Ngày hội lớn của những người làm điện ảnh Việt Nam
Tháng 3 này, những người làm công tác điện ảnh nước nhà kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Việt Nam (15-3-1953 – 15-3-2013).
Ngay từ những năm 1946 -1947, trong khói lửa cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, những thước phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam đã ra đời. Đó là kết quả niềm đam mê và nhiệt huyết cách mạng của các nhà quay phim, nhiếp ảnh, điện ảnh; họ cũng là những chiến sĩ cách mạng thực thụ. Ngày 15-3-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 147/SL, đặt Phòng Điện ảnh - Nhiếp ảnh trong Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thành “Doanh nghiệp Quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam” - chính thức thành lập ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày 15-3 hằng năm trở thành “Ngày Điện ảnh Việt Nam ”.
Sáng 14-3-2013, tại Thủ đô Hà Nội, Điện ảnh Việt Nam sẽ tổ chức trọng thể Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành. Tham dự ngày Hội Điện ảnh Việt Nam sẽ có trên 600 đại biểu là nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, Nghệ sĩ lão thành, những người làm công tác điện ảnh cùng đại diện lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương và Thủ đô Hà Nội .
Sáu thập kỷ qua, điện ảnh Việt Nam là một trong những lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, luôn làm tròn nhiệm vụ phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và đang mạnh mẽ, từng bước tiếp cận để hội nhập với điện ảnh khu vực châu Á, điện ảnh thế giới. Đó là đánh giá chung của lãnh đạo ngành làm công tác quản lý Nhà nước- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; đó cũng là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và xã hội với nền điện ảnh nước nhà.
Hàng nghìn nghệ sĩ điện ảnh và các nhà hoạt động điện ảnh Việt Nam từ thế hệ những người đặt những viên gạch nền móng đầu tiên hình thành nền nghệ thuật thứ 7 ở Việt Nam đến lớp lớp các nghệ sĩ chiến trường, tới hàng trăm nghệ sĩ thành danh gắn bó cuộc đời và sự nghiệp với mọi thời điểm lịch sử cách mạng của dân tộc, tới thế hệ các nhà hoạt động điện ảnh trong thời kỳ đổi mới và hội nhập… đã hy sinh, cống hiến cả cuộc đời; dành trí tuệ, tâm huyết và tuổi trẻ, sát cánh bên nhau để xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong sáu mươi năm qua.
Tổ chức kỷ niệm “60 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Ngành Điện ảnh Việt Nam” không chỉ để nhìn lại những chặng đường mà điện ảnh cách mạng Việt Nam đã song hành cùng đất nước mà còn để một lần nữa tôn vinh mọi thế hệ những người hoạt động điện ảnh Việt Nam đã chung sức xây dựng nền điện ảnh dân tộc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng Đề án tổ chức ngày kỷ niệm lớn của Điện ảnh Việt Nam với hàng loạt các hoạt động. Theo đó, sáng 14-3, Lễ kỷ niệm trọng thể sẽ được tổ chức tại Nhà hát lớn Hà Nội. Triển lãm “Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập ngành” trưng bày tại sảnh Nhà hát lớn vào thời điểm tổ chức lễ Kỷ niệm. Phim tài liệu “Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành” được tổ chức sản xuất trong dịp này sẽ trình chiếu trong Chương trình Lễ Kỷ niệm.
Tuần phim “Kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành” từ 25-2-2013 đến ngày 15-3-2013 do Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Trung tâm chiếu phim Quốc gia và các Trung tâm (Công ty) Phát hành phim & Chiếu bóng các tỉnh, thành phố tổ chức trên khắp cả nước.Một số phim tiêu biểu do Viện phim Việt Nam đang lưu trữ, phim của các Hãng phim sản xuất được chọn để công chiếu phục vụ khán giả cả nước.
Cục Điện ảnh in nhân bản DVD 03 bộ phim truyện nhựa và 03 bộ phim tài liệu có giá trị cao về tư tưởng nội dung và nghệ thuật của Điện ảnh Việt Nam cấp phát cho các Trung tâm (Công ty) Phát hành phim & Chiếu bóng để đội chiếu bóng lưu động phục vụ nhân dân.
Tại Hà Nội, Cục Điện ảnh chủ trì phối hợp với một số đơn vị điện ảnh tổ chức Chương trình phim Việt Nam chào mừng gồm các phim tài liệu, hoạt hình, phim truyện điện ảnh tiêu biểu các thời kỳ. Các đơn vị như Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Rạp Tháng Tám, Rạp Kim Đồng, Phòng chiếu phim của Hội Điện ảnh (51 Trần Hưng Đạo); Rạp Chiếu phim Ngọc Khánh (Viện phim Việt Nam); Công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương được giao nhiệm vụ tổ chức Tuần phim tài liệu và chiếu phục vụ khán giả nhân sự kiện kỷ niệm ngành. Hai đoàn nghệ sĩ ở hai miền Nam - Bắc hành trình “Về nguồn”- về Long An - Điện ảnh Bưng Biền (phía Nam); về Điềm Mặc - Thái Nguyên - Điện ảnh Đồi Cọ (phía Bắc)./.
Liên kết đầu tư phát huy tiềm năng thế mạnh của Ninh Thuận  (02/03/2013)
Giao lưu nghệ thuật hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc  (02/03/2013)
Thành lập Hiệp hội cá tra Việt Nam  (02/03/2013)
Phát huy trí tuệ tập thể trước những vấn đề hệ trọng  (02/03/2013)
Phát huy trí tuệ tập thể trước những vấn đề hệ trọng  (02/03/2013)
Chủ tịch nước thăm, làm việc tại Quảng Bình  (01/03/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển