Văn phòng Chính phủ: Họp báo thường kỳ tháng 11-2013
Đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành tham dự phiên họp báo.
Thông cáo báo chí về một số nội dung của phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2013 cho biết: Phiên họp Chính phủ được tiến hành ngay sau khi Quốc hội khóa XIII kết thúc thành công chương trình làm việc của kỳ họp thứ 6. Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận và quyết định nhiều nội dung quan trọng.
Về kinh tế - xã hội, Chính phủ thảo luận và thống nhất đánh giá: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2013 có những chuyển biến, đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,34%; 11 tháng tăng 5,5%, là mức tăng thấp trong 10 năm qua. Dự báo CPI năm 2013 có khả năng thấp hơn năm 2012 (6,81%).
Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt trên 121 tỷ USD, tăng 16,2%; nhập khẩu ước đạt 121,12 tỷ USD tăng 16,5% so với cùng kỳ. Nhập siêu 11 tháng khoảng 96 triệu USD (0,08% tổng kim ngạch xuất khẩu).
Vốn FDI đăng ký đạt gần 21 tỷ USD, tăng 54,2%; thực hiện đạt gần 10,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ. Giải ngân ODA đạt gần 4,04 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 85,6% dự toán, tăng 10%; Chi ngân sách nhà nước đạt 88,6% dự toán, tăng 10% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều khó khăn. Lạm phát vẫn tiềm ẩn rủi ro tăng trở lại; nợ xấu còn cao và xử lý còn chậm; dư nợ tín dụng tăng chậm so với kế hoạch. Hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn. Thiên tai, bão lũ liên tiếp vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tổng thiệt hại do bão lũ lên đến 28 nghìn tỷ đồng. Tình hình tai nạn giao thông (số người chết tăng 0,7%), cháy nổ và các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp.
Trong tháng 12-2013 và đầu năm 2014, Chính phủ sẽ chỉ đạo các ngành, các cấp phát huy kết quả đạt được, tập trung khắc phục khó khăn, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đã đề ra; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2013 và chuẩn bị tốt việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014.
Quang cảnh buổi họp báo
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh một số nội dung chính của phiên họp Chính phủ và trả lời câu hỏi của các nhà báo.
Bộ trưởng cho biết, tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ tập trung bàn sâu vào vấn đề thứ nhất là làm sao tập trung thúc đẩy xây dựng cơ bản trong mùa khô hiện nay. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thống nhất tập trung huy động các nguồn vốn, trong đó có trái phiếu triển khai nhanh và vốn ODA, để có nguồn vốn thực hiện.
Thứ hai là vấn đề thu ngân sách. Đến hiện tại, với chỉ đạo quyết liệt của các ngành chức năng, các cấp thì Bộ Tài chính báo cáo có khả năng hoàn thành kế hoạch thu ngân sách. Tuy nhiên, cùng với thu đúng, thu đủ là chống thất thu một cách quyết liệt. Cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính sẵn sàng vào cuộc, đảm bảo thu đúng, thu đủ. Trong chi thì phải tiết kiệm triệt để.
Thứ ba, về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị quyết Trung ương 7, khóa X. Chính phủ cho rằng lo cho nông dân là lo một cách toàn diện nhưng đặc biệt chú ý đến người nghèo, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa. Đối với nông nghiệp, chúng ta đã đạt được rất nhiều thành tựu, đóng góp cho nền kinh tế, nhưng cái đáng lo nhất là vấn đề khoa học kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Xây dựng nông thôn mới đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng cũng có những khó khăn, trong đó phải rà soát, kiểm tra, điều chỉnh những tiêu chí chưa phù hợp và chưa khả thi.
Vấn đề thủy điện cũng được bàn rất nhiều. Tiềm năng thủy điện của chúng ta cần được khai thác. Nhưng khi thực hiện khai thác tiềm năng thủy điện phải không gây thiệt hại, không để xảy ra những mặt trái. Vấn đề này thuộc trách nhiệm nhiều bộ, ngành. Cho nên cần hết sức khách quan và nhìn từ hai phía để thông tin cho nhân dân hiểu, giám sát những việc làm trong phạm vi này.
Vấn đề thứ năm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm trong chỉ đạo là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, các bộ, ngành. Thủ tướng Chính phủ giao rà soát, xem xét, đối chiếu, không để tồn đọng văn bản, bởi vì khi luật ra mà thiếu văn bản hướng dẫn thì không chỉ làm chậm về thời gian mà còn để lại suy nghĩ không hay.
Vấn đề thứ sáu là rà soát lại việc phân cấp, rạch ròi trách nhiệm từng bộ, ngành, từng cấp, không để tình trạng có việc xảy ra không biết trách nhiệm thuộc về ai. Quan trọng khi phân cấp là sự phối hợp, phải có người chủ trì, chịu trách nhiệm. Trên thực tế, có nhiều lĩnh vực rất khó rạch ròi trách nhiệm mà đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối hợp.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên và lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời câu hỏi của các nhà báo về hỗ trợ tín dụng cho nông dân miền Trung sau bão; công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán; công tác cung cấp thông tin báo chí;…/.
Kỷ niệm 111 năm ngày sinh nhà yêu nước Nguyễn Thái Học  (02/12/2013)
2014: Các mức viện trợ dành cho Việt Nam sẽ không giảm  (02/12/2013)
TPP mở ra cơ hội hợp tác cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ  (02/12/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Belarus  (02/12/2013)
ASEAN - Điểm đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản  (02/12/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh và New South Wales hợp tác đào tạo nghề  (02/12/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển