Để kinh tế tư nhân và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển hiệu quả
TCCSĐT - Đó là mục tiêu của cuộc tọa đàm với chủ đề “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh” được Tạp chí Cộng sản tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 05-9-2018. Đồng chí Phạm Tất Thắng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản dự và chủ trì buổi tọa đàm.
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, đồng chí Phạm Tất Thắng nêu rõ: Mục đích của Tọa đàm là nhằm đánh giá tình hình và thực trạng cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Để đạt được mục tiêu đề ra, đồng chí Phạm Tất Thắng mong muốn các nhà khoa học tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và kinh tế tư nhân ở Việt Nam; đánh giá thực trạng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, sự phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua; đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân ở Thành phố trong thời gian tới.
Tiếp đó, ý kiến trong phần tham luận của các nhà khoa học đều cho rằng, cổ phần hóa là giải pháp quan trọng nhất trong tiến trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Chính vì thế, nhiều năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và kết quả bước đầu cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và giải quyết được nhiều quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên, các ý kiến còn nhận định, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại địa phương này cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định, đó là: Thời gian cổ phần hóa diễn ra chậm; trong quá trình cổ phần hóa, khâu giao tài sản cố định và xác định giá trị doanh nghiệp mất nhiều công sức và thời gian. Mặc dù đã có sự cải tiến nhưng do nhận thức, cách hiểu và cách làm cộng với những khó khăn tồn đọng về công nợ dây dưa kéo dài từ nhiều năm nên thời gian xử lý thường vượt quá thời gian quy định.
Phân tích về những khó khăn, vướng mắc, PGS, TS. Phương Ngọc Thạch cho rằng, doanh nghiệp nhà nước mặc dù được Nhà nước đầu tư nhưng lại gặp nhiều khó khăn, rào cản về cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh, chưa được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác (doanh nghiệp thân hữu, doanh nghiệp FDI). Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà nước hiện nay nằm trong tình trạng thiếu thốn nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Thiềng Đức, nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố và nhiều ý kiến khác cho rằng, dưới sức ép của hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, với sức ép từ kinh tế tư nhân và kinh tế từ doanh nghiệp FDI được ưu đãi đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa, làm cho vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước không phát huy được.
Để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả, các đại biểu cho rằng, Thành phố cần quyết liệt trong việc xử lý những vấn đề phát sinh mới trong quá trình cổ phần hóa, khi xảy ra những tình huống mà trước kia chưa lường hết, như việc thông thầu, thoái thầu và nhất là ép giá đối với người lao động; hướng dẫn cụ thể về chế độ lương thưởng, phụ cấp cho người đại diện vốn nhà nước trong công ty cổ phần, quy chế mẫu quy chế tài chính của các tổng công ty và công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Đẩy mạnh cải cách công tác quản lý và cung ứng dịch vụ công, hình thành dịch vụ công thông minh để thực hiện chức năng phục vụ xã hội của Nhà nước. Tập trung vào các khía cạnh mà doanh nghiệp còn nhiều quan tâm, như: xây dựng chuỗi liên kết, tự động hóa; chú trọng việc phát triển mạng lưới cung ứng vệ tinh ở các địa phương trong nước.
Đối với phát triển kinh tế tư nhân, ý kiến các nhà khoa học cho rằng, Thành phố cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách đất đai, tài chính, tín dụng, lao động - tiền lương, hỗ trợ về đào tạo, khoa học - công nghệ nhằm bảo đảm tối đa sự thuận lợi cho môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kinh tế để kinh tế tư nhân phát triển. Cùng với thực hiện những chính sách mang tính đột phá, Thành phố cần bảo đảm các yếu tố thuận lợi, kích thích cho phong trào khởi nghiệp tăng mạnh, khuyến khích đẩy nhanh tiến trình hình thành và mở rộng hoạt động của các loại hình doanh nghiệp tư nhân tham gia sâu, mạnh mẽ hơn nữa vào nền kinh tế đất nước./.
Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng chung sau thí điểm hợp nhất  (05/09/2018)
Khắp nơi trong cả nước rộn ràng không khí khai giảng năm học mới  (05/09/2018)
Vietsovpetro tìm thấy và khai thác dầu trong đá móng như thế nào?  (05/09/2018)
Phòng, chống tham nhũng - Bài học hôm qua, hành động hôm nay  (05/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên