Việt Nam luôn ủng hộ loại bỏ vũ khí hóa học trên toàn cầu
23:29, ngày 04-12-2013
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang dẫn đầu gồm đại diện Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), Vụ Nội chính (Văn phòng Chính phủ) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tham dự Hội nghị Quốc gia thành viên lần thứ 18 của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) tổ chức tại Den Hague, Hà Lan ngày 02-12-2013.
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Lê Dương Quang nhấn mạnh: Là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của hòa bình và luôn ủng hộ việc loại bỏ vũ khí hàng loạt nói chung và vũ khí hóa học nói riêng trên quy mô toàn cầu.
Cục Hóa chất, Bộ Công Thương với vai trò là đầu mối cơ quan quốc gia thực hiện Công ước vũ khí hóa học đã thực hiện tốt việc điều phối các hoạt động của Việt Nam với OPCW như: tổ chức cho đoàn thanh sát của OPCW thực hiện thanh sát tại Việt Nam; tham gia các khóa đào tạo của OPCW; hoàn thành việc sửa đổi Nghị định về quản lý tiền chất vũ khí hóa học, thực hiện tốt các nghĩa vụ về khai báo của quốc gia thành viên.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã chúc mừng Tổ chức OPCW được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình cho những hoạt động xuất sắc từ năm 1997 đến nay nhằm thực hiện Công ước vũ khí hóa học với mục tiêu quan trọng nhất là phá hủy vũ khí hóa học trên toàn cầu.
Năm 2013, với việc Somalia và Syria gia nhập OPCW, tổ chức này đã có 190 quốc gia thành viên chiếm tới 98% dân số toàn cầu. Việc loại bỏ kho vũ khí hóa học của Syria vào năm 2014 sẽ là thách thức lớn nhất trong suốt 16 năm tồn tại của OPCW.
Hội đồng điều hành của OPCW và Tổ chức An ninh của Liên hợp quốc đã có những quyết định quan trọng liên quan đến điều kiện và thời gian phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria./.
Cục Hóa chất, Bộ Công Thương với vai trò là đầu mối cơ quan quốc gia thực hiện Công ước vũ khí hóa học đã thực hiện tốt việc điều phối các hoạt động của Việt Nam với OPCW như: tổ chức cho đoàn thanh sát của OPCW thực hiện thanh sát tại Việt Nam; tham gia các khóa đào tạo của OPCW; hoàn thành việc sửa đổi Nghị định về quản lý tiền chất vũ khí hóa học, thực hiện tốt các nghĩa vụ về khai báo của quốc gia thành viên.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Dương Quang đã chúc mừng Tổ chức OPCW được nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình cho những hoạt động xuất sắc từ năm 1997 đến nay nhằm thực hiện Công ước vũ khí hóa học với mục tiêu quan trọng nhất là phá hủy vũ khí hóa học trên toàn cầu.
Năm 2013, với việc Somalia và Syria gia nhập OPCW, tổ chức này đã có 190 quốc gia thành viên chiếm tới 98% dân số toàn cầu. Việc loại bỏ kho vũ khí hóa học của Syria vào năm 2014 sẽ là thách thức lớn nhất trong suốt 16 năm tồn tại của OPCW.
Hội đồng điều hành của OPCW và Tổ chức An ninh của Liên hợp quốc đã có những quyết định quan trọng liên quan đến điều kiện và thời gian phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria./.
Hội nghị Khoa học Công an lần thứ hai  (04/12/2013)
Thủ tướng Hun Sen tiếp Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (03/12/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri  (03/12/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên