Ngân hàng chính sách xã hội chung tay cùng cả nước vượt qua đại dịch COVID-19
TCCS - Sáu tháng đầu năm 2021, mặc dù đại dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp trong nước và toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam nhưng toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã chủ động bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng đầu năm 2021 và đạt được những kết quả khả quan trên các mặt hoạt động.
Phao cứu sinh trong mùa đại dịch
Không để dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến phục vụ khách hàng, bảo đảm hoạt động ngân hàng được an toàn, thông suốt, khơi thông và gia tăng các nguồn vốn của địa phương cũng như các nguồn vốn khác, hỗ trợ giải ngân giúp người nghèo, đối tượng chính sách khác đang chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhằm tạo việc làm, mở rộng sản xuất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống NHCSXH từ trung ương đến địa phương đã được xác định ngay từ những tháng đầu năm 2021.
Có thể nói, cả hệ thống NHCSXH đang nỗ lực thực hiện mục tiêu của Chính phủ giao: Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Ngân hàng chính sách xã hội thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến để chỉ đạo và triển khai công tác phòng, chống dịch dịch COVID-19, coi đây là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, nghiêm túc thực hiện quy tắc "5K", có các biện pháp bảo đảm an toàn đối với cả cán bộ ngân hàng cũng như khách hàng đến giao dịch, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để làm việc. Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện chủ động xây dựng phương án, kịch bản ứng phó phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để bảo đảm hoạt động thông suốt, an toàn ở những địa bàn không bị cách ly. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt những thiệt hại bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 từ đó có biện pháp hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn giúp khách hàng khôi phục sản xuất - kinh doanh. Đối với các xã bị khoanh vùng, cách ly, để phòng chống dịch, NHCSXH ngay lập tức áp dụng biện pháp tạm dừng thu nợ gốc, thu lãi cho đến khi có thể tổ chức hoạt động giao dịch bình thường. Tham mưu cho chính quyền các cấp tiếp tục tăng cường nguồn ủy thác để tăng nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách, mở rộng cơ hội việc làm cho các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, giảm thiểu nguy cơ tái nghèo.
Tính đến 30-6-2021, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 247.340 tỷ đồng, tăng 13.914 tỷ đồng so với năm 2020, trong đó Vốn ngân sách nhà nước: 37.869 tỷ đồng; vốn vay Ngân hàng Nhà nước, vay và nhận ủy thác nước ngoài: 10.736 tỷ đồng, giảm 27 tỷ đồng; nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng nhà nước: 90.500 tỷ đồng, tăng 9.038 tỷ đồng; phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh: 35.789 tỷ đồng, giảm 3.497 tỷ đồng (do thực hiện trả trái phiếu đến hạn); huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trên thị trường: 39.386 tỷ đồng, tăng 3.863 tỷ đồng, đạt 84% kế hoạch giao năm 2021. Một số chi nhánh đạt tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cao, như Long An (308%), Điện Biên (175%), Lâm Đồng (171%), Quảng Trị (164%), An Giang (157%), Đồng Nai (153%), Lai Châu (153%), Gia Lai (147%), Vĩnh Long (147%),... Một số chi nhánh thực hiện còn thấp, như Hà Tĩnh, Nam Định, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Bạc Liêu,... Nguồn vốn nhận ủy thác từ địa phương đạt 23.467 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,3% tổng nguồn vốn, tăng 3.152 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2021. Đến nay, 63/63 chi nhánh có vốn ủy thác địa phương tăng so với năm 2020; 52/63 chi nhánh đã hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch năm 2021.
Tổng doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm đạt 48.217 tỷ đồng, với gần 1,3 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng doanh số thu nợ đạt hơn 33.665 tỷ đồng, chiếm 70% tổng doanh số cho vay. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho gần 249 nghìn lao động, trong đó 1,6 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 16 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng 879 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 3,6 nghìn căn nhà ở cho các đối tượng chính sách…
Cùng với việc tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tín dụng năm 2021 được giao, NHCSXH tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác và các ngành, các cấp tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý nợ, phòng ngừa nợ xấu phát sinh trong quá trình hoạt động. Vì vậy, chất lượng tín dụng chính sách tiếp tục được duy trì và giữ vững. Các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH triển khai thực hiện tốt các nội dung ủy thác, thực hiện giải ngân nhanh chóng, đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt trong điều kiện dịch COVID-19 tiếp tục tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Đến 30-6-2021, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với NHCSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội với dư nợ ủy thác là 239.433 tỷ đồng, chiếm 99,55%/tổng dư nợ, trong đó: Hội Phụ nữ chiếm 38,28%; Hội Nông dân chiếm 30,23%; Hội Cựu chiến binh chiếm 16,89%; Đoàn Thanh niên chiếm 14,15%. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phối hợp với NHCSXH củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) và điểm giao dịch xã, duy trì hoạt động ổn định, an toàn hiệu quả của 10.468 điểm giao dịch xã và 170.629 tổ TK&VV, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các bên cũng như hiệu quả triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn cả nước. Các hoạt động giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng chính sách của Chính phủ, tiết giảm chi phí, thực hiện quy chế dân chủ, công khai và tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi tín dụng chính sách xã hội.
Bên cạnh công tác chuyên môn, cán bộ và người lao động trong hệ thống NHCSXH cũng đang chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh thông qua các hoạt động an sinh xã hội. Tính đến ngày 29-7-2021, NHCSXH đã nhận được 171 hồ sơ đề nghị vay vốn từ người sử dụng lao động với số tiền gần 111,2 tỷ đồng để trả lương 30.906 lượt người lao động. Trong đó, đã phê duyệt 125 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền trên 99 tỷ đồng để trả lương cho 29.619 lượt người lao động theo Quyết định số 23-QĐ/TTG, của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời phê duyệt lương hỗ trợ ngừng việc, hỗ trợ sản xuất đến tay 30.000 lượt người lao động do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Các cấp công đoàn NHCSXH thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền 25.928 triệu đồng, trong đó, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tổng số tiền 14.895 triệu đồng.
Thách thức lớn cần chung tay tháo gỡ
Với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 đang ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người dân khi các chuỗi sản xuất tiêu dùng tại nhiều địa phương cũng như cả nước bị đứt gãy, sản xuất và tiêu dùng đình trệ, nguy cơ tái nghèo có xu hướng gia tăng. Cùng với đó là nhu cầu rất lớn của người dân chuyển đổi việc làm sinh kế để ổn định kinh tế và đời sống gia đình. Trong bối cảnh nguồn vốn ủy thác từ ngân sách nhà nước còn hữu hạn, NHCSXH đang tập trung tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ giao nhằm hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, còn tích cực huy động các nguồn vốn khác. Theo đó, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 và Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10-6-2021, của Ban Bí thư, “Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” trong giai đoạn mới. Các chi nhánh NHCSXH các tỉnh, thành phố tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Chủ động tham mưu, báo cáo, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVJD-19 theo chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, bảo đảm hoạt động của toàn hệ thống hiệu quả, an toàn. Tập trung triển khai chương trình cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Tập trung huy động nguồn vốn, đẩy mạnh cho vay các chương trình tính dụng chính sách theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, bảo đảm tiến độ, thủ tục quy định, kịp thời hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phấn đấu hoàn thành sớm chỉ tiêu, kế hoạch được giao./.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh dự sinh hoạt chi bộ tại thôn Đại Lai, huyện Gia Bình  (05/10/2021)
Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc: Để người lao động thêm yên tâm, gắn bó với công việc  (05/10/2021)
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lái xe taxi  (05/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay