Vốn chính sách thức dậy miền quê khó Phú Giáo
TCCS - Với việc huy động thực hiện các chương trình, dự án của Nhà nước, trong đó đáng kể đến tập trung đầu tư nguồn vốn tín dụng chính sách, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) đã và đang vươn mình, đem lại mùa màng xanh tươi đến ngút tầm mắt.
Huyện Phú Giáo được tái thành lập tháng 8-1999 trên cơ sở các xã của hai huyện Tân Uyên, Bến Cát, chỉ toàn đường đất đỏ, bụi mù mịt vào mùa nắng, sình lầy vào mùa mưa. Ngược dòng thời gian, không chỉ có riêng các tuyến đường “khổ ải”, mà hầu hết 60 nghìn người dân tộc Tày, Nùng, Mường, Khmer, Kinh ở 11 xã, thị trấn trên địa bàn cũng vô cùng khó khăn, thiếu thốn về cuộc sống cùng nền sản xuất nông nghiệp manh mún, tỷ lệ hộ nghèo đói nhiều. Trước thực tế này, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong toàn huyện đã đoàn kết một lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn tìm các giải pháp phù hợp, mở kế đưa Phú Giáo từng bước đi lên trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Từ định hướng đúng và những giải pháp phù hợp nên trong những năm qua dù gặp không ít khó khăn thách thức nhưng các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở Phú Giáo đều đạt và vượt kế hoạch, lĩnh vực an sinh xã hội được bảo đảm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo Đoàn Văn Đồng cho biết: Đồng bào các dân tộc ngày nay đang thoát dần cảnh nghèo nàn thiếu thốn, xây dựng cuộc sống no đủ hơn, thực tế đã có không ít gia đình người Tày, Nùng, Khmer... trở thành triệu phú nhờ thâm canh giỏi về trồng trọt, chăn nuôi.
Nguyên nhân làm nên bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt thì có nhiều nhưng một nguyên nhân không thể phủ nhận, đó là Ngân hàng Chính sách xã hội đã tập trung huy động trên 560 tỷ đồng, ưu tiên đầu tư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Cùng với đó, cán bộ tín dụng chính sách đã chẳng quản những khi nắng lửa, mưa nguồn, kể cả những ngày đại dịch COVID-19 bùng phát lan rộng, thường xuyên về tận làng xã, tận tâm làm nhiệm vụ “3 cùng”: Cùng bám sát cơ sở, cùng phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, cùng hướng dẫn người nghèo và các đối tượng chính sách khác thay đổi cách nghĩ, cách làm, sử dụng vốn vay vào thâm canh lương thực, phát triển cây công nghiệp, mở rộng ngành, nghề truyền thống.
Huyện Phú Giáo đã tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm, như cao su, hồ tiêu, hình thành vùng cây ăn trái tập trung, như cam, bưởi da xanh... ven sông Bé lên 1.000ha với giá trị thu nhập bình quân 100 triệu đồng/năm/ha. Nguồn vốn chính sách còn thực sự làm điểm tựa vững chắc giúp đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, nâng cao cuộc sống. Đến nay, chỉ còn 14/711 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, vốn chính sách đánh thức miền quê nghèo và hiện lên nhiều gương sản xuất giỏi, giảm nghèo nhanh, bền vững.
Đơn cử như gia đình anh Ngưu Văn Bảo, dân tộc Khmer ở ấp 8, xã An Thới, huyện Phú Giáo. 10 năm về trước, làng quê điện chưa có, nhà ở dột nát, thiếu bộn bề. Năm 2016, thông qua Hội Nông dân địa phương, anh được vay 30 triệu đồng vốn chính sách để chăn nuôi bò và bước đầu thu kết quả nhất định. Từ động lực đó, 3 năm sau, gia đình anh vay tiếp vốn chính sách làm mô hình kinh tế VAC. Nhờ biết cách sử dụng vốn vay ngân hàng hợp lý, hơn nữa quê nhà có điện lưới, có đường đi lối lại thênh thang, đã làm đà cho anh gây dựng một cơ ngơi bao gồm đàn bò 6 con gồm bò mẹ, 2 bê con, 2ha xanh um cây keo, hồ tiêu, thu nhập gần 150 triệu đồng/năm. “Vì có Ngân hàng Chính sách xã hội đưa vốn ưu đãi và cho cán bộ tín dụng đến tận nhà hướng dẫn cho vay nên mình mới làm ra cái trang trại to lớn như thế này và gia đình giàu lên trông thấy”, anh Ngưu Văn Bảo phấn khởi nói.
Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Giáo Phạm Quốc Du cho biết: Đơn vị luôn thực hiện đầy đủ các chủ trương, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững và tín dụng chính sách; triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40 và Kết luận số 06 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết số 68 và Quyết định 23 của Chính phủ về hỗ trợ cho đối tượng người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương chủ động phòng, chống, ứng phó với các tình huống diễn biến của dịch bệnh; tập trung thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống, ứng phó tốt đại dịch COVID-19, vừa thực hiện thắng lợi, các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng được giao, phấn đấu không ngừng nghỉ công tác huy động tăng nhanh nguồn lực, khơi thông dòng chảy nguồn vốn chính sách chảy đều đặn, an toàn đến đúng đối tượng thụ hưởng trong mọi lúc, khắp mọi nơi./.
Tỉnh Vĩnh Phúc: 7 tháng 2021, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng 17%  (01/08/2021)
Petrovietnam chủ động, linh hoạt, sáng tạo để thực hiện “mục tiêu kép”  (23/07/2021)
Vietcombank ra mắt ngân hàng số cho khách hàng doanh nghiệp cao cấp  (21/07/2021)
Agribank giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua đại dịch COVID-19  (16/07/2021)
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi 3.311 tỷ đồng  (16/07/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay