Thủ tướng tham dự khai mạc Hội nghị thường niên IMF-WB năm 2018
23:48, ngày 12-10-2018
TCCSĐT - Sáng 12-10, tại Bali của Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN tham dự phiên khai mạc toàn thể Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB).
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu khai mạc hội nghị.
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 189 nước thành viên IMF và WB, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, đông đảo các tập đoành, các tổ chức xã hội, giới nghiên cứu và truyền thống quốc tế.
Với chủ đề “Tranh thủ sự đột phá của công nghệ để định hình các nền kinh tế bao trùm trong tương lai,” hội nghị thường niên IM-WB thảo luận nhiều vấn để nổi lên trong kinh tế toàn cầu như tác động của chiến tranh thương mại đến triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới và khu vực, phối hợp chính sách tài chính-tiền tệ, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính, việc làm, công bằng và tiến bộ xã hội…
Tại hội nghị, IMF đã công bố Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới năm 2018, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 - 2019 là 3,7% do tăng trưởng chậm lại ở một số nền kinh tế chủ chốt dưới tác động của của chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ, căng thẳng thương mại leo thang, giá dầu tăng…
Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể hội nghị thường niên IMF-WB, Tổng Giám đốc IMF và Chủ tịch WB nhấn mạnh các nước cần nâng cao năng lực tự cường, sức kháng chịu của nền kinh tế, thúc đẩy cải cách cơ cấu, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, chống chủ nghĩa bảo hộ, tăng cường hợp tác toàn cầu, giảm mất cân đối toàn cầu, nỗ lực tranh thủ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển bền vững, cân bằng và bao trùm.
Chiều cùng ngày, tại Bali của Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong năm 2018, đặc biệt là việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 7%, xuất siêu cao trong 9 tháng đầu năm.
Thủ tướng khẳng định chính phủ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, củng cố tài khóa, kiểm soát nợ công, điều hành tài chính-tiền tệ thận trọng, linh hoạt, nâng cao hiệu quả đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao IMF đã ủng hộ các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, tích cực hỗ trợ đào tạo và tư vấn cho Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng hoan nghênh IMF đánh giá tích cực tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục tăng cường hỗ trợ đào tạo, tư vấn chính sách cho Việt Nam về thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tranh thủ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài chính…
Về phần mình, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đánh giá rất cao bài tham luận của Thủ tướng tại Cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN với nhiều đề xuất, sáng kiến cụ thể, thiết thực.
Bà cũng chúc mừng thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, kiểm soát nợ công và củng cố tài khóa, điều hành tỷ giá linh hoạt, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng Giám đốc Christine Lagarde khẳng định IMF tiếp tục hỗ trợ, tư vấn giúp Việt Nam giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm.
Bà đánh giá cao và cảm ơn Việt Nam đã đóng góp cho Quỹ tín thác của IMF về ngăn chặn và cứu trợ thảm họa.
Cũng trong buổi chiều, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Ngurah Rai Bali, lên đường về nước, kết thúc thành công chuyến tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thành phố Bali và thăm Indonesia./.
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 189 nước thành viên IMF và WB, lãnh đạo các tổ chức quốc tế, đông đảo các tập đoành, các tổ chức xã hội, giới nghiên cứu và truyền thống quốc tế.
Với chủ đề “Tranh thủ sự đột phá của công nghệ để định hình các nền kinh tế bao trùm trong tương lai,” hội nghị thường niên IM-WB thảo luận nhiều vấn để nổi lên trong kinh tế toàn cầu như tác động của chiến tranh thương mại đến triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới và khu vực, phối hợp chính sách tài chính-tiền tệ, tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính, việc làm, công bằng và tiến bộ xã hội…
Tại hội nghị, IMF đã công bố Báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế thế giới năm 2018, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2018 - 2019 là 3,7% do tăng trưởng chậm lại ở một số nền kinh tế chủ chốt dưới tác động của của chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ, căng thẳng thương mại leo thang, giá dầu tăng…
Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể hội nghị thường niên IMF-WB, Tổng Giám đốc IMF và Chủ tịch WB nhấn mạnh các nước cần nâng cao năng lực tự cường, sức kháng chịu của nền kinh tế, thúc đẩy cải cách cơ cấu, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, chống chủ nghĩa bảo hộ, tăng cường hợp tác toàn cầu, giảm mất cân đối toàn cầu, nỗ lực tranh thủ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển bền vững, cân bằng và bao trùm.
Chiều cùng ngày, tại Bali của Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong năm 2018, đặc biệt là việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 7%, xuất siêu cao trong 9 tháng đầu năm.
Thủ tướng khẳng định chính phủ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, củng cố tài khóa, kiểm soát nợ công, điều hành tài chính-tiền tệ thận trọng, linh hoạt, nâng cao hiệu quả đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao IMF đã ủng hộ các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, tích cực hỗ trợ đào tạo và tư vấn cho Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Thủ tướng hoan nghênh IMF đánh giá tích cực tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục tăng cường hỗ trợ đào tạo, tư vấn chính sách cho Việt Nam về thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, hoàn thiện lĩnh vực tài chính-ngân hàng, tranh thủ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực tài chính…
Về phần mình, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde đánh giá rất cao bài tham luận của Thủ tướng tại Cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN với nhiều đề xuất, sáng kiến cụ thể, thiết thực.
Bà cũng chúc mừng thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là củng cố ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; khuyến nghị Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ cấu, tăng đầu tư cho giáo dục, y tế, kiểm soát nợ công và củng cố tài khóa, điều hành tỷ giá linh hoạt, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Tổng Giám đốc Christine Lagarde khẳng định IMF tiếp tục hỗ trợ, tư vấn giúp Việt Nam giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm.
Bà đánh giá cao và cảm ơn Việt Nam đã đóng góp cho Quỹ tín thác của IMF về ngăn chặn và cứu trợ thảm họa.
Cũng trong buổi chiều, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Ngurah Rai Bali, lên đường về nước, kết thúc thành công chuyến tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thành phố Bali và thăm Indonesia./.
Thủ tướng Campuchia chỉ đạo sắp xếp cuộc sống của Việt kiều ở Biển Hồ  (12/10/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Indonesia chủ trì họp báo  (12/10/2018)
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng  (12/10/2018)
Thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Indonesia  (12/10/2018)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam