Nguy cơ virus Zika và chủ động ứng phó của Việt Nam
Virus Zika được phát hiện tại Brazil hồi năm ngoái và tới nay đã lan rộng khắp châu Mỹ. Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có sự lây truyền của virus Zika do muỗi truyền, 11 quốc gia có sự lây truyền từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định việc lây truyền của virus Zika mặc dù có chiều hướng chậm lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt ở những nơi có véctơ truyền bệnh.
Virus Zika lây sang người chủ yếu khi bị muỗi Aedes aegypti đốt và cũng có thể lây qua đường tình dục. Người nhiễm virus Zika có những triệu chứng phổ biến nhất là sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban. Những triệu chứng này nhẹ hơn so với sốt xuất huyết hoặc sốt phát ban. Đây là loại virus nguy hiểm, nhất là với phụ nữ mang thai vì có khả năng gây ra dị tật đầu nhỏ ở thai nhi, đồng thời cũng có thể tấn công các tế bào não ở người lớn. Nhưng phụ nữ mang thai nhiễm virus Zika có thể sinh ra con mang dị tật đầu nhỏ - một khiếm khuyết đặc trưng của não nhỏ bất thường và kém phát triển, hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Hiện các nhà khoa học chưa bào chế được vaccine phòng chống virus Zika hay thuốc đặc trị.
Vi rút zika hoành hành ở các nước trong khu vực
Ngày 27-8 vừa qua, Singapore đã công bố ca nhiễm virus Zika trong nước đầu tiên. Đến ngày 03-9, giới chức Singapore xác nhận thêm 26 ca nhiễm virus Zika mới, nâng tổng số ca nhiễm tại đảo quốc này lên 215 trường hợp. Bộ Y tế và Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore cho biết trong số 26 trường hợp mới nhiễm, 24 trường hợp có liên quan đến "ổ dịch" ở quận Aljunied (An-giun-nít) , nơi ca nhiễm trong nước đầu tiên được ghi nhận. Chưa xác định được sự liên quan của 2 ca còn lại.
Cùng ngày, các nhà khoa học Singapore thông báo đã hoàn thành giải mã gen loại virus Zika đang lây lan ở nước này. Theo đó, phân tích virus từ 2 bệnh nhân cho thấy virus này thuộc chủng châu Á và có khả năng đã tiến hóa từ chủng virus Zika vốn tồn tại ở Đông Nam Á chứ không phải lây truyền từ Nam Mỹ.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Singapore, trong số các trường hợp nhiễm virus tại nước này có 11 người Malaysia, bao gồm 10 người sống và làm việc tại Singapore, 1 người làm việc ở Singapore nhưng sống ở bang Johor, Malaysia.
Bộ Y tế Malaysia ngày 03-9 khẳng định nam bệnh nhân 61 tuổi ở bang Sabah đã nhiễm vi rút Zika trong nước. Bộ Y tế Malaysia cho biết bộ này đang tìm hiểu kỹ hơn về quá trình di chuyển của bệnh nhân, song cho đến nay có thể khẳng định bệnh nhân này bị lây nhiễm vi rút Zika ở trong nước vì trong thời gian qua bệnh nhân này không đi ra nước ngoài.
Bệnh nhân trên bị sốt từ ngày 27-8 và được kiểm tra y tế ban đầu tại trạm xá Luyang ngày 30-8, sau đó được điều trị tại bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth 2 khi xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau cơ và tiêu chảy. Bộ Y tế Malaysia ngay lập tức đã tiến hành các biện pháp kiểm soát khu vực bệnh nhân sinh sống và những nơi bệnh nhân đã tới trong thời gian qua, bao gồm diệt muỗi Aedes và xịt thuốc khử trùng. Những người tiếp xúc với bệnh nhận gần đây cũng được theo dõi để xem họ có những triệu chứng nhiễm vi rút Zika hay không.
Trước đó, ngày 01-9, Malaysia đã xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika ở nước ngoài là một phụ nữ 58 tuổi đã đến Singapore.
Ngày 02-9, Thái Lan cho biết nước này đã ghi nhận thêm hai ca nhiễm virus Zika tại tỉnh Chiang Mai (Chiềng Mai), miền Bắc Thái Lan, sau khi 7 trường hợp bị nhiễm virus trên đã bình phục.
Tỉnh trưởng Chiang Mai Pawin Chamniprasart (Pa-uyn Cham-ni-pra-xát) xác nhận hai phụ nữ, ở độ tuổi 18 và 74, sống ở huyện San Sai (Xan Xai), đã bị chẩn đoán nhiễm Zika. Đợt bùng phát virus Zika trước đó cũng được phát hiện tại cùng huyện này.
Trong khi đó, truyền thông địa phương đưa tin gần đây một bé gái 9 tuổi đã tử vong tại miền Bắc Thái Lan, nâng tổng số người tử vong do Zika lên 3 người ở nước này. Trong năm nay, số ca nhiễm Zika được phát hiện tại Thái Lan tăng đáng kể so với những năm gần đây. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Thái Lan cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng cộng 97 người bị nhiễm loại virus này tại 10 tỉnh khắp cả nước. Từ năm 2012-2015, trung bình mỗi năm có 5 người bị nhiễm virus Zika.
Chủ động ứng phó với vi rút zika
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Bộ Y tế vừa tổ chức cuộc họp trực tuyến tại 4 điểm cầu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Khánh Hòa nhằm tăng cường giám sát phát hiện sớm trường hợp nhiễm virus Zika tại các điểm có nguy cơ cao.
Để tăng cường giám sát bệnh do virus Zika, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch tăng cường giám sát sử dụng Test Trioplex cùng lúc có thể phát hiện 3 tác nhân gây bệnh gồm: virus Zika, sốt xuất huyết Dengue, sốt Chikungunya. Test Trioplex được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) hỗ trợ.
Tại buổi họp trực tuyến, các đại biểu tại 4 điểm cầu đã tập trung thảo luận, thống nhất cần tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ Zika, đưa ra các tiêu chí lấy mẫu xét nghiệm để tránh bỏ sót nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm Zika nếu có; sử dụng kỹ thuật xét nghiệm mới cùng lúc phát hiện 3 tác nhân gây bệnh để có thể tổ chức phòng chống bệnh kịp thời.
Các đại biểu cùng thống nhất về tiêu chí chọn mẫu, địa điểm triển khai giám sát trọng điểm căn cứ trên tình hình thực tiễn của các địa phương. Kế hoạch triển khai giám sát sẽ mở rộng ra các phòng khám ngoại trú, nơi bệnh nhân thường có biểu hiện các triệu chứng nhẹ tới khám để lấy được đúng đối tượng giám sát, hạn chế việc bỏ sót đối tượng.
Quy trình chọn mẫu, thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm... được thực hiện theo quyết định của Bộ Y tế về “Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh do virus Zika.”
Đại diện Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) đánh giá cao sự đáp ứng nhanh nhạy của Việt Nam trước nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh do virus Zika và nỗ lực giảm sự lây lan của dịch sốt xuất huyết, phòng chống sốt Chikungunya. Việc sẵn sàng ứng phó dịch bệnh, lường trước các tình huống khẩn cấp, đề rõ các tiêu chí giám sát hiệu quả một cách cụ thể là cách tốt nhất để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh.
Trung tâm sẵn sàng hỗ trợ hệ thống giám sát của Việt Nam, cung cấp test kit, sinh phẩm, dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm... cho các điểm giám sát thông qua hệ thống các Viện Vệ sinh dịch tễ/Viện Pasteur tại Việt Nam.
Phó giáo sư-tiến sỹ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các Viện cần xây dựng kế hoạch tăng cường giám sát sử dụng Test Trioplex chi tiết để triển khai sớm ngay đầu tháng 9-2016. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương sẽ tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế nhằm thống nhất quy trình xét nghiệm, chọn mẫu giám sát trên toàn quốc./.
Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 9 Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á  (04/09/2016)
Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ hơn  (04/09/2016)
Hội nghị hòa bình Myanmar - Điểm khởi đầu của một hành trình mới  (04/09/2016)
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran tổ chức tiệc chiêu đãi mừng Quốc khánh  (04/09/2016)
Việt Nam lên án mạnh mẽ những kẻ gây ra vụ nổ bom tại Philippines  (04/09/2016)
Việt Nam triển khai Dự án Kỷ niệm 5 năm đối tác chiến lược Việt-Đức  (04/09/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên