Mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên cả nước
22:21, ngày 12-08-2016
Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền phổ biến pháp luật (Cục Cảnh sát Giao thông) cho biết, nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn cho các hoạt động kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9 và đi lại an toàn của nhân dân, từ ngày 16-8, Cục Cảnh sát Giao thông mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
Cụ thể, đợt cao điểm trên tuyến đường bộ và đường sắt sẽ triển khai trong 1 tháng, từ 16- 8 đến hết ngày 15-9 ; trên tuyến đường thủy nội địa là 2 tháng, từ ngày 16-8 đến hết ngày 15-10 .
Trong cao điểm, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đối với xe khách; giúp người dân đi lại an toàn, thông suốt trong dịp nghỉ Quốc khánh 2-9.
Đồng thời, lực lượng cảnh sát giao thông cũng tiến hành đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông.
Với mục đích thực hiện hiệu quả, góp phần làm chuyển biến rõ rệt tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông trọng điểm, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Trong đó, tuyến đường bộ sẽ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi lái xe sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; điều khiển xe chạy quá tốc độ; lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; xe khách dừng, đỗ, đón trả khách không đúng quy định; chở quá số người quy định; xe tải chở quá trọng tải; đi không đúng phần đường, làn đường; không có giấy phép lái xe, hoặc giấy phép lái xe không đúng quy định; không chấp hành hiệu lệnh, tín hiệu giao thông; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng quy cách.
Trọng tâm là các thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương có nhiều khách du lịch đến tham quan, vui chơi, các tuyến giao thông trọng điểm như các quốc lộ 1A, 5, 10, 18, 20, 51 và các tuyến đường bộ cao tốc.
Tuyến đường sắt, lực lượng cảnh sát giao thông đường sắt phối hợp với các lực lượng chức năng ngành đường sắt và Công an địa phương tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn giao thông ở khu vực đường ngang qua đường sắt, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa các vụ tai nạn giao thông giữa tàu hỏa với phương tiện đường bộ, tập trung đấu tranh đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm hoạt động trên đường sắt, nhất là tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, vũ khí, pháo, vật liệu nổ.... Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống ở gần các ga xe lửa, hành lang đường sắt chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
Trên đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy tăng cường lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn đường thủy trọng điểm, phức tạp; tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy, như vi phạm các quy định đăng ký, đăng kiểm, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; quy định về vận tải đường thủy; quy định về bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy; khai thác khoáng sản (cát, sỏi....) trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại; vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, vận chuyển pháo nổ, chất nổ.
Tập trung kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến thủy, phương tiện chở khách, nhất là đối với tàu cao tốc, tàu cánh ngầm, phương tiện chở khách ngang sông, phương tiện chở khách du lịch, nhà hàng nổi, kết cấu nổi, phục vụ vui chơi giải trí, các thuyền, đò chở khách ngang sông...
Tại địa bàn công cộng, nơi diễn ra các sự kiện chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, lực lượng cảnh sát giao thông chủ động phối hợp với công an, chính quyền địa phương có kế hoạch, phương án cụ thể bố trí lực lượng phân luồng, điều hòa giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông và các tình huống phức tạp khác; đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng cho cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ.
Tại bốn thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Cục Cảnh sát Giao thông phối hợp với Công an thành phố tập trung kiểm soát việc uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông ngay tại khu vực gần các nhà hàng, quán rượu bia vào các giờ cao điểm từ 11 giờ đến 14 giờ, từ 16 giờ đến 21 giờ hằng ngày, xử lý mạnh các đối tượng vi phạm theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Áp dụng các biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp chống đối lực lượng thực thi công vụ theo quy định của pháp luật./.
Trong cao điểm, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ huy động tối đa lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng đối với xe khách; giúp người dân đi lại an toàn, thông suốt trong dịp nghỉ Quốc khánh 2-9.
Đồng thời, lực lượng cảnh sát giao thông cũng tiến hành đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông.
Với mục đích thực hiện hiệu quả, góp phần làm chuyển biến rõ rệt tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự xã hội trên các tuyến giao thông trọng điểm, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Trong đó, tuyến đường bộ sẽ tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi lái xe sử dụng rượu, bia quá nồng độ cồn quy định; điều khiển xe chạy quá tốc độ; lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép; xe khách dừng, đỗ, đón trả khách không đúng quy định; chở quá số người quy định; xe tải chở quá trọng tải; đi không đúng phần đường, làn đường; không có giấy phép lái xe, hoặc giấy phép lái xe không đúng quy định; không chấp hành hiệu lệnh, tín hiệu giao thông; người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm cài quai không đúng quy cách.
Trọng tâm là các thành phố trực thuộc Trung ương, các địa phương có nhiều khách du lịch đến tham quan, vui chơi, các tuyến giao thông trọng điểm như các quốc lộ 1A, 5, 10, 18, 20, 51 và các tuyến đường bộ cao tốc.
Tuyến đường sắt, lực lượng cảnh sát giao thông đường sắt phối hợp với các lực lượng chức năng ngành đường sắt và Công an địa phương tổ chức kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn giao thông ở khu vực đường ngang qua đường sắt, kiến nghị các giải pháp phòng ngừa các vụ tai nạn giao thông giữa tàu hỏa với phương tiện đường bộ, tập trung đấu tranh đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm hoạt động trên đường sắt, nhất là tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, vũ khí, pháo, vật liệu nổ.... Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân sinh sống ở gần các ga xe lửa, hành lang đường sắt chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
Trên đường thủy nội địa, Cảnh sát đường thủy tăng cường lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra, kiểm soát các tuyến, địa bàn đường thủy trọng điểm, phức tạp; tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy, như vi phạm các quy định đăng ký, đăng kiểm, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; quy định về vận tải đường thủy; quy định về bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy; khai thác khoáng sản (cát, sỏi....) trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại; vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, vận chuyển pháo nổ, chất nổ.
Tập trung kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến thủy, phương tiện chở khách, nhất là đối với tàu cao tốc, tàu cánh ngầm, phương tiện chở khách ngang sông, phương tiện chở khách du lịch, nhà hàng nổi, kết cấu nổi, phục vụ vui chơi giải trí, các thuyền, đò chở khách ngang sông...
Tại địa bàn công cộng, nơi diễn ra các sự kiện chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2-9, lực lượng cảnh sát giao thông chủ động phối hợp với công an, chính quyền địa phương có kế hoạch, phương án cụ thể bố trí lực lượng phân luồng, điều hòa giao thông, không để xảy ra ùn tắc giao thông và các tình huống phức tạp khác; đồng thời kiên quyết xử lý các hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ; bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng cho cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ.
Tại bốn thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, Cục Cảnh sát Giao thông phối hợp với Công an thành phố tập trung kiểm soát việc uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông ngay tại khu vực gần các nhà hàng, quán rượu bia vào các giờ cao điểm từ 11 giờ đến 14 giờ, từ 16 giờ đến 21 giờ hằng ngày, xử lý mạnh các đối tượng vi phạm theo quy định của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Áp dụng các biện pháp mạnh để xử lý các trường hợp chống đối lực lượng thực thi công vụ theo quy định của pháp luật./.
Hậu Giang: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chủ lực từ góc nhìn so sánh và tiếp cận theo vùng  (12/08/2016)
Hậu Giang: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chủ lực từ góc nhìn so sánh và tiếp cận theo vùng  (12/08/2016)
Hậu Giang: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chủ lực từ góc nhìn so sánh và tiếp cận theo vùng  (12/08/2016)
Đổi mới công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (12/08/2016)
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp đoàn người có công tỉnh Đắk Nông  (11/08/2016)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm chính thức Vương quốc Thái Lan  (11/08/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên