Iran và P5+1 đạt thỏa thuận quan trọng về hạt nhân
Rạng sáng 24-11-2013, Iran và nhóm P5+1 (gồm Đức và 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc) đã đạt được thỏa thuận bước đầu về chương trình hạt nhân để đổi lấy việc giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Iran. Đây được xem là bước đột phá đầu tiên sau nỗ lực gần một thập kỷ qua của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân gây tranh cãi của quốc gia Hồi giáo này.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), đại diện cho nhóm P5+1, bà Catherine Ashton và trưởng đoàn đàm phán Iran, Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif xác nhận, sau gần 5 ngày thảo luận căng thẳng, hai bên đã đạt được thỏa thuận tạm thời. Theo đó, Iran sẽ ngừng làm giàu urani trên mức 5% trong vòng 6 tháng để đổi lại được Washington nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Theo kế hoạch, thỏa thuận sẽ được ký tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, trong chiều 24-11.
Các nhà ngoại giao cho rằng, sau khi thỏa thuận đầu tiên được ký và đưa vào thực hiện, Iran và nhóm P5+1 sẽ tiếp tục đàm phán về các thỏa thuận tiếp theo nhằm đảm bảo Tehran không chế tạo vũ khí hạt nhân. Lâu nay, Iran luôn khẳng định chương trình hạt nhân của nước này hoàn toàn vì mục đích hòa bình và Tehran không có ý định chế tạo các loại vũ khí hạt nhân như phương Tây quan ngại.
Ngay sau khi thông báo trên được phát đi, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã hoan nghênh thắng lợi của các nhà đàm phán, đồng thời tuyên bố rằng thỏa thuận này sẽ "mở ra các chân trời mới". Phát biểu trên trang mạng xã hội Twitter sau các cuộc đàm phán căng thẳng, nhà lãnh đạo Iran nhấn mạnh: "Việc can dự mang tính xây dựng, cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của các nhóm đàm phán đã mở ra các chân trời mới". Theo ông, sở dĩ các bên có thể đi tới thỏa thuận này một phần là nhờ "người dân Iran đã bỏ phiếu cho sự ôn hòa", ám chỉ việc ông thắng cử hồi tháng 6 vừa qua.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng thừa nhận thỏa thuận lịch sử giữa Iran với nhóm P5+1 là "thành quả quan trọng" cho dù đây mới chỉ là "bước đầu tiên" trên chặng đường tiến tới thỏa thuận cuối cùng. Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố "chương trình làm giàu" hạt nhân của Iran đã được công nhận với việc các cường quốc nhất trí để Tehran làm giàu urani dưới 5%.
Các nước trong nhóm P5+1 cũng đã có những phản ứng tích cực sau sự kiện trên. Dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định "ai cũng có lợi" trong việc đạt được thỏa thuận lịch sử. Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nhấn mạnh nội dung cơ bản của thỏa thuận phù hợp với quan điểm về chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó nêu rõ "cần thừa nhận quyền phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình của Iran, trong đó quyền làm giàu urani".
Cũng theo Ngoại trưởng S. Lavrov, tất cả các vấn đề liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran sẽ được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) và trong vòng 6 tháng tới, các bên sẽ tích cực đàm phán để đạt được thỏa thuận cuối cùng. Trong thời gian này, Iran sẽ ngừng xây dựng lò phản ứng tại Arak, đồng thời chấp thuận tiến hành một loạt biện pháp thanh sát bổ sung của IAEA. Ngoại trưởng S. Lavrov tin tưởng Iran sẽ hợp tác thực sự với cơ quan này.
Tại Mỹ, Nhà Trắng ra tuyên bố cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ có bài phát biểu về thỏa thuận hạt nhân với Iran. Tuy nhiên hiện chưa biết thời điểm ông B. Obama đưa ra bài phát biểu trên.
Cuộc đàm phán giữa Iran với nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân ban đầu dự kiến diễn ra trong ba ngày, từ ngày 20 đến ngày 22-11-2013, song đã phải kéo dài sang ngày thứ 5 do những bất đồng xung quanh việc ngừng hoặc hạn chế một phần chương trình hạt nhân của Iran. Trong nỗ lực thúc đẩy đi tới thỏa thuận, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và ngoại trưởng một số nước trong nhóm P5+1 đã bay sang Thụy Sĩ để tham gia với các trưởng đoàn đàm phán các bên khai thông bế tắc. Đây là lần thứ hai trong 2 tuần ông G. Kerry đến Geneva thảo luận về chương trình hạt nhân Iran. Vòng đàm phán trước diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9-11 nhưng không đạt kết quả./.
Tiếp nối thành công trong chính sách đối ngoại Việt Nam  (24/11/2013)
Khởi công dự án Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc  (23/11/2013)
ASEAN sẽ sát cánh cùng Philippines khắc phục thiệt hại  (23/11/2013)
Củng cố, nâng cao uy tín của tổ chức nhà báo ASEAN  (23/11/2013)
Kỷ niệm 55 năm thành lập Hội Hữu nghị Nga - Việt  (23/11/2013)
Tiếp tục chú trọng hoạt động tuyên truyền, nhân rộng các cách làm hay  (23/11/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay