Các doanh nghiệp Khối Doanh nghiệp Trung ương với công tác xóa đói, giảm nghèo
Các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng nhà nước thuộc Khối Doanh nghiệp Trung ương là các doanh nghiệp có vị trí chủ chốt trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế; bảo đảm cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nền kinh tế và đời sống nhân dân, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
Vừa kinh doanh, vừa thực hiện chính sách xã hội
Cùng với những nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, các tập đoàn, tổng công ty trong Khối đã thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Tính đến hết năm 2012, các doanh nghiệp trong Khối đã thực hiện hỗ trợ 1.926,684 tỷ đồng cho 54 huyện nghèo trên cả nước. Dẫn đầu trong các hoạt động này là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Tổng công ty Xi măng Việt Nam. 61.811 nhà ở cho đồng bào đã được cải tạo, sửa chữa, xây mới; 10 trung tâm dạy nghề được khánh thành và đưa vào sử dụng, 1.716 học sinh là con em các dân tộc thiểu số được hỗ trợ để theo học các khóa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề; hơn 10.000 lao động nghèo được đào tạo và tạo việc làm tại chỗ.
Nỗ lực của các tập đoàn, tổng công ty còn góp phần xây dựng cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a, ngày 27-12-2008 của Chính phủ: 12 bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế cấp huyện; 70 trạm xá cấp xã, phòng khám với 12 xe cứu thương được trang bị hiện đại và các trang thiết bị cho ngành y tế; trên 12.000 hộ dân được thăm, khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí; trên 100 hạng mục công trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi và các công trình phục vụ dân sinh, nhà văn hóa, chợ, hồ chứa nước sinh hoạt đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, nhiều tỷ đồng cho công tác truyền thông, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình để nâng cao chất lượng dân số của các huỵên nghèo cũng được các doanh nghiệp trong Khối hỗ trợ thường xuyên trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp trong khối đã chi 2.124 tỷ đồng để thực hiện các chương trình, dự án an sinh xã hội. Công tác này liên tục được điều chỉnh để mở rộng đối tượng nhận hỗ trợ, tài trợ; ưu tiên cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; mở rộng địa bàn đến các vùng sâu, vùng xa, vùng có vị trí trọng điểm về an ninh quốc phòng, đa dạng hóa hình thức và nội dung tài trợ; tài trợ trực tiếp đến đúng đối tượng, đúng mục đích để phát huy tối đa hiệu quả.
Để hỗ trợ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả bão lụt vừa qua, các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng trong Khối đã ủng hộ số tiền trên 24 tỷ đồng cùng các phương tiện phục vụ sinh hoạt thiết yếu khác ngay trong những ngày đầu tiên quyên góp.
Những nỗ lực của các doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận. Các doanh nghiệp trong Khối được tặng 3 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 4 bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã tặng 11 cờ, 17 bằng khen cho các doanh nghiệp do thành tích thực hiện tốt Nghị quyết 30a, ngày 27-12-2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
Ngân hàng đặc biệt
Là doanh nghiệp nhà nước đặc thù, Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương, tiền thân là Ngân hàng Phục vụ người nghèo được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội theo nguyên tắc phi lợi nhuận, nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có việc làm, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống và thoát nghèo.
Tính đến 31-12-2012, tổng dư nợ Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương đạt 8.996 tỷ đồng cho 480.488 khách hàng, trong đó một số chương trình tín dụng có số dư nợ cao như: chương trình cho vay hộ nghèo 5.247 tỷ đồng, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 1.722 tỷ đồng, cho vay học sinh, sinh viên 651 tỷ đồng, cho vay giải quyết việc làm 196 tỷ đồng...
Dù kinh tế trong nước thời gian qua gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ vẫn tạo điều kiện để các hộ nghèo và cận nghèo vươn lên thoát nghèo. Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg, ngày 23-02-2013 về tín dụng với hộ cận nghèo; Quyết định số 1826/QĐ-TTg, ngày 09-10-2013 về điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với một số chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương. Hiện nay, lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ cận nghèo là 9,36%/năm (0,78%/tháng); lãi suất cho vay đối với chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn và chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn là 9,6%/năm (0,8%/tháng). Những chính sách ưu đãi này của Chính phủ cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, 94,5% tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương chủ yếu dành cho 7 chương trình: cho vay hộ nghèo; cho vay học sinh, sinh viên; cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay xây dựng hệ thống nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; cho vay giải quyết việc làm; cho vay hộ cận nghèo và cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; trong đó, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho 63 huyện nghèo trong cả nước.
Tương thân tương ái để đoàn kết, để kết nối sức mạnh của dân tộc, của cộng đồng, để tiến tới văn minh. Làm tốt công tác an sinh xã hội vừa để phát triển bền vững, vừa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như lời dặn của Bác Hồ: Hãy thương yêu nhau và cùng nhau đoàn kết! Đó luôn luôn là tâm niệm, tình cảm, trách nhiệm của lãnh đạo cũng như cán bộ, công nhân viên các doanh nghiệp Khối trong thực hiện các nhiệm vụ xã hội./.
Thủ tướng Hun Sen tiếp Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (03/12/2013)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tiếp xúc cử tri  (03/12/2013)
Công bố quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020  (03/12/2013)
Hà Nội thông qua Nghị quyết về kinh tế - xã hội năm 2014  (03/12/2013)
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm chính thức Canada  (03/12/2013)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên