Thành phố Hà Nội đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
TCCS - Cải cách thủ tục hành chính được thành phố Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó, chú trọng xây dựng cơ chế liên thông trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính và đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại.
Quyết liệt trong việc chỉ đạo
Để triển khai thực hiện, thành phố đã ban hành 9 văn bản liên quan đến kiểm soát cải cách thủ tục hành chính (TTHC), cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Trên cơ sở kế hoạch, chỉ đạo của thành phố, các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã đã ban hành các kế hoạch để triển khai nhiệm vụ kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, thực hiện cơ cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các đơn vị.
Ủy ban nhân dân thành phố đã thông qua phương án đơn giản hóa: 4 TTHC thuộc Sở Xây dựng; 22 TTHC thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; 4 TTHC thuộc Sở Quy hoạch và Kiến trúc; ban hành 25 quyết định công bố danh mục TTHC (lĩnh vực giáo dục đào tạo, lao động - thương binh và xã hội, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tư pháp, nội vụ, công thương, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường…), trong đó công bố 3 TTHC, danh mục 571 TTHC, thay thế 54 TTHC, bãi bỏ 540 TTHC. Ban hành 15 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính (lĩnh vực tư pháp, lao động - thương binh và xã hội, công thương, nội vụ, khoa học và công nghệ, văn hóa và thể thao, giao thông vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp và phát triển nông thôn, ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, tài nguyên và môi trường). Các quyết định công bố danh mục TTHC sau khi ban hành, đã được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định. Bên cạnh các hình thức công khai nêu trên, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã kết nối, tích hợp dữ liệu TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với Cổng Giao tiếp điện tử của Hà Nội.
Bên cạnh việc quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, Ngày 25-3-2022, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 95/KH-UBND, về thông tin, tuyên truyền việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các nội dung của Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022. Mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó hướng mục tiêu lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố. Việc làm này góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, duy trì và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của thành phố thuộc nhóm địa phương dẫn đầu của cả nước.
Đồng thời, phát hiện và phản ánh chính xác, kịp thời những mặt tích cực, những sáng kiến, giải pháp, mô hình, tấm gương tiêu biểu hoặc những biểu hiện, hành vi chưa đúng của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ tại cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn thành phố và các nội dung nhiệm vụ, kết quả thực hiện Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông” của thành phố. Đẩy mạnh tuyên truyền về quyền, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp, công dân trong mối quan hệ với cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, thông tin rộng rãi đến cộng đồng người dân và doanh nghiệp về hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính của thành phố. Hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện, tra cứu tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính được tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa, qua dịch vụ bưu chính công ích, trên môi trường điện tử ở mức độ 3, 4 qua Cổng dịch vụ công của thành phố và Cổng dịch vụ công quốc gia.
“Nói là làm”, thực chất, không hình thức
Nhờ việc quyết liệt chỉ đạo, đồng thời tăng cường tuyên truyền, kết quả thành phố Hà Nội có nhiều đổi mới trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, được người dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đánh giá cao. Tính đến ngày 13-9-2022, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố là: 1.894 TTHC, trong đó cấp sở, cơ quan tương đương sở là: 1.535 thủ tục, cấp huyện là: 252 thủ tục và cấp xã là: 107 thủ tục (chưa tính 18 thủ tục lĩnh vực thanh tra gồm khiếu nại, tố cáo, giải quyết đơn thư…).
Đến tháng 9-2022, 100% số TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tiếp nhận hồ sơ hành chính, các yêu cầu cơ bản đối với cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận một cửa đã được các đơn vị quan tâm và thực hiện theo quy định. Một số đơn vị có cảnh quan sạch đẹp, bộ phận một cửa khang trang, hiện đại, như các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông Vận tải; Xây dựng, Tài chính; một số quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hà Đông, Thanh Oai, Quốc Oai, Thanh Xuân, Gia Lâm, Đống Đa, Tây Hồ....
Để triển khai thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo hướng điện tử thống nhất trên toàn thành phố, đáp ứng yêu cầu tại Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6-1-2022, của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố ban hành Công văn số 382/UBND-KSTTHC, ngày 11-1-2022, yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện Nghị định số 107/NĐ-CP, ngày 6-12-2021, của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, ngày 23-4-2018, của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; chỉ đạo rà soát, đánh giá việc triển khai mô hình mẫu bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC hiện đại các cấp của thành phố Hà Nội. Hiện, thành phố đang tập trung hoàn thiện mô hình mẫu bộ phận một cửa theo hướng điện tử gắn với Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 6-1-2022, của Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần đổi mới cải cách, có sự liên thông giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện TTHC.
Ngày 28-3-2022, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 97/KH-UBND về rà soát, thống kê, xây dựng quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC) của các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội. Thực hiện nhiệm vụ được UBND thành phố giao, các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố đã rà soát, đánh giá, thống kê và đề xuất các quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC) theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng ISO. Tính đến 15-7-2022, các cơ quan hành chính thuộc thành phố đã phê duyệt 5859 quy trình giải quyết công việc nội bộ (ngoài TTHC), trong đó 305 quy trình giải quyết công việc nội bộ tại cấp sở; 1.688 quy trình giải quyết công việc nội bộ tại cấp huyện; 3.755 quy trình giải quyết công việc nội bộ tại cấp xã và 111 quy trình liên thông giải quyết công việc cấp huyện.
Ngày 1-6-2022, UBND thành phố ban hành Quyết định số 1837/QĐ-UBND, về việc ban hành quy chế phối hợp thực hiện liên thông các TTHC khi thực hiện TTHC lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tài nguyên và môi trường; tư pháp và thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan, đơn vị phối hợp liên thông, giải quyết TTHC thông suốt, hiệu quả, rút ngắn thời gian, giảm thời gian đi lại của người dân, tổ chức trong thực hiện TTHC.
Thành phố Hà Nội đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch số 161/KH-UBND, ngày 12-7-2021, của UBND thành phố về việc triển khai Đề án 468 của Chính phủ và Kế hoạch số 259/KH-UBND, ngày 19-11-2021, của UBND Thành phố về số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội. Hiện nay, các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đang triển khai việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo hướng dẫn của văn phòng UBND thành phố.
Để cải cách thủ tục hành chính và đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại hướng đến sự hài lòng của nhân dân, thực sự phục vụ nhân dân, UBND thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng việc lắng nghe ý kiến đóng góp, phản ánh của nhân dân về công tác cải cách hành chính của thành phố. Tính đến ngày 8-9-2022, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã tiếp nhận, xử lý theo quy định đối với 1061 phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính qua đường dây nóng (số điện thoại 0243.934.6034), địa chỉ hộp thư điện tử (kiemsoatthutuchanhchinh@hanoi.gov.vn) và trên Cổng dịch vụ công quốc gia, thành phố đã chỉ đạo văn phòng UBND thành phố triển khai xây dựng kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo.
Để đánh giá chất lượng giải quyết TTHC, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 5432/QĐ-UBND, ngày 30-12-2021, về việc Ban hành Quy định về tổ chức đánh giá việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn thành phố. Hiện nay, qua văn phòng UBND thành phố, thành phố đang hướng dẫn triển khai công tác đánh giá chất lượng giải quyết TTHC; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị có liên quan hoàn thiện chức năng đánh giá trực tuyến và tổng hợp, công khai kết quả đánh giá TTHC trên cổng dịch vụ công và hệ thống một cửa điện tử dùng chung ba cấp của thành phố, để nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính và đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng hiện đại của thành phố ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nhân dân thủ đô./.
Thành phố Hà Nội tiên phong trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả nền hành chính  (07/10/2022)
Đẩy mạnh hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19  (06/10/2022)
Hà Nội: Tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn  (05/10/2022)
Tiếp tục phát huy sức trẻ của thanh niên Thủ đô  (05/10/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển