Cảnh báo về tình trạng “nô lệ hiện đại” toàn cầu
Dựa vào các số liệu đánh giá tình trạng buôn người, luật quốc gia có liên quan tới sử dụng lao động và tình trạng thi hành luật của 198 quốc gia trên thế giới, công ty chuyên phân tích rủi ro Verisk Maplecroft (Anh) cho biết 115 quốc gia trong số này có nguy cơ cao hoặc rất cao lạm dụng lao động như những “nô lệ thời hiện đại”.
“Nô lệ thời hiện đại” là khái niệm đề cập tới tình trạng buôn người, lao động cưỡng bức, nô lệ vì nợ nần, mại dâm, hôn nhân cưỡng bức và một số hình thức khai thác lao động kiểu nô lệ khác. Chỉ số mới do công ty Verisk Maplecroft công bố nhằm giúp các doanh nghiệp nhận biết những quốc gia có nguy cơ cao về lạm dụng lao động. Nhìn chung, các quốc gia đều có hệ thống luật pháp khá ổn hoặc rất tốt để điều chỉnh vấn đề này tuy nhiên cách mà mỗi quốc gia thi hành những luật này là điều dẫn tới sự khác biệt trong hiệu quả thực hiện và cấp độ rủi ro.
Cũng theo báo cáo này, một số quốc gia ở châu Phi, như Nam Sudan, Sudan và Cộng hòa Congo được xếp vào mục các quốc gia có nguy cơ cao nhất, trong khi một số quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc được đánh giá ở mức độ nguy cơ rất cao. Liên minh châu Âu (EU) là khu vực có nguy cơ lạm dụng sức lao động ở mức trung bình, trong đó 4 quốc gia Anh, Đức, Đan Mạch và Phần Lan là 4 quốc gia duy nhất có mức độ nguy cơ ở cấp thấp thấp.
Trong vài năm trở lại đây, đề tài này ngày càng thu hút sự quan tâm của dư luận đặc biệt trong các ngành, nghề, như đánh bắt cá, khai thác mỏ và dệt may. Trước đó, báo cáo “Chỉ số nô lệ toàn cầu” do tổ chức nhân quyền Walk Free (Australia) công bố hồi tháng 6 cũng đã chỉ ra gần 46 triệu người trên toàn thế giới đang sống và làm việc trong tình trạng bị lạm dụng như những “nô lệ thời hiện đại”, bị cưỡng ép lao động trong các nhà máy, hầm mỏ và trang trại hay bị đưa vào các tụ điểm mại dâm, buộc phải lao động như nô lệ vì nợ nần hoặc sinh ra trong cảnh nô lệ./.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức thanh niên Công an nhân dân  (11/08/2016)
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức thanh niên Công an nhân dân  (11/08/2016)
Bảo hiểm tiền gửi phải tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng  (10/08/2016)
Trung Quốc sẵn sàng theo đuổi các kênh tiếp xúc với Philippines  (10/08/2016)
Đến năm 2025, 100% dân cư được cấp nước sạch  (10/08/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên