Triển khai nhiều giải pháp giúp du lịch tỉnh Quảng Ninh vượt khó
TCCS - Với các chính sách kích cầu du lịch, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẳng định là điểm đến hấp dẫn, an toàn, lượng khách du lịch tăng dần trong thời gian gần đây. Song, thực tế là những khó khăn đối với ngành du lịch còn không ít nên các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch mong muốn có thêm các chính sách hỗ trợ từ nhiều phía.
Ngay sau khi làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19 được kiểm soát, đầu tháng 9-2020, tỉnh đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tăng cường kích cầu du lịch nội địa, nội tỉnh, giúp các doanh nghiệp dịch vụ, du lịch có thể phục hồi sau một thời gian bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương ban hành quyết sách quan trọng đó là thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 256/2020/NQ-HĐND, ngày 14-5-2020, về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2020 với gói kích cầu khoảng 100 tỷ đồng.
Cùng với chính sách giảm giá cho du khách, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai cuộc vận động người Quảng Ninh ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, trong đó trọng tâm là kích cầu toàn diện du lịch nội tỉnh, thu hút du khách, thúc đẩy người Quảng Ninh đi du lịch Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức phát động và triển khai các chương trình kích cầu du lịch trong tình hình mới gắn với việc phát động các chương trình du lịch, như “Người Quảng Ninh đi du lịch Quảng Ninh”; “Tuần ẩm thực hải sản Quảng Ninh”; chuỗi hoạt động du lịch tâm linh “Thu đoàn viên, tìm an yên”; kỷ niệm ngày Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn; chuỗi hoạt động du lịch trải nghiệm; tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa nghệ thuật, thể thao; hội chợ OCOP…
Thời gian qua, từ tỉnh đến các ngành, địa phương, doanh nghiệp cũng tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, giải trí nhằm tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách, như Lễ hội mùa vàng ở Bình Liêu, chương trình “Duyên dáng Hạ Long”...
Cùng với đó, tỉnh đang đẩy mạnh chiến dịch truyền thông, khẳng định Hạ Long, Quảng Ninh là điểm đến “an toàn, thân thiện, trách nhiệm” với thông điệp “đi lại an toàn, vui chơi an toàn, nghỉ dưỡng an toàn” với sự tham gia tích cực của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch, đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, kích cầu du lịch Quảng Ninh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thúc đẩy kết nối đường bay đến Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.
Những tháng cuối năm, du lịch Quảng Ninh sẽ rơi vào mùa thấp điểm đối với lượng khách nội địa. Trước thực tế hiện nay, ngành du lịch chỉ có thể tập trung kích cầu du lịch trong nước. Do đó, khó khăn đối với ngành du lịch nói chung và doanh nghiệp du lịch, dịch vụ nói riêng còn không ít.
Giám đốc Công viên Mặt trời Hạ Long Trần Văn Minh cho biết: Cùng với giải pháp kích cầu của tỉnh, từ ngày 3-10, Công viên đã thực hiện giá vé ưu đãi đồng giá 100 nghìn đồng tại Công viên rồng và 200.000 - 250.000 đồng tại khu vực Cáp treo Nữ hoàng. Lượng khách đã tăng từ 30% - 40% so với những ngày đầu mở cửa trở lại. Giống như một số địa phương phía Bắc, du lịch Quảng Ninh vẫn còn mang tính mùa vụ. Thời điểm những tháng cuối năm là mùa thấp điểm của du lịch nội địa. Do đó, tỉnh cần có những giải pháp kích cầu mạnh mẽ hơn nữa, nhất là vào các dịp lễ, tết... Đồng thời, đưa các nông sản địa phương trở thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tăng cường quảng bá những hình ảnh về cảnh quan, dịch vụ, con người trên nhiều phương tiện truyền thông.
Còn theo Chi hội phó Chi hội tàu du lịch Hạ Long Nguyễn Văn Phượng, khách du lịch tới Quảng Ninh đang tăng dần song tập trung vào hai ngày cuối tuần. Trong khi đó, các chi phí về thuế, khấu hao tài sản, nhân công, bến bãi... vẫn phải thực hiện đầy đủ khiến các cơ sở kinh doanh tàu tiếng, tàu nghỉ đêm... khó thêm khó. Do đó, các cấp, ngành và địa phương cần nghiên cứu, xem xét cho cơ sở kinh doanh tàu trên Vịnh Hạ Long thực hiện kê khai và nộp thuế theo chuyến thay vì khoán theo tháng như hiện nay. Đồng thời, giãn, hoãn, miễn giảm lãi suất các khoản vay đến hết năm 2021 để các đơn vị có thể phục hồi khi dịch COVID-19 được kiểm soát./.
Vận dụng quy luật kinh tế trong quá trình phát triển văn hóa, nghệ thuật ở nước ta hiện nay  (31/10/2020)
Tỉnh Quảng Ninh khai thác tốt tiềm năng phát triển du lịch  (30/10/2020)
VietinBank đạt kết quả tốt nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả, hợp lý  (28/10/2020)
Du khách trải nghiệm dịch vụ nghỉ đêm đẳng cấp giữa lòng kỳ quan  (28/10/2020)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên