Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, bảo đảm chính sách an sinh xã hội
TCCS - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực, chủ động phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, bảo đảm chính sách đến với người dân kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Vai trò quan trọng, tạo sự đồng thuận
Trong công cuộc đổi mới, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội nói riêng ngày càng quan trọng, nhiệm vụ càng nặng nề hơn. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tiếp tục tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp ngày càng rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường và quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững kỷ cương và ổn định xã hội, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tốt vai trò là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, cầu nối vững chắc giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Ngay khi Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 9-4-2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được triển khai, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát huy vai trò giám sát từ khâu xây dựng chính sách cho đến quá trình lập danh sách, xét duyệt, chi trả hỗ trợ, bảo đảm kịp thời, công khai minh bạch. Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội thành lập 6 đoàn kiểm tra, 83 đoàn giám sát cấp huyện và 1.075 đoàn giám sát cấp xã. Theo đó, Mặt trận Tổ quốc thành phố giám sát việc hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động. Mặt trận Tổ quốc cấp huyện giám sát việc hỗ trợ đối với 3 đối tượng: Người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng và đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Đối tượng chịu sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc cấp xã gồm: hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1-4-2020; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm và người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Với tinh thần chăm lo, quan tâm đời sống nhân dân, nhất là những người gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, công tác rà soát, chi trả cho nhóm đối tượng có công, bảo trợ xã hội, hộ cận nghèo tại địa bàn Thủ đô được triển khai đầy đủ, đúng đối tượng. Qua giám sát, đã đưa ra khỏi danh sách các đối tượng đã chết hoặc không còn trên địa bàn; các đối tượng bị trùng được xem xét đưa vào danh sách hưởng hỗ trợ ở mức cao nhất theo hướng dẫn. Mọi ý kiến vướng mắc trong quá trình hỗ trợ chi trả được giải đáp thỏa đáng, không gây bức xúc trong nhân dân. Hiện nay, mặt trận các cấp đang cùng chính quyền cơ sở giám sát việc rà soát lập danh sách hỗ trợ các đối tượng thuộc diện chi trả đợt hai gói hỗ trợ an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết 42 của Chính phủ.
Thiết thực, kịp thời hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh
Suốt năm 2021 dịch bệnh COVID-19 kéo dài khiến cho cuộc sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Chia sẻ với những khó khăn với doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là những đối tượng chính sách, người nghèo, lao động, sinh viên gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch, thành phố Hà Nội có nhiều chính sách để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động như Quyết định 3642 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Nghị quyết 15 của Hội đồng nhân dân thành phố. Với phương châm “Không để người dân nào gặp khó khăn do dịch bệnh mà không được giúp đỡ” và để những người khó khăn yên tâm, đồng lòng thực hiện các biện pháp chống dịch, Mặt trận Tổ quốc các cấp Hà Nội triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo, người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 như: Hỗ trợ 100% hộ nghèo mỗi hộ 1 túi quà an sinh trị giá 1 triệu đồng; triển khai các mô hình “Chợ 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”, “Túi an sinh”, đường dây nóng “Đoàn kết chống dịch”… Mặt trận Tổ quốc các cấp trao tặng trên 406.000 suất quà, trị giá trên 109,8 tỷ đồng; phối hợp với các ngành, đoàn thể vận động trên 44.600 chủ nhà trọ miễn giảm số tiền trên 60 tỷ đồng cho người lao động, sinh viên thuê trọ.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1371/MTTQ-BTT, ngày 9-9-2021 yêu cầu các tổ chức chính trị xã hội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố và Mặt trận Tổ quốc các quận huyện thị xã tiến hành rà soát, lập danh sách xét duyệt hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố. Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ gồm: Người lao động bị dừng việc làm, mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 17/CT-UBND, Chỉ thị số 20/CT-UBND của thành phố Hà Nội gặp khó khăn nhưng không đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo các quyết định, nghị quyết của thành phố (bao gồm cả những người không có hộ khẩu Hà Nội, chưa làm đăng ký tạm trú) có nhu cầu, nguyện vọng được hỗ trợ; sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang thuê trọ trên địa bàn thành phố có nhu cầu, nguyện vọng được hỗ trợ; người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn thành phố gặp khó khăn do dịch bệnh có nhu cầu, nguyện vọng được hỗ trợ. Mỗi trường hợp đủ điều kiện sẽ được Mặt trận Tổ quốc thành phố Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng. Kinh phí trích từ Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 thành phố.
Mặt trận Tổ quốc các cấp khẩn trương rà soát danh sách những đối tượng cần hỗ trợ và gửi danh sách tổng sơ bộ vào ngày 14-9-2021. Tại quận Đống Đa, tính đến ngày 15-9-2021, quận đã lập danh sách các đối tượng, báo cáo Mặt trận Tổ quốc thành phố với tổng số là 14.409 người. Trong đó, người lao động tự do mất việc 9.546 người, sinh viên là 4.755 người, sinh viên nước ngoài là 106 người”. Tại thị xã Sơn Tây, trong ngày 25, 26-9-2021, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tiến hành chi trả hỗ trợ cho 1.690 người gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố với tổng kinh phí 845 triệu đồng. Công tác chi trả hỗ trợ được thực hiện theo đúng nguyên tắc công khai, minh bạch, thuận lợi về thủ tục cho người thụ hưởng nhưng không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Uỷ ban COVID-19 các xã, phường đã tiến hành chi trả một lần trực tiếp bằng tiền mặt cho các đối tượng.
Để bảo đảm “đúng người, đúng việc”, Mặt trận Tổ quốc thành phố đề nghị các quận, huyện rà soát lại, tránh những trường hợp trùng lắp, thiếu thông tin… Qua rà soát, tổng số đối tượng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố hỗ trợ là 171.956 người (trong đó số người lao động tự do là 133.023 người, sinh viên là 38.198 người, người nước ngoài là 735 người). Tất cả hồ sơ đều nhận được thống nhất giữa Mặt trận Tổ quốc thành phố và Phòng Lao động, Thương binh, xã hội các quận, huyện, thị xã…/.
Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội  (30/09/2021)
Chuyển biến nếp sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Xuyên (thành phố Hà Nội)  (29/09/2021)
Hà Nội nỗ lực bảo đảm chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội cho người dân trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19  (29/09/2021)
Hà Nội đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững  (27/09/2021)
Một số kinh nghiệm bước đầu của Hà Nội trong phòng, chống dịch COVID-19  (26/09/2021)
- Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc và những yêu cầu lịch sử
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của 13 cơ quan ban Đảng, đơn vị ở Trung ương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm