Tăng cường mạng lưới nghiên cứu quyền con người
Hội thảo do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy tại một số trường đại học, viện nghiên cứu trong nước.
Các nhà khoa học cho rằng, hiện nay, quyền con người là đối tượng nghiên cứu và được giảng dạy ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ sở đào tạo ở bậc đại học, sau đại học về quyền con người nói chung và pháp luật quyền con người nói riêng. Trên hệ thống giáo dục toàn quốc, mới chỉ có khoảng 5 cơ sở đào tạo chính thức.
Tư liệu, giáo trình, tài liệu về quyền con người chưa mang tính hệ thống cũng như chưa được thiết kế chuyên sâu hơn nữa cho các nhóm đối tượng cụ thể. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đào tạo và tư vấn chính sách.
Nghiên cứu về quyền con người chưa đi sâu vào những vấn đề lý luận, pháp luật và cơ chế quốc tế, khu vực về quyền con người. Hiện nay, những vấn đề nóng bỏng như: an ninh, chủ nghĩa khủng bố và quyền con người; tự do thông tin, quyền tiếp cận thông tin, tự do báo chí và quyền con người; biến đổi khí hậu và quyền con người; phát triển, đói nghèo và quyền con người… cũng chưa được đi sâu nghiên cứu.
Thực trạng này đòi hỏi giáo dục quyền con người cần phải được đặc biệt chú trọng ở toàn bộ hệ thống giáo dục từ phổ thông cơ sở trở lên. Ngành giáo dục cần xây dựng các chương trình giáo dục về quyền con người cho các cơ sở đào tạo nghề luật, khoa học cảnh sát, an ninh, hành chính, quản lý…
Chương trình đào tạo cần hướng cho sinh viên đến mục tiêu hiểu được các quyền, trách nhiệm cơ bản của mình, ý thức tuân thủ pháp luật, giảng dạy nên theo các sự vụ cụ thể để học viên chủ động giải quyết các vấn đề.
Việt Nam cần tăng cường mạng lưới kết nối nghiên cứu và giảng dạy về quyền con người giữa các nhà khoa học, giáo dục trong và ngoài nước. Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng của các nhà khoa học, giáo dục trên lĩnh vực quyền con người; tăng cường cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin./.
Việt Nam - Campuchia tăng cường hợp tác thanh tra  (25/11/2013)
Tình báo Mỹ xâm nhập 50.000 mạng máy tính toàn cầu  (25/11/2013)
Hội thảo quốc tế “Vai trò của di sản văn hóa trong giáo dục và phát triển hòa bình”  (25/11/2013)
Phát triển và hiện thực hóa đường lối văn hóa của Đảng ta  (25/11/2013)
Học tập và làm theo phong cách quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (25/11/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên