Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ hơn
Tích cực triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025
Ngày 31-12-2015, việc hình thành Cộng đồng ASEAN đã đi vào lịch sử, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình liên kết khu vực.
Đến nay ASEAN đã đạt nhiều tiến triển tích cực trong triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể trên cả ba trụ cột Cộng đồng.
Về chính trị-an ninh, 140/290 dòng hành động đang được triển khai ở mức độ khác nhau, trong đó tiêu biểu gồm lập đường dây nóng giữa các cơ quan quốc phòng ASEAN, khai trương Trung tâm Quân y ASEAN; soạn thảo Kế hoạch hành động ASEAN về chống tội phạm xuyên quốc gia; thông qua các Tuyên bố về Tăng cường hợp tác giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và Quản lý tội phạm di chuyển xuyên biên giới trong khuôn khổ Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Trong trụ cột kinh tế, 530/611 dòng hành động đang được thực hiện, trong đó ASEAN đã lập Kế hoạch công tác các ngành về thương mại hàng hóa, dịch vụ, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ, thống kê thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu, hội nhập tài chính và đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động chiến lược tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025.
Về văn hóa, xã hội, ASEAN đang triển khai đồng thời nhiều hoạt động trong tổng số 109 dòng hành động trên nhiều lĩnh vực giáo dục, thanh niên, thể thao, văn hóa... Để bổ trợ cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ,tích cực thúc đẩy các nỗ lực và kết nối thu hẹp khoảng cách phát triển, trong đó có việc hoàn tất và sẽ trình các Lãnh đạo thông qua Chương trình công tác giai đoạn 3 của Sáng kiến Liên kết ASEAN về thu hẹp khoảng cách phát triển gồm năm lĩnh vực ưu tiên (lương thực và nông nghiệp; thuận lợi hóa thương mại; doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; giáo dục, y tế và phúc lợi) và Kế hoạch tổng thể kết nối 2025 tập trung vào năm lĩnh vực chiến lược (cơ sở hạ tầng bền vững; sáng tạo số; chuỗi cung ứng không gián đoạn; tối ưu hóa hoạch định và thực thi chính sách; di chuyển thể nhân).
Ngoài ra, ASEAN tiếp tục thực hiện các khuyến nghị về cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng tới kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN vào năm 2017.
Từ góc độ quốc gia, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào thành công chung của ASEAN, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách, tạo dấu ấn hình ảnh một thành viên có uy tín, chủ động, năng động và trách nhiệm trong ngôi nhà chung Cộng đồng ASEAN.
Để hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm đó, phấn đấu cùng các nước thành viên xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết và thống nhất; tích cực triển khai và lồng ghép Tầm nhìn ASEAN vào các chương trình hành động cụ thể của các bộ, ban, ngành, địa phương cả nước về hội nhập quốc tế. Trong đó, đầu tư thích đáng về nguồn lực và thúc đẩy hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để Cộng đồng ASEAN ngày càng gắn bó, gần gũi với mỗi người dân và doanh nghiệp.
Đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác
Năm 2016, quan hệ hợp tác của ASEAN với các đối tác đối thoại tiếp tục được đẩy mạnh và đạt những kết quả cụ thể thông qua việc triển khai hiệu quả các Chương trình hành động giai đoạn 2016-2020. Nổi bật là tổ chức thành công Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, Cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ ASEAN-Nga, Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc.
Đến nay, đã có 86 đối tác cử Đại sứ tại ASEAN và 50 Ủy ban ASEAN tại các nước trên thế giới. Mới đây, ASEAN đã chấp thuận đề nghị tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) của Chile, Iran, Ai Cập và Maroc, trao Quy chế Đối tác theo Lĩnh vực cho Thụy Sĩ, Đối tác Phát triển cho Đức và đang tiếp tục xem xét nhiều đề nghị khác.
Việc nhiều đối tác hiện có mong muốn mở rộng, làm sâu sắc hơn nữa hợp tác với ASEAN và nhiều quốc gia ngoài khu vực bày tỏ nguyện vọng thiết lập quan hệ với ASEAN cho thấy ASEAN đã khẳng định được vai trò, vị thế vượt lên trên tầm khu vực.
Các đối tác coi trọng và tăng cường hợp tác nhiều mặt với ASEAN, hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29, sẽ tiếp tục khẳng định uy tín và sứ mệnh đặc biệt của ASEAN trong việc tạo lập sân chơi và luật chơi chung cho các đối tác cả trong và ngoài khu vực.
Tăng cường liên kết ASEAN
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và các Cấp cao liên quan có sự tham dự của Lãnh đạo 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Australia, New Zealand và Tổng Thư ký Liên hợp quốc.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 dự kiến có 11 Hội nghị chính thức gồm Hội nghị Cấp cao ASEAN 28; Hội nghị Cấp cao ASEAN 29; Hội nghị Cấp cao ASEAN+3; Hội nghị Cấp cao Đông Á; 7 Cấp cao ASEAN +1 với 7 đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia và Liên hợp quốc). Dịp này cũng sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao Mekong-Nhật Bản lần thứ 8.
Theo dự kiến, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 có tổng số 57 văn kiện, trong đó các Lãnh đạo sẽ ký một văn kiện, thông qua 19 văn kiện và ghi nhận 27 văn kiện khác, Lào sẽ ban hành 10 Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị.
Với chủ đề “Đưa Tầm nhìn thành hiện thực vì một Cộng đồng ASEAN năng động,” các Hội nghị Cấp cao lần này là dịp Cấp cao duy nhất trong năm để Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác trao đổi sau khi Cộng đồng ASEAN chính thức hình thành ngày 31-12-2015.
Tại Hội nghị, Lãnh đạo các nước sẽ tập trung bàn phương hướng, biện pháp tăng cường liên kết ASEAN, củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và các đối tác, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế.
Phát huy vai trò chủ động, tích cực và có trách nhiệm, đóng “vai trò nòng cốt” trong một số vấn đề lớn của ASEAN, Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này nhằm góp phần thúc đẩy ASEAN liên kết chặt chẽ hơn, hoạt động hiệu quả hơn, củng cố đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, đẩy mạnh quan hệ toàn diện và thực chất giữa ASEAN với các đối tác đối thoại./.
Hội nghị hòa bình Myanmar - Điểm khởi đầu của một hành trình mới  (04/09/2016)
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran tổ chức tiệc chiêu đãi mừng Quốc khánh  (04/09/2016)
Việt Nam lên án mạnh mẽ những kẻ gây ra vụ nổ bom tại Philippines  (04/09/2016)
Việt Nam triển khai Dự án Kỷ niệm 5 năm đối tác chiến lược Việt-Đức  (04/09/2016)
Giảm tỷ lệ hộ nghèo 1% - 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020  (04/09/2016)
Hiệp định thương mại tự do EAEU-Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10  (04/09/2016)
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm