Thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng
00:03, ngày 06-10-2018
TCCSĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về việc thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.
Cụ thể, thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng (Ban Quản lý) trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Đà Nẵng và Ban Quản lý Khu công nghệ cao Đà Nẵng.
Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm; việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng quyết định theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý gồm: Văn phòng; 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 2 đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế công chức và số lượng người làm việc của Ban Quản lý được tính trong tổng số biên chế công chức và số lượng người làm việc của UBND thành phố Đà Nẵng.
UBND thành phố Đà Nẵng căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế địa phương để quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý theo thẩm quyền.
Hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Xét đề nghị của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại Báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục đợt lũ ống, lũ quét, ngập lụt trên địa bàn tỉnh từ ngày 28 đến 31-8-2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai và kiến nghị của các địa phương (trong đó có tỉnh Thanh Hóa), đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, hỗ trợ địa phương khắc phục thiên tai, xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Tỉnh ủy Thanh Hóa theo thẩm quyền, tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Xây dựng phương án ứng phó lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long tập trung rà soát, xây dựng phương án chủ động ứng phó với lũ.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về kinh tế nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực của cả nước, đóng góp phần lớn sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy sản. Trong những năm qua, đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từ việc khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn dẫn tới nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt ngày càng bất thường, khó kiểm soát.
Dự báo thời gian tới lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên và thời gian lũ ở mức cao còn kéo dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, chủ động triển khai các biện pháp hạn chế thiệt hại, đồng thời khai thác các mặt lợi của lũ.
Trong đó, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long tập trung rà soát, xây dựng phương án chủ động ứng phó với lũ với mức lũ cao nhất theo dự báo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng trẻ em, học sinh, tổ chức và quản lý các điểm trông trẻ tập trung, đưa đón học sinh, tổ chức giao thông an toàn trên sông nước, tổ chức các điểm cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ kịp thời khi sự cố, tai nạn xảy ra.
Đồng thời, các địa phương phải rà soát, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở ven sông, kênh, rạch, vùng bị ngập sâu, nhà không bảo đảm an toàn; rà soát tình hình đời sống của nhân dân, kịp thời hỗ trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn bị ngập lụt, không để hộ dân, người dân nào thiếu đói do lũ.
Đảm bảo chương trình học tập cho học sinh, quản lý, đưa đón học sinh đến trường an toàn, tổ chức học bù cho học sinh tại các vùng ngập lũ ảnh hưởng đến lịch học tập; tập trung bảo vệ công trình hạ tầng, các tuyến đê bao, bờ bao bảo vệ các khu dân cư, bảo vệ sản xuất. Các địa phương chủ động huy động lực lượng tại chỗ và sử dụng các nguồn lực của địa phương để bảo vệ các công trình hạ tầng và khắc phục sạt lở bờ sông, kênh, rạch có thể xảy ra khi nước rút; đảm bảo điều kiện y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường, không để phát sinh dịch bệnh sau lũ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn tăng cường dự báo, nhận định diễn biến lũ sát thực tế, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng và nhân dân biết phục vụ chỉ đạo điều hành, ứng phó lũ.
Bộ Y tế chủ động chỉ đạo các đơn vị chức năng và địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo hoạt động y tế, khám chữa bệnh, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh trong thời gian ngập lũ và sau lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và chương trình học tập cho học sinh.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành có liên quan cần quán triệt, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017. Trong đó, các bộ, ngành chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng tái cấu trúc lại các ngành, lĩnh vực sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc điểm của vùng và từng địa phương để chủ động ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, rà soát lại các quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, nông thôn, hạ tầng, công nghiệp và quy hoạch bố trí lại dân cư để chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở ven sông, kênh, rạch, ven biển, khu vực ngập sâu. Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy hoạch, cân đối các nguồn lực, xác định tiến độ thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên để từng bước đầu tư.
Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21-4-2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó sửa đổi, bổ sung điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Cụ thể, điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập gồm:
1- Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.
2- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
3- Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:
- Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích.
- Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
4- Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:
- Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 5 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích. Đối với lớp bán trú, có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt.
- Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
5- Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với UBND cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:
- Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 7 trẻ em.
- Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định.
- Cơ sở vật chất phải bảo đảm điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em./.
Ban Quản lý là cơ quan trực thuộc UBND thành phố Đà Nẵng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong khu công nghệ cao và các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Trưởng ban, các Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm; việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Trưởng ban, Phó Trưởng ban do Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng quyết định theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý gồm: Văn phòng; 4 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 2 đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế công chức và số lượng người làm việc của Ban Quản lý được tính trong tổng số biên chế công chức và số lượng người làm việc của UBND thành phố Đà Nẵng.
UBND thành phố Đà Nẵng căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế địa phương để quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Quản lý theo thẩm quyền.
Hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao các bộ, ngành liên quan khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Xét đề nghị của Tỉnh ủy Thanh Hóa tại Báo cáo về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục đợt lũ ống, lũ quét, ngập lụt trên địa bàn tỉnh từ ngày 28 đến 31-8-2018, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan khẩn trương tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai và kiến nghị của các địa phương (trong đó có tỉnh Thanh Hóa), đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai.
Phó Thủ tướng cũng giao các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo, hỗ trợ địa phương khắc phục thiên tai, xem xét, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của Tỉnh ủy Thanh Hóa theo thẩm quyền, tham mưu đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý đối với những vấn đề vượt thẩm quyền.
Xây dựng phương án ứng phó lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long tập trung rà soát, xây dựng phương án chủ động ứng phó với lũ.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về kinh tế nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực của cả nước, đóng góp phần lớn sản lượng và giá trị xuất khẩu sản phẩm nông sản, thủy sản. Trong những năm qua, đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và từ việc khai thác tài nguyên nước ở thượng nguồn dẫn tới nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt ngày càng bất thường, khó kiểm soát.
Dự báo thời gian tới lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục lên và thời gian lũ ở mức cao còn kéo dài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, chủ động triển khai các biện pháp hạn chế thiệt hại, đồng thời khai thác các mặt lợi của lũ.
Trong đó, các địa phương, đặc biệt là các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long tập trung rà soát, xây dựng phương án chủ động ứng phó với lũ với mức lũ cao nhất theo dự báo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng của người dân, đặc biệt là bảo vệ tính mạng trẻ em, học sinh, tổ chức và quản lý các điểm trông trẻ tập trung, đưa đón học sinh, tổ chức giao thông an toàn trên sông nước, tổ chức các điểm cứu hộ, cứu nạn hỗ trợ kịp thời khi sự cố, tai nạn xảy ra.
Đồng thời, các địa phương phải rà soát, chủ động di dời các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở ven sông, kênh, rạch, vùng bị ngập sâu, nhà không bảo đảm an toàn; rà soát tình hình đời sống của nhân dân, kịp thời hỗ trợ lương thực cho các hộ có nguy cơ thiếu đói, nhất là đối với các gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn bị ngập lụt, không để hộ dân, người dân nào thiếu đói do lũ.
Đảm bảo chương trình học tập cho học sinh, quản lý, đưa đón học sinh đến trường an toàn, tổ chức học bù cho học sinh tại các vùng ngập lũ ảnh hưởng đến lịch học tập; tập trung bảo vệ công trình hạ tầng, các tuyến đê bao, bờ bao bảo vệ các khu dân cư, bảo vệ sản xuất. Các địa phương chủ động huy động lực lượng tại chỗ và sử dụng các nguồn lực của địa phương để bảo vệ các công trình hạ tầng và khắc phục sạt lở bờ sông, kênh, rạch có thể xảy ra khi nước rút; đảm bảo điều kiện y tế, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân, cung cấp nước sạch, xử lý môi trường, không để phát sinh dịch bệnh sau lũ.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn tăng cường dự báo, nhận định diễn biến lũ sát thực tế, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng và nhân dân biết phục vụ chỉ đạo điều hành, ứng phó lũ.
Bộ Y tế chủ động chỉ đạo các đơn vị chức năng và địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo hoạt động y tế, khám chữa bệnh, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh trong thời gian ngập lũ và sau lũ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao chủ động chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và chương trình học tập cho học sinh.
Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương ứng phó lũ, cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Về lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và các bộ, ngành có liên quan cần quán triệt, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017. Trong đó, các bộ, ngành chủ động phối hợp với các địa phương trong vùng tái cấu trúc lại các ngành, lĩnh vực sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc điểm của vùng và từng địa phương để chủ động ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, rà soát lại các quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị, nông thôn, hạ tầng, công nghiệp và quy hoạch bố trí lại dân cư để chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở ven sông, kênh, rạch, ven biển, khu vực ngập sâu. Trên cơ sở quy hoạch, xây dựng kế hoạch thực hiện theo quy hoạch, cân đối các nguồn lực, xác định tiến độ thực hiện quy hoạch và các dự án ưu tiên để từng bước đầu tư.
Điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21-4-2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, trong đó sửa đổi, bổ sung điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Cụ thể, điều kiện thành lập và hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập gồm:
1- Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định.
2- Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em an toàn; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em.
3- Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:
- Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Chiếu hoặc thảm ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn để ngủ, dụng cụ đựng nước uống, đồ dùng, đồ chơi và giá để, giá để khăn và ca, cốc, có đủ bô đi vệ sinh và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích.
- Tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
4- Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:
- Thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 5 tuổi): một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; đồ dùng, đồ chơi và giá để; bình đựng nước uống, nước sinh hoạt; tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích. Đối với lớp bán trú, có chiếu hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt.
- Tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em; sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
5- Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với UBND cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:
- Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 7 trẻ em.
- Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định.
- Cơ sở vật chất phải bảo đảm điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống và nước sinh hoạt cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em./.
Thủ tướng: Ninh Thuận cần trở thành tỉnh chủ lực về năng lượng tái tạo  (05/10/2018)
Chủ tịch Quốc hội dự MSEAP-3: Nâng cao vai trò ngoại giao nghị viện  (05/10/2018)
Điện, thư chia buồn về việc nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười từ trần  (05/10/2018)
Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Đồ Mười tại một số nơi trên thế giới  (05/10/2018)
Ngày thứ tư Hội nghị TW 8: Thảo luận quy định trách nhiệm nêu gương  (05/10/2018)
Diễn biến của dịch sởi và khuyến cáo của Bộ Y tế  (05/10/2018)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay