Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban được thành lập ngày 23-4-2014 với 3 Ban Chỉ đạo liên ngành trên ba trụ cột do các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực làm Trưởng ban. Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế bằng nhiều Nghị quyết, văn bản, chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng, những thành tựu hội nhập quốc tế, đặc biệt trong 5 năm qua, đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài cùng với nội lực trong nước tạo nên động lực phát triển quốc gia mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA..., mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền kinh tế đang lớn mạnh.
Cùng với đó, nước ta đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF - ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (tháng 02-2019)... Đây là những minh chứng cho đường lối Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của nước ta.
Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, nhất là giai đoạn 5 năm vừa qua, hội nhập quốc tế đạt được 4 kết quả nổi bật như: Góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Giữ vững môi trường chính trị xã hội ổn định và quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam. Đây là thành tựu rất quan trọng, mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
Cùng với đó, công tác hội nhập quốc tế đã đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; mở rộng và phát triển thêm nhiều quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, tạo thế đan xen lợi ích, phát huy điểm đồng trong quan hệ.
"Hội nhập đi vào giai đoạn cao hơn, thực chất hơn với vai trò thúc đẩy đối thoại hòa giải và tìm những hướng đi mới", Thủ tướng nhận định và phân tích, qua hội nhập, chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp; không né tránh những khác biệt, mà luôn chủ động đối thoại và đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của đất nước. Hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Thủ tướng khẳng định, chủ trương Hội nhập quốc tế là đúng đắn. Qua hội nhập, Việt Nam khẳng định với cộng đồng quốc tế về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam hòa bình, năng động, thân thiện, mến khách đang vươn lên mạnh mẽ, tích cực và có năng lực đóng góp, có trách nhiệm cho lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Đề cập đến những hạn chế cần khắc phục trong lĩnh vực này, Thủ tướng cho rằng, hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở trong khi có những lúc tư duy của ta chưa đủ nhạy bén linh hoạt theo kịp xu thế này. Bên cạnh đó, hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương chưa cao, cùng hạn chế về trình độ quản lý đã trở thành lực cản cho phát triển và tạo ra những kẽ hở dẫn đến thua thiệt.
Việc theo dõi, triển khai, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã có nhiều tiến bộ, song ký nhiều thực hiện còn ít, hiệu quả triển khai còn hạn chế… Công tác triển khai chủ trương cơ chế, chính sách pháp luật về hội nhập quốc tế còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Công tác nghiên cứu và dự báo còn bị động chưa lường hết một số biến động ở khu vực.
Về những phương hướng cần triển khai trong hội nhập quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh, môi trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, hợp tác và cạnh tranh. Đối tác và đối tượng luôn đan xen, biến đổi linh hoạt. Tình trạng cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực và trên thế giới đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, nhiệm vụ gìn giữ môi trường hòa bình cho phát triển và nguy cơ tụt hậu luôn là thách thức thường xuyên và rất to lớn.
Cùng với đó, việc tự do hóa và mở cửa thị trường đi đôi với các hình thức bảo hộ tinh vi hơn thông qua các hàng rào kỹ thuật. Nguy cơ xung đột, tranh chấp gia tăng, tình hình tập hợp lực lượng phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực diễn ra gay gắt. Thủ tướng nêu rõ quan điểm "hội nhập nhưng không hòa tan" trong văn hóa xã hội; cho rằng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc là nhiệm vụ quan trọng.
Ngoài ra, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn đặt ra tình huống đưa Việt Nam vào vị trí có thể bị tác động nhanh hơn, cạnh tranh mạnh hơn bởi những biến động quốc tế. Sau 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước dù đã lớn mạnh hơn nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, hạn chế. Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn hiện hữu. Công tác xây dựng năng lực hội nhập ở trong nước còn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra, nhất là yêu cầu tranh thủ hiệu quả những cơ hội mà hôi nhập mang lại.
Thủ tướng chỉ đạo cần đặc biệt lưu ý đến những yêu cầu mới về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng định hình các thể chế đa phương theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư. Đây là yêu cầu mới, rất cao và rất quan trọng đối với đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng đưa ra 3 phương châm trong công tác hội nhập quốc tế của đất nước đó là: Nâng tầm, toàn diện và sâu rộng, đổi mới sáng tạo và hiệu quả. Thủ tướng khẳng định, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công khi có sự tham gia tích cực sáng tạo, hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần chú trọng tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo , hiệu quả vì sự phát triển nhanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cần quyết liệt vào cuộc, quyết tâm đổi mới, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập trên tinh thần thực hiện đầy đủ, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này; nhất là Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và các nghị quyết, chương trình hành động, kết hoạch công tác hội nhập của Chính phủ.
Đối với vấn đề hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục chủ động làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương và đa phương phát huy mạnh mẽ vai trò của đối ngoại đa phương, phát huy các điểm đồng để tăng cường lòng tin và đan xen lợi ích. Đối với hội nhập trong lĩnh vực văn hóa xã hội giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, cần nhận thức sâu sắc rằng công nghệ và nhân tài sẽ quyết định thành công trong cạnh tranh thế kỷ XXI. Do đó, cần chú trọng việc chủ động học hỏi và nâng cao nội lực phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực chung.
Thủ tướng nhấn mạnh tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế. "Dư địa phát triển lớn nhất nằm ngay trong sự nỗ lực không ngừng, sức sáng tạo vô hạn của mỗi doanh nghiệp, người dân Việt", Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh địa phương, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của hội nhập, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phải rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách luật pháp, các quy định về thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và xây dựng hệ thống thông tin về hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về thị trường, thương mại đầu tư, dịch vụ du lịch.../.
Hội nghị đã tổng kết, đánh giá một cách khá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, phân tích, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về hội nhập quốc tế trong 5 năm qua cũng như hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế từ 2014 đến nay. Từ đó, các đại biểu đề xuất, khuyến nghị các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế một cách toàn diện, tổng thể, liên ngành.
Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, từ giai đoạn ban đầu Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu và tự tin tiến lên. Hội nhập quốc tế được cụ thể hóa trong Nghị quyết của số 22 của Bộ Chính trị (ban hành tháng 4-2013). Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban được thành lập ngày 23-4-2014 với 3 Ban Chỉ đạo liên ngành trên ba trụ cột do các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực làm Trưởng ban. Chính phủ đã cụ thể hóa chủ trương hội nhập quốc tế bằng nhiều Nghị quyết, văn bản, chỉ đạo quyết liệt, tổ chức triển khai mạnh mẽ, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia thời gian qua.
Thủ tướng cho rằng, những thành tựu hội nhập quốc tế, đặc biệt trong 5 năm qua, đã góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội của đất nước; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị xã hội, đồng thời chủ động hội nhập quốc tế, thu hút thêm nguồn lực bên ngoài cùng với nội lực trong nước tạo nên động lực phát triển quốc gia mạnh mẽ đạt nhiều thành tựu to lớn. Việt Nam đã ký kết, kết thúc đàm phán nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, CPTPP, EVFTA..., mở ra không gian hợp tác rộng lớn cho nền kinh tế đang lớn mạnh.
Cùng với đó, nước ta đã mở rộng quan hệ, nâng cấp quan hệ đối tác với nhiều quốc gia, tổ chức thành công các sự kiện tầm khu vực, toàn cầu như APEC 2017, WEF - ASEAN 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 (tháng 02-2019)... Đây là những minh chứng cho đường lối Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế quốc gia, thể hiện vai trò chủ động, tích cực của nước ta.
Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, nhất là giai đoạn 5 năm vừa qua, hội nhập quốc tế đạt được 4 kết quả nổi bật như: Góp phần củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển. Giữ vững môi trường chính trị xã hội ổn định và quảng bá hình ảnh, văn hóa Việt Nam. Đây là thành tựu rất quan trọng, mang tính nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
Cùng với đó, công tác hội nhập quốc tế đã đưa quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; mở rộng và phát triển thêm nhiều quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, tạo thế đan xen lợi ích, phát huy điểm đồng trong quan hệ.
"Hội nhập đi vào giai đoạn cao hơn, thực chất hơn với vai trò thúc đẩy đối thoại hòa giải và tìm những hướng đi mới", Thủ tướng nhận định và phân tích, qua hội nhập, chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp; không né tránh những khác biệt, mà luôn chủ động đối thoại và đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của đất nước. Hội nhập quốc tế đã trở thành một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.
Thủ tướng khẳng định, chủ trương Hội nhập quốc tế là đúng đắn. Qua hội nhập, Việt Nam khẳng định với cộng đồng quốc tế về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam hòa bình, năng động, thân thiện, mến khách đang vươn lên mạnh mẽ, tích cực và có năng lực đóng góp, có trách nhiệm cho lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.
Đề cập đến những hạn chế cần khắc phục trong lĩnh vực này, Thủ tướng cho rằng, hội nhập quốc tế ngày càng phổ biến nguyên tắc lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm cơ sở trong khi có những lúc tư duy của ta chưa đủ nhạy bén linh hoạt theo kịp xu thế này. Bên cạnh đó, hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương chưa cao, cùng hạn chế về trình độ quản lý đã trở thành lực cản cho phát triển và tạo ra những kẽ hở dẫn đến thua thiệt.
Việc theo dõi, triển khai, đôn đốc thực hiện các thỏa thuận, cam kết quốc tế đã có nhiều tiến bộ, song ký nhiều thực hiện còn ít, hiệu quả triển khai còn hạn chế… Công tác triển khai chủ trương cơ chế, chính sách pháp luật về hội nhập quốc tế còn nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Công tác nghiên cứu và dự báo còn bị động chưa lường hết một số biến động ở khu vực.
Về những phương hướng cần triển khai trong hội nhập quốc tế, Thủ tướng nhấn mạnh, môi trường quốc tế biến động nhanh và phức tạp, hợp tác và cạnh tranh. Đối tác và đối tượng luôn đan xen, biến đổi linh hoạt. Tình trạng cạnh tranh gay gắt, quyết liệt trong khu vực và trên thế giới đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, nhiệm vụ gìn giữ môi trường hòa bình cho phát triển và nguy cơ tụt hậu luôn là thách thức thường xuyên và rất to lớn.
Cùng với đó, việc tự do hóa và mở cửa thị trường đi đôi với các hình thức bảo hộ tinh vi hơn thông qua các hàng rào kỹ thuật. Nguy cơ xung đột, tranh chấp gia tăng, tình hình tập hợp lực lượng phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn trong khu vực diễn ra gay gắt. Thủ tướng nêu rõ quan điểm "hội nhập nhưng không hòa tan" trong văn hóa xã hội; cho rằng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc là nhiệm vụ quan trọng.
Ngoài ra, hội nhập quốc tế sâu rộng hơn đặt ra tình huống đưa Việt Nam vào vị trí có thể bị tác động nhanh hơn, cạnh tranh mạnh hơn bởi những biến động quốc tế. Sau 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước dù đã lớn mạnh hơn nhưng vẫn còn ở mức độ khiêm tốn, hạn chế. Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu nhập trung bình vẫn hiện hữu. Công tác xây dựng năng lực hội nhập ở trong nước còn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra, nhất là yêu cầu tranh thủ hiệu quả những cơ hội mà hôi nhập mang lại.
Thủ tướng chỉ đạo cần đặc biệt lưu ý đến những yêu cầu mới về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; chủ động tham gia, tích cực đóng góp xây dựng định hình các thể chế đa phương theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư. Đây là yêu cầu mới, rất cao và rất quan trọng đối với đất nước, Thủ tướng nêu rõ.
Thủ tướng đưa ra 3 phương châm trong công tác hội nhập quốc tế của đất nước đó là: Nâng tầm, toàn diện và sâu rộng, đổi mới sáng tạo và hiệu quả. Thủ tướng khẳng định, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công khi có sự tham gia tích cực sáng tạo, hiệu quả của các doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần chú trọng tăng cường hội nhập quốc tế chủ động, sáng tạo , hiệu quả vì sự phát triển nhanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành cần quyết liệt vào cuộc, quyết tâm đổi mới, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy mạnh hội nhập trên tinh thần thực hiện đầy đủ, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này; nhất là Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương và các nghị quyết, chương trình hành động, kết hoạch công tác hội nhập của Chính phủ.
Đối với vấn đề hội nhập trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục chủ động làm sâu sắc hơn các mối quan hệ song phương và đa phương phát huy mạnh mẽ vai trò của đối ngoại đa phương, phát huy các điểm đồng để tăng cường lòng tin và đan xen lợi ích. Đối với hội nhập trong lĩnh vực văn hóa xã hội giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, cần nhận thức sâu sắc rằng công nghệ và nhân tài sẽ quyết định thành công trong cạnh tranh thế kỷ XXI. Do đó, cần chú trọng việc chủ động học hỏi và nâng cao nội lực phù hợp với những thông lệ, chuẩn mực chung.
Thủ tướng nhấn mạnh tạo mọi điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế. "Dư địa phát triển lớn nhất nằm ngay trong sự nỗ lực không ngừng, sức sáng tạo vô hạn của mỗi doanh nghiệp, người dân Việt", Thủ tướng nói.
Nhấn mạnh địa phương, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của hội nhập, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành phải rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách luật pháp, các quy định về thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và xây dựng hệ thống thông tin về hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về thị trường, thương mại đầu tư, dịch vụ du lịch.../.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ ngành nội chính Đảng  (23/04/2019)
Quán triệt quan điểm đổi mới công tác cán bộ của Đảng, tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức ở nước ta  (23/04/2019)
Ngân hàng chính sách xã hội: Một năm nhiều dấu ấn  (23/04/2019)
Ngân hàng chính sách xã hội: Một năm nhiều dấu ấn  (23/04/2019)
Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra 6 bộ: Tranh luận tư duy quản lý  (22/04/2019)
Thủ tướng tham dự Diễn đàn “Vành đai và Con đường” tại Trung Quốc  (22/04/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên