Họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
Tham dự có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ngô Văn Dụ; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh và đại diện lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Tổng Bí thư.
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh trình bày Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp; Báo cáo đề xuất bổ sung một số vụ án, vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo; Báo cáo tiến độ thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp do Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Sau khi nghe các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo phát biểu ý kiến, thay mặt Thường trực Ban Chỉ đạo, Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận cuộc họp.
Tổng Bí thư nhấn mạnh việc tổ chức 7 đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo là chủ trương đúng đắn, kịp thời, có tác dụng tốt; các cấp ủy, tổ chức đảng được kiểm tra, giám sát nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, 70 cơ quan, đơn vị chức năng được kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm, hạn chế, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng.
Những kết quả này đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư nêu rõ 7 đoàn công tác đã kiểm tra, giám sát, việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, án kinh tế có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ xử lý, đưa ra xét xử một số vụ án trọng điểm; các đoàn cũng kiến nghị đưa thêm vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo một số vụ việc, vụ án; đưa vào diện Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo theo dõi, đôn đốc một số vụ việc, vụ án; kiến nghị các ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc, vụ án...
Thường trực Ban Chỉ đạo đã góp nhiều ý kiến quan trọng để tiếp tục hoàn chỉnh các báo cáo trình Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định trong phiên họp tới.
Về việc thực hiện kết luận tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 8 vụ án, 2 vụ việc, Tổng Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử.
Tổng Bí thư đề nghị các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo, cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực công tác của mình, tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác thanh tra vụ việc, phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Thường trực Ban Chỉ đạo cũng đã cho ý kiến giải quyết một số công việc khác theo chương trình và quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo; giao Ban Nội chính Trung ương chuẩn bị thật tốt các báo cáo phục vụ cho phiên họp tới của Ban Chỉ đạo./.
Việt Nam là trụ cột trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ  (16/11/2013)
Quốc hội bầu bổ sung lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội  (16/11/2013)
Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo 10 xu hướng nổi bật năm 2014  (16/11/2013)
Chủ tịch nước gặp mặt học sinh giỏi dân tộc thiểu số  (16/11/2013)
Tăng cường hợp tác song phương Việt Nam - Namibia  (16/11/2013)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên