2014: Các mức viện trợ dành cho Việt Nam sẽ không giảm
Sáng 2-12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các đối tác phát triển kinh tế của Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo nhằm giới thiệu Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) với định hướng chung là “Xây dựng quan hệ đối tác mới: hướng tới tăng trưởng bền vững, cạnh tranh và toàn diện”.
Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Diễn đàn VDPF sẽ thay thế cho Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) trong bối cảnh nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình thấp.
“Việt Nam đã từ nước chậm phát triển trở thành một nước có thu nhập trung bình. Tự đứng trên đôi chân của mình để hoạch định chính sách phát triển, vấn đề tư vấn về chính sách phát triển trong giai đoạn mới là cực kỳ quan trọng,” ông Vinh nói.
Thay vì tập trung vào các khoản cam kết ODA như các hội nghị CG trước đây, diễn đàn VDPF lần này sẽ chuyển trọng tâm sang đối thoại chính sách, định hướng hoạt động và thực hiện chính sách hiệu quả hơn.
Trên cơ sở tiếp nối chức năng đối thoại của Hội nghị CG, Diễn đàn VDPF sẽ tập trung đối thoại thực chất hơn và sâu sắc hơn về những ưu tiên phát triển và những thách thức trung hạn trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước và quan hệ hợp tác với các đối tác phát triển.
Đây là nội dung mới trong Diễn đàn VDPF. Tuy nhiên, sự cam kết của hỗ trợ tài chính của các nhà tài trợ sẽ vẫn là một nội dung quan trọng trong quan hệ hợp tác phát triển và sẽ được thảo luận và cam kết tại các diễn đàn đối thoại song phương hoặc diễn đàn khác giữa Chính phủ và các đối tác phát triển.
"Các mức hỗ trợ sẽ không giảm so với trước đây. Trong chuyến làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB), Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)..., các đối tác vẫn cam kết dành cho Việt Nam những hỗ trợ trong thời kỳ tới", Bộ trưởng cho biết. Việc thảo luận về ODA sẽ được bàn thảo theo hình thức song phương, thông qua các buổi làm việc giữa Chính phủ với các đối tác, chứ không dồn vào một hội nghị.
Nhật Bản, EU vẫn sẽ tăng mức hỗ trợ cho Việt Nam. Điều quan trọng là phải sẵn sàng tâm thế sử dụng vốn vay với lãi suất cao, lãnh đạo Việt Nam cho biết.
Đại diện các nhà tài trợ, bà Victoria KwaKwa, Giám đốc WB tại Việt Nam cũng cho biết, để giúp Việt Nam có thể đạt được các tiến bộ, WB mong muốn sẽ có những chia sẻ kinh nghiệm với tinh thần cởi mở. Ngoài việc hỗ trợ nhu cầu về tài chính của Việt Nam, một số đối tác khác sẽ cung cấp nguồn lực cho Việt Nam.
Bà KwaKwa khẳng định: "Chúng tôi hào hứng với việc chuyển đổi của viện trợ này khi Việt Nam đã đạt được vị thế của một nước thu nhập trung bình. Tôi hy vọng, Việt Nam sẽ có nhiều bước tiến mới trong tương lai".
VDPF 2013 sẽ được tổ chức vào ngày 05-12-2013.
Qua các hội nghị CG được tổ chức trong 20 năm qua (1993 - 2012), các nhà tài trợ đã cam kết cho Việt Nam tổng vốn ODA trị giá 78,2 tỷ USD, trong đó ký kết đạt 56,1 tỷ USD (chiếm 71,7% tổng vốn ODA cam kết), bao gồm 51,6 tỷ USD vốn ưu đãi, chiếm 84,4%, và 6,76 tỷ USD viện trợ không hoàn lại, chiếm 11,6%.
Tổng vốn ODA giải ngân trong cùng giai đoạn này đạt 37,59 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn ODA ký kết./.
TPP mở ra cơ hội hợp tác cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ  (02/12/2013)
Phó Chủ tịch Quốc hội thăm và làm việc tại Belarus  (02/12/2013)
ASEAN - Điểm đầu tư hấp dẫn đối với doanh nghiệp Nhật Bản  (02/12/2013)
Thành phố Hồ Chí Minh và New South Wales hợp tác đào tạo nghề  (02/12/2013)
Noi gương đồng chí Ngô Gia Tự - người chiến sỹ cộng sản lỗi lạc  (02/12/2013)
Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực Hiến pháp sửa đổi  (02/12/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển