Về công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
TCCS - Hải Hà là một huyện miền núi, trung du ven biển, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, có vị trí then chốt về quốc phòng - an ninh; có vị trí địa lý rất thuận lợi trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, với 35km bờ biển, 17.203km đường biên giới Trung Quốc. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của huyện Hải Hà là một trong những ngành kinh tế quan trọng, đang từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2020 - 2021 đạt 11,5%/ năm. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh có đóng góp quan trọng để huyện đạt được kết quả đó.
Thực trạng ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn huyện Hải Hà
Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có sự chuyển dịch rõ nét, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng dần; tỷ trọng đóng góp vào GRDP toàn huyện 9,6% năm 2020. Đến năm 2020, quy mô ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1,458 tỷ USD. Số lượng doanh nghiệp chế biến, chế tạo đến nay toàn huyện có 263 doanh nghiệp, số lao động trong ngành chế biến chế tạo khoảng 18.000 người, góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục tăng khá, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của huyện. Tổng giá trị sản xuất đạt 15.500,7 tỷ đồng, bằng 104,6% kế hoạch, tăng 31,4% so với cùng kỳ.
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCN cảng biển Hải Hà tiếp tục phát triển ổn định và có mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Hiện có 18 dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đạt 30.592,29 tỷ đồng (tương đương 1.385,2 triệu USD). Đã có 12 dự án thứ cấp thực hiện hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu hàng hóa 6 tháng đầu năm ước đạt 373 triệu USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ; giá trị hàng hóa xuất khẩu ước đạt 303 triệu USD, tăng 32,3% so với cùng kỳ; giá trị hàng hóa nhập khẩu ước đạt 190 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Tổng số lao động làm việc tại Khu công nghiệp 11.208 người (trong đó, lao động của huyện Hải Hà là 3.295 người, lao động người địa phương khác là 7.486 người, lao động người nước ngoài là 427 người). Các sản phẩm tiêu biểu: Sợi, bông, quần, áo, khăn mặt và một số sản phẩm phụ trợ khác.
Khu công nghiệp Texhong Hải Hà giai đoạn 1 có quy mô diện tích 660 ha, chia thành 5 phân kỳ giải phóng mặt bằng. Đến nay, công ty đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 520ha/660ha, chiếm khoảng 78,78% tổng diện tích Khu công nghiệp. Hiện nay, Công ty đang thực hiện các bước phục vụ việc triển khai công tác giải phóng mặt bằng đối với phân kỳ 1.5, dự kiến sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ diện tích đất Khu công nghiệp 660ha trong năm 2022. Tính đến thời điểm hiện tại, công ty đã tiến hành đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trên diện tích khoảng 300ha, đạt 45,45% tổng diện tích 660ha của khu công nghiệp.
Tính đến ngày 31-8-2022, Khu công nghiệp Texhong - Hải Hà giai đoạn 1 đã thu hút được 19 dự án đầu tư thứ cấp, tổng diện tích đất và cơ sở hạ tầng đã cho thuê lại khoảng 233ha, chiếm 45,75% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp. Tổng số vốn đã đăng ký đầu tư vào KCN Texhong Hải Hà đạt 1,458 tỷ USD; số vốn đã thực hiện là 905 triệu USD. Tính đến 31-12-2021, các dự án đầu tư trong Khu công nghiệp Texhong Hải Hà đã đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 1.880 tỷ đồng.
Đến nay, có khoảng 15.000 người lao động đang làm việc trong khu công nghiệp, thu nhập bình quân từ 8.000.0000 VND - 10.000.000 VND/người/tháng.
Huyện Hải Hà đang phối hợp với các sở, ngành của tỉnh triển khai hoàn thành 2 dự án phục vụ kết nối Khu Công nghiệp Texhong Hải Hà với Trung tâm thị trấn Quảng Hà, gồm:
- Dự án tuyến đường trục chính số 1 nối khu công nghiệp Texhong với Trung tâm thị trấn Quảng Hà. Tổng mức đầu tư 98.692 triệu đồng. Quy mô đường nội bộ, chiều dài tuyến đường 2,982Km. Bề rộng mặt đường 10,5m.
- Dự án tuyến đường trục chính số 2 nối khu công nghiệp Texhong với Trung tâm thị trấn Quảng Hà: Tổng mức đầu tư 49.776 triệu đồng. Quy mô đường nội bộ, chiều dài tuyến đường 1,465 km. Bề rộng mặt đường 10,5m.
Ngoài 2 dự án trên, tỉnh đang triển khai thực hiện 2 dự án, kết nối Quốc lộ 18A với Khu công nghiệp Texhong Hải Hà, trong đó, dự án đường trục chính thứ nhất, kết nối Quốc lộ 18A với Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, đã hoàn thành. Dự án tuyến đường trục chính thứ hai, đang triển khai thực hiện. Dự án đường trục chính vào khu Công nghiệp cảng biển Hải Hà hoàn thành góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hạng mục tiếp theo của Khu Công nghiệp cảng biển Hải Hà, đồng thời mở ra hướng phát triển thông thương hàng hóa phục vụ cho huyện Hải Hà.
Công tác cải cách hành chính
Trong các năm 2020 - 2022, cả nước cũng như tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Hải Hà nói riêng gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, song với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân; ngay từ đầu năm, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hải Hà đã bám sát, xây dựng kế hoạch, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2021-2025; phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;
Trong đó, đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Cùng với đó huyện luôn quan tâm đầu tư phát triển mọi mặt các lĩnh vực: đầu tư xây dựng hạ tầng các tuyến điểm du lịch, quan tâm xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư khai thác dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện;
Tuyên truyền các nội dung liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn huyện tuyên truyền trên sóng phát thanh - truyền hình địa phương và cổng thông tin điện tử thành phần huyện, các hoạt động tuyên truyền đã phát huy hiệu quả thiết thực để triển khai các giải pháp, quảng bá thu hút phát triển công nghiệp chế biến chế tạo huyện Hải Hà phù hợp gắn công tác tuyên truyền với các nhiệm vụ chính trị địa phương
Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được huyện đặc biệt quan tâm:
- Xây dựng Chương trình cải cách hành chính huyện Hải Hà giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch cải cách hành chính hằng năm. Tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá, xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn; đánh giá, phân tích các chỉ số: PAR INDEX, SIPAS, DGI, ICT, DDCI huyện Hải Hà hằng năm. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, gắn với kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2021 tại 6 cơ quan, đơn vị; qua kiểm tra, hầu kết các đơn vị đều thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.
- Nâng cao hiệu quả tiếp nhận, trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính theo đúng nguyên tắc 4 tại chỗ “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả” ngay tại Trung tâm Hành chính công. Trong đó, đã đưa 367 thủ tục hành chính trên 20 lĩnh vực vào giải quyết.
Phương hướng nhiệm vụ và giải pháp
Nhìn chung, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; nhiều dự án có quy mô vốn nhỏ, số dự án có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao chiếm tỉ lệ còn ít; chưa phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số dự án đầu tư chưa cao, chưa có những doanh nghiệp công nghiệp lớn, thương hiệu mạnh thamg gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước. Công nghiệp chế biến, chế tạo chưa đóng vai trò động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của huyện Hải Hà. Trong thời gian tới, huyện sẽ tập trung thực hiện các giair pháp:
- Tiếp tục chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
- Bám sát các quy hoạch của tỉnh để chỉ đạo rà soát, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch của huyện đang triển khai liên quan đến phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn huyện bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
- Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu tạm Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa; từng bước thu hút đầu tư các nhà đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng kho bãi tại cửa khẩu Bắc Phong sinh theo quy hoạch.
- Tập trung chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông kết nối cảng biển khu công nghiệp đến cửa khẩu để tạo động lực thu hút nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư hệ thống hạ tầng cảng biển, đặc biệt là Tuyến đường trục chính thứ 2 khu Khu Công nghiệp cảng biển Hải Hà.
- Thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ động tạo mặt bằng sạch đối với các quỹ đất quy hoạch là đất công nghiệp tại khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh việc thu hút, lựa chọn chủ đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Thực hiện đồng bộ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ưu tiên bố trí quỹ đất đủ diện tích, với mặt bằng sạch trong các khu công nghiệp, khu kinh tế để thu hút, phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng.
- Chấn chỉnh công tác quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đất đai, đầu tư, bảo vệ môi trường, nhất là việc triển khai thực hiện của kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, các dự án có sử dụng đất; làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo bàn giao mặt bằng "sạch" đúng tiến độ cho nhà đầu tư. Kiên quyết xử lý, thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với những dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, trái mục đích được giao, thuê; dự án thực hiện không đúng cam kết; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội, pháp luật, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phát triến ngành, lĩnh vực, danh mục các dự án kêu gọi, thu hút đầu tư; chủ động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp mới tham gia thị trường về thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai.
- Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh để thu hút đầu tư...
- Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, chuyển giá, trốn thuế, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh./.
Công ty TNHH Khu công nghiệp Texhong Việt Nam tích cực tham gia phát triển công nghiệp chế biến chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh  (26/11/2022)
Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp như một đột phá của chuyển đổi phương thức phát triển ở Quảng Ninh  (26/11/2022)
Một số gợi ý cho Quảng Ninh về công nghiệp chế biến, chế tạo  (26/11/2022)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay