Hội nghị cấp cao OAS lần thứ V: Hy vọng làn gió mới
09:04, ngày 18-04-2009
Từ ngày 17 đến 19-4 tại Thủ đô Puerto Espana (Trinidad and Tobago) sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) lần thứ V với chủ đề "Bảo đảm tương lai thông qua sự thúc đẩy thịnh vượng của con người và bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển môi trường bền vững", có sự tham gia của các nhà lãnh đạo 34 nước thành viên.
Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề mà khu vực đang quan tâm như: phát triển kinh tế, đấu tranh xóa đói, giảm nghèo, an ninh năng lượng và môi trường... trong đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động tiêu cực của nó là vấn đề được đặt lên hàng đầu của chương trình nghị sự. Theo cố vấn đặc biệt của Tổng thống Mỹ về Hội nghị cấp cao OAS J.Ða-vít-đao, những năm vừa qua, châu Mỹ đã đạt được những thành tựu kinh tế, xã hội đáng khích lệ.
Từ năm 2003 đến 2007, kinh tế châu Mỹ liên tục tăng trưởng đạt mức hơn 3%, trong đó, khu vực Mỹ la-tinh khoảng 5%; tình trạng nghèo đói giảm đáng kể. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra đã tác động tới tất cả các nước trên thế giới nói chung và khu vực Mỹ la-tinh nói riêng. Dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực năm 2009 sẽ giảm đáng kể. Các nhà phân tích cho rằng, các chính sách kinh tế thận trọng mà các nước Mỹ la-tinh thực hiện thời gian qua đã giúp khu vực này ít bị tác động trong cuộc suy thoái. Tuy nhiên, nếu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực giảm 1%, có thể đẩy 15 triệu người quay trở lại cảnh đói nghèo.
Hội nghị cấp cao G-20 vừa qua đã nhất trí thông qua gói viện trợ trị giá một nghìn tỷ USD nhằm giúp các nước đang phát triển, trong đó Mỹ la-tinh là một trong những khu vực được nhận viện trợ nhiều nhất. Ông Ða-vít-đao cho rằng, việc các nước trong khu vực tăng cường hợp tác, phối hợp hành động nhằm giảm tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và thúc đẩy phát triển kinh tế là mục tiêu quan trọng của cuộc gặp cấp cao lần này.
Tình trạng bạo lực và bất bình đẳng xã hội đang là vấn đề gây bức xúc dư luận xã hội nhiều nước Mỹ la-tinh, đồng thời là chủ đề lớn thứ hai của nghị sự. Hội nghị cấp cao lần này dự định đưa ra tuyên bố dự thảo về tăng cường an ninh trước tình trạng bạo lực và hoạt động tội phạm của các băng nhóm buôn bán ma túy gia tăng ở Mê-hi-cô và buôn lậu vũ khí từ Mỹ xuống khu vực phía nam. Cùng với vấn đề kinh tế, trật tự xã hội, vấn đề môi trường được Mỹ rất quan tâm thảo luận tại hội nghị. Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và kêu gọi các nước sử dụng năng lượng sạch (nhiên liệu sinh học, năng lượng thay thế) nhằm phát triển môi trường bền vững.
Một vấn đề nhạy cảm, thu hút sự quan tâm theo dõi của dư luận quốc tế, nhất là khu vực Mỹ la-tinh trước và trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao OAS là quan hệ Mỹ - Cu-ba và việc kết nạp lại Cu-ba là thành viên của tổ chức này. Báo điện tử Express của Trinidad and Tobago ngày 1-4 nhận định, nếu nhân vật chính tại Hội nghị cấp cao OAS là Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma, thì vấn đề Cu-ba sẽ là một trong vấn đề chính của chương trình nghị sự. Các chủ đề về kinh tế, năng lượng và môi trường là quan trọng nhưng sự vắng mặt của Cu-ba tại hội nghị sẽ gây nên những khó khăn.
Tại hội nghị lần đầu của Hội đồng Quốc phòng Nam Mỹ tổ chức ở Thủ đô Xan-ti-a-gô (Chi -lê) ngày 10-3 vừa qua, các Bộ trưởng Quốc phòng các nước Nam Mỹ đã kêu gọi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận chống Cu-ba; khẳng định nhân tố thiết yếu để Mỹ có mối quan hệ tốt đẹp với Nam Mỹ là phải thay đổi chính sách đối với Cu-ba và nhấn mạnh, chính sách bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba đã lỗi thời và không đem lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Tổng Thư ký OAS Jose Miguel Insulza đã nhiều lần thúc giục các nước Mỹ La-tinh bãi bỏ nghị quyết đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước thành viên của tổ chức này.
Phát biểu ý kiến với báo giới tại TP Me-đe-lin (Colombia) ngày 1-4, ông Insulza cho rằng, nghị quyết loại bỏ Cu-ba khỏi OAS vào năm 1962 là một sai lầm, đồng thời kêu gọi những người đứng đầu OAS quyết tâm thúc đẩy đàm phán để Cuba gia nhập trở lại tổ chức khu vực này. Bộ trưởng Ngoại giao Brasil Celso Nunez Amorim mới đây cho biết, việc Cu-ba không là thành viên của hệ thống liên Mỹ là điều không bình thường và cần phải sửa lại sai lầm này. Ông yêu cầu đưa vấn đề lại kết nạp Cuba vào Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao OAS. Không chỉ có các nước Mỹ la-tinh, ngay các giới chức Mỹ và đa số người dân Mỹ cũng ủng hộ cải thiện quan hệ với Cuba, chấm dứt cấm vận và kết nạp lại La Habana vào OAS.
Trong thư gửi ông B.Ô-ba-ma ngày 14-4 vừa qua, một nhóm cựu sĩ quan cao cấp Mỹ cho rằng, chính sách bao vây cấm vận của Wasington đơn phương áp đặt chống La Habana không phục vụ lợi ích chính trị cũng như an ninh của Mỹ, mà lệnh bao vây, cấm vận đã gây nên một làn sóng ngoại giao phản đối chính sách đối ngoại của Mỹ; nhấn mạnh việc cải thiện quan hệ với Cuba sẽ góp phần làm thay đổi hình ảnh của Oa-sinh-tơn trên thế giới. Trước đó, phái đoàn nghị sĩ Mỹ thăm Cuba cũng đưa ra thông điệp "đã tới thời điểm cần đối thoại cải thiện quan hệ với Cuba".
Trước những chuyển biến tích cực tại khu vực và sức ép của dư luận trong và ngoài nước Mỹ, ngày 13-4 vừa qua, chính quyền Mỹ đã thông qua quyết định mới nới lỏng cấm vận chống Cuba: Cho phép người Mỹ gốc Cuba được tự do về thăm quê hương và không hạn chế chuyển tiền về nước; các công ty Mỹ được đấu thầu kinh doanh dịch vụ điện thoại, truyền hình. Tuy nhiên, tại Hội nghị cấp cao lần này, chính quyền Mỹ tuyên bố vẫn sẽ không dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba. Dư luận cho rằng, những động thái mới đây của chính quyền Obama đối với các nước Mỹ la-tinh là cơ sở để hy vọng Hội nghị cấp cao OAS tại Trinidad and Tobago sẽ là một dấu mốc mới trong lịch sử châu Mỹ đang chuyển động./.
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
Giảm một số loại thuế nhằm kích cầu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp  (18/04/2009)
Đồng tiền dự trữ quốc tế mới - thách thức trực diện vị thế của Mỹ  (18/04/2009)
Đồng chí Trần Quốc Huy được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông  (18/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển