Agribank thúc đẩy hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam
TCCS - Trải qua hơn 30 năm đổi mới, diện mạo đất nước có nhiều đổi thay, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những thành tựu quan trọng đó có phần đóng góp tích cực từ kết quả đạt được của hoạt động tài chính vi mô mà các tổ chức tín dụng, trong đó có Agribank đã và đang tích cực triển khai thông qua hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp, người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn vốn, dịch vụ tài chính, ngân hàng một cách thuận tiện và phù hợp.
Xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới thông qua hoạt động tài chính vi mô
Xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, thúc đẩy bình đẳng giới là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Ngày 22-1-2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 149/QĐ-TTg. Mục tiêu của chiến lược đó là mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Thực tế đã chứng minh, tài chính vi mô có vai trò quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện, là hoạt động có ý nghĩa xã hội sâu sắc và ngày càng lớn mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở tầm nhìn chính sách, Ngân hàng Nhà nước đã xác định tài chính vi mô là một mũi nhọn trong mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Một khía cạnh trong đó được đẩy mạnh những năm gần đây là tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, lĩnh vực gắn với sứ mệnh của Agribank.
Với mạng lưới rộng khắp trên cả nước gồm 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, vùng sâu, vùng xa, huyện đảo… và luôn tiên phong, chủ lực cung ứng tín dụng, sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vốn tín dụng của Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Việt Nam. Tiên phong, chủ lực triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Thông qua triển khai cho vay xây dựng nông thôn mới đến 100% số xã trên cả nước, Agribank có đóng góp tích cực đối với thành công vượt bậc của quá trình xây dựng nông thôn mới nước ta khi 54% số xã và 110 huyện đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước thời hạn gần 2 năm. Linh hoạt trong huy động vốn, ưu tiên chuyển tải vốn từ địa bàn thành thị về nông thôn, Agribank đã mở rộng hoạt động tài chính vi mô trên toàn quốc với trên 14 triệu khách hàng sử dụng sản phẩm huy động vốn, 4 triệu khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng và trên 11 triệu tài khoản thanh toán.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tài chính vi mô
Agribank không ngừng đơn giản hóa thủ tục cho vay, cải tiến mô hình, phương thức cho vay, kết hợp với chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai trên 68.000 tổ vay vốn với gần 1,5 triệu thành viên; triển khai an toàn 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng với gần 8.200 phiên giao dịch, phục vụ hơn 800 nghìn khách hàng tại trên 400 xã trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi đối với hộ gia đình, cá nhân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng; triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng, đến nay doanh số cho vay chương trình đạt trên 7.400 tỷ đồng với 193.000 hộ gia đình, cá nhân được bổ sung vốn phục vụ nhu cầu hợp pháp và cấp thiết, nâng cao đời sống của người dân tại các địa bàn nông thôn…
Hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ được Agribank xác định lấy khách hàng là trung tâm, mở rộng cơ sở khách hàng, phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích, Agribank chính thức triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn, với mục tiêu gia tăng sự tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các cá nhân, gia đình cũng như các dịch vụ thanh toán văn minh, hiện đại trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Trong hệ thống tổ chức tín dụng, Agribank vượt lên dẫn đầu về cho vay hộ sản xuất và cá nhân với tốc độ tăng trưởng lĩnh vực này đạt trung bình 12% - 13%/năm, đồng thời tăng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa với mục đích hỗ trợ các loại hình kinh tế này phát huy vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Với các dịch vụ tài chính đa dạng, như cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm… và mạng lưới hoạt động rộng khắp, Agribank đã giúp những người dân, đặc biệt trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, ổn định sản xuất, kinh doanh, từ đó tăng thu nhập và ổn định cuộc sống, hướng tới mục tiêu xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững; từng bước khẳng định vai trò không thể thiếu của Agribank trong lĩnh vực cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính hướng về các đối tượng khách hàng có thu nhập thấp với những khoản vay nhỏ, phát huy vai trò chính trị của ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước trong công cuộc đổi mới, khẳng định vai trò chủ lực trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng, nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại./.
Đến ngày 31-12-2019, Agribank có tổng tài sản đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt trên 1,34 triệu tỷ đồng. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 1,3 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt trên 1,12 triệu tỷ đồng. Thu dịch vụ đạt gần 6.700 tỷ đồng. Agribank được Công ty Brand Finance xếp hạng 190 trong top 500 Thương hiệu ngân hàng giá trị lớn nhất toàn cầu (Brand Finance Banking 500) năm 2020; là Quán quân các ngân hàng thương mại được vinh danh vị trí thứ 8 trong Bảng xếp hạng VNR500; Top 20 trong danh sách xếp hạng 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam; giải thưởng Sao Khuê; “Ngân hàng hỗ trợ đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tiêu biểu”, “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”…
Ngân hàng Chính sách xã hội đồng hành cùng người nghèo trên từng cung đường phát triển  (11/03/2020)
Mùa xuân đẹp giàu trên quê hương Hưng Yên  (05/02/2020)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng dự giao ban đầu xuân tại Ngân hàng Chính sách xã hội  (30/01/2020)
Điểm tựa đẩy nhanh tiến trình phát triển bền vững  (23/01/2020)
Bước chuyển mạnh trong nỗ lực giảm nghèo  (31/12/2019)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển