Chủ tịch Quốc hội kiểm tra góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ở Hà Nội
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, việc tổ chức lấy ý kiến người dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là công việc trọng đại của quốc gia, được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ưu tiên thực hiện nhằm tạo sự nhất trí cao về mặt chính trị, pháp lý trong toàn xã hội; đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với công việc của đất nước; bởi Hiến pháp là đạo luật gốc, quy định toàn bộ quyền con người, quyền công dân, nghĩa vụ công dân; chế độ chính trị, tổ chức, bộ máy Nhà nước; là cơ sở để hình thành các luật chuyên ngành.
Việc tổ chức lấy ý kiến này cũng nhằm thể hiện sự trân trọng, lắng nghe tất cả các ý kiến của nhân dân, chắt lọc, tổng hợp tinh hoa trí tuệ và ý chí của người dân. Từ đó, thu thập, tổ chức thảo luận ở Hội đồng nhân dân các cấp, và ở Quốc hội. Quá trình tổ chức lấy ý kiến còn là đợt sinh hoạt, phổ biến pháp lý để mọi người dân hiểu một cách sâu sắc về quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân, quyền lực Nhà nước.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, yêu cầu của việc lấy ý kiến người dân phải “vừa sâu, vừa rộng”.
Theo Chủ tịch Quốc hội, phải tổ chức theo hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân góp ý, càng nhiều ý kiến đóng góp càng đạt yêu cầu đề ra. Việc tổ chức lấy ý kiến còn phải bảo đảm tìm hiểu được quan điểm, thái độ, ý kiến đồng tình hay không đồng tình của người dân đối với từng điều, khoản trong Dự thảo.
Đánh giá kết quả tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, thành phố đã làm tốt việc quán triệt các văn bản chỉ thị của Đảng, Quốc hội; ban hành và tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện các văn bản này cả về mặt tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến; thu thập được nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến có chất lượng đóng góp vào từng điều khoản trong Dự thảo.
Hoan nghênh ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân Thủ đô về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đối với những nội dung nhận được “quan điểm khác”, Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lưu ý, thành phố tổng hợp và ghi nhận nhưng cần chú ý đánh giá, phân tích, nắm vững tình hình; đấu tranh, ngăn chặn tuyệt đối việc lợi dụng góp ý vào Dự thảo Hiến pháp để tuyên truyền, vận động người dân vào các mục đích cá nhân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; chống phá Đảng, Nhà nước.
Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đề nghị thành phố phát huy kinh nghiệm đã đạt được; đưa những nội dung cụ thể, phù hợp với đặc thù nhóm đối tượng lấy ý kiến tại cơ sở để có nhiều ý kiến sâu sắc. Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần được tổ chức quy mô rộng hơn; theo hướng càng nhiều người tham dự, càng nhiều ý kiến góp ý càng đạt hiệu quả cao. Tất cả các cuộc tổ chức lấy ý kiến đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ; bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai.
Phải tổ chức lấy ý kiến tại từng Chi bộ, Chi đoàn, Chi hội, Hội nghị công nhân, viên chức, Hội nghị cơ quan…; gợi ý những vấn đề cụ thể để thu thập được đông đảo ý kiến góp ý của nhân dân. Có thể nghiên cứu gửi văn bản đến các hộ gia đình để lấy ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cũng đề nghị Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố chủ động hơn nữa thực hiện vai trò, chức trách đại biểu của nhân dân, theo dõi chặt chẽ, chắt lọc ý kiến của cử tri để có quan điểm chính kiến cụ thể, đóng góp tại các Hội nghị của Hội đồng nhân dân, Quốc hội.
Về thời gian lấy ý kiến người dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Sau thời điểm 31-3, hoàn tất đợt 1 lấy ý kiến của người dân; tất cả các ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn sẽ được tổng hợp, trân trọng và tiếp thu. Công việc này vẫn sẽ được tiến hành để trình Quốc hội thông qua vào tháng 10-2013.
Theo báo cáo của thành phố Hà Nội tại buổi làm việc, bên cạnh việc ban hành kịp thời văn bản chỉ đạo, tính đến nay, các cơ quan đơn vị, địa phương của Hà Nội đã triển khai công tác tuyên truyền, quán triệt những nội dung, định hướng Dự thảo sửa đổi Hiến pháp với nhiều hình thức như hội nghị, họp báo; mở chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài phát thanh và truyền hình, cổng thông tin diện tử; mời các báo cáo viên của Trung ương, Thành phố tuyên truyền, quán triệt, giới thiệu những nội dung của Dự thảo thu hút nhiều thành phần nhân dân tham dự.
Mặc dù thời gian triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trùng vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng thành phố vẫn quyết tâm, tập trung cao với tinh thần khẩn trương để triển khai các nội dung bảo đảm kế hoạch đề ra.
Theo báo cáo của đại diện các đơn vị tại buổi làm việc, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình cao của các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Các ý kiến đều đánh giá cao Dự thảo đã cụ thể hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và Văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI về sửa đổi Hiến pháp năm 1992; giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992.
Nhiều ý kiến đóng góp cụ thể vào các chương, điều khoản, đoạn hoặc thuật ngữ, kết cấu; hoặc các nội dung như: Quyền sở hữu đất đai, thiết chế tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, các điều kiện bảo đảm quyền lực thực sự của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội; nâng cao vị thế của các cơ quan này trong việc thực hiện dân chủ đại diện, phản biện xã hội; vấn đề dân chủ trực tiếp của nhân dân; nguyên tắc phân cấp bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi địa phương…
Báo cáo về những kinh nghiệm bước đầu trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đại diện các đơn vị của thành phố cho rằng, cần coi trọng hàng đầu công tác tuyên truyền trước, trong và sau đợt lấy ý kiến. Ngoài các phương tiện thông tin đại chúng; cần chú trọng phát huy vai trò, vị trí của cán bộ cơ sở như: Chi bộ, Chi đoàn, Tổ dân phố, Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ… Thực hiện công tác tổng hợp ý kiến một cách khoa học, đầy đủ, chi tiết…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị khẳng định, các cấp chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn coi việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý đặc biệt, sâu rộng để góp phần xây dựng Dự thảo chất lượng, hoàn thiện bộ luật gốc của quốc gia từ đòi hỏi thực tiễn của đất nước. Thành phố sẽ tiếp tục đặt quyết tâm cao, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội trong đợt lấy ý kiến đóng góp về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Việc góp ý là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.
Góp ý với thành phố tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh và các thành viên đoàn kiểm tra đề nghị thành phố nghiên cứu, thực hiện các giải pháp phù hợp với đặc thù ở cấp cơ sở, tại từng khu dân cư, gia đình để thu thập được nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Thành phố cũng cần chú ý tổ chức tốt lấy ý kiến tại các khu công nghiệp, tổng hợp ý kiến của công nhân, người lao động đang sinh sống và làm việc trên địa bàn./.
Thêm nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (27/02/2013)
Thêm nhiều ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (27/02/2013)
"Nắm bắt, giải quyết khó khăn cho người lao động"  (27/02/2013)
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô  (27/02/2013)
Các địa phương tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam  (27/02/2013)
Triển khai Dự án đưa bác sĩ trẻ về 62 huyện nghèo  (27/02/2013)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển