Cách mạng Tháng Mười Nga: Cội nguồn của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
16:02, ngày 27-10-2017
TCCSĐT - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người. Nhờ ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc tìm thấy được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Từ thắng lợi của Cách mạng Việt Nam theo con đường Cách mạng Tháng Mười, đến quan hệ Việt Nam - Liên xô (trước đây) và ngày nay là quan hệ Việt - Nga tiếp tục phát triển bền chặt.
Cách mạng Tháng Mười Nga - Ngọn nguồn của quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu phải có con đường cứu nước mới. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Nguyễn Tất Thành đã sớm trăn trở con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1911, Người đã: “…đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(1). Các cuộc cách mạng tư sản được Nguyễn Ái Quốc quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Từ nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “Mỹ tuy cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo cách mệnh lần thứ hai”(2). “Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, là chưa phải cách mệnh đến nơi”(3). Cách mạng tư sản Pháp, Mỹ không đáp ứng được mục tiêu tự do, độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân mà Người ấp ủ. Tháng 7-1920, khi đọc: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin đăng trên báo L,Humanité số ra ngày 16 và 17-7-1920, Người đã tìm thấy con đường giành độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào. Người cho rằng: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”(4). Nghiên cứu kinh nghiệm Công xã Pari 1871, Người nhận thấy: “Ngày 18-3, thợ thuyền Pari nổi lên làm cách mệnh cộng sản (Công xã)”(5), nhưng “vì thợ thuyền còn non nớt, tổ chức không khéo, và lại Đức giúp cho tư bản Pháp đánh lại thợ thuyền, nên cuối tháng 5 thì cách mệnh thất bại”(6). Nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”(7). Tham gia Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp (25-12-1920), Người tham gia tích cực vào Ủy ban Quốc tế III của Đảng Xã hội Pháp với mục đích vận động Đảng gia nhập Quốc tế III và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười Nga. Tại Đại hội này, Người đứng về Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở nước Pháp mà Người còn đến Liên Xô để vừa nghiên cứu và công tác trong Quốc tế Cộng sản, vừa trực tiếp giúp đỡ, đào tạo, huấn luyện lớp các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên, nòng cốt trong quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi chuẩn bị về mọi mặt, Người đã chủ động lãnh đạo tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, Điều lệ xây dựng Đảng… xác định toàn diện con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh sục sôi thời kỳ 1930-1931 là hình ảnh cụ thể về tác động của cuộc Cách mạng Tháng Mười tới cách mạng Việt Nam.
Vận dụng sáng tạo những bài học của Cách mạng Tháng Mười, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử thách và khó khăn, giành được thắng lợi vĩ đại đầu tiên. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, thực dân Pháp với dã tâm đô hộ nước ta một lần nữa, ngày 23-8-1945 chúng đã nổ súng xâm lược Nam Bộ, buộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(8). Sau Chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông năm 1947), để tiếp tục phát triển đường lối kháng chiến, kiến quốc, lãnh đạo toàn dân đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới” (9). Ngày 30-01-1950, Chính phủ Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở trang lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Nga ngày nay.
Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng phát triển
Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây, ngày nay là quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đến nay đã trải qua 67 năm. Trong 67 năm, dù trải qua những thăng trầm nhưng quan hệ đó đang ngày càng phát triển bền chặt, về cơ bản được trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1950 - 1990: Trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, tháng 01-1950, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, công nhận địa vị pháp lý chính đáng của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sản Liên Xô, đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ”. Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong 40 năm (1950-1990) đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Giai đoạn 1991-2000: Vào cuối năm 1991, Liên Xô giải thể, 15 nước cộng hòa thành viên của Liên Xô trở thành những quốc gia độc lập. Riêng Liên bang Nga trở thành nước kế thừa Liên Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX là những năm khó khăn nhất trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Nga. Từ giữa những năm 90, quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Nga bắt đầu khởi sắc nhờ những nỗ lực của hai nước trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ song phương. Hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Nga vào tháng 6-1994 nhân chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bắt đầu từ đây, nhiều hiệp định, văn bản hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau đã được ký kết, vừa tạo cơ sở pháp lý, vừa đề ra các phương hướng và biện pháp thúc đẩy tiến trình hợp tác toàn diện hơn giữa hai nước Việt Nam và Nga. Hai bên bắt đầu phối hợp hợp tác trong các diễn đàn đa phương, các tổ chức quốc tế.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Quan hệ đối tác chiến lược được xác lập và ngày càng đi vào chiều sâu. Sự kiện đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Nga (kể cả thời Liên Xô) - chuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin (3-2001). Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược cùng nhiều văn kiện hợp tác quan trọng khác, xác định khuôn khổ pháp lý mới cho hợp tác Việt Nam - Nga trên cơ sở tin cậy, chặt chẽ và lâu dài. Ngày 27-7-2012, Việt Nam và Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Giữa hai nước liên tục diễn ra các chuyến thăm hữu nghị chính thức, các cuộc hội đàm, trao đổi, gặp gỡ. Lãnh đạo hai nước có sự nhất trí, có chung quan điểm, nhận thức về nhiều vấn đề quốc tế cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Sau khi Liên Xô giải thể (1991), quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga có phần “trầm lắng” do những “băn khoăn” chưa được giải đáp. Tuy nhiên, vượt qua sự khác biệt, thăng trầm, quan hệ giữa hai nước dần được củng cố, phát triển đúng hướng và đạt kết quả tốt đẹp, trên nhiều lĩnh vực. Tháng 6-1994, hai bên đã thống nhất ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, làm cơ sở để thiết lập nền móng cho quan hệ giữa hai nước. Trên nền tảng đó, tháng 3-2001, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ “Đối tác chiến lược Việt - Nga”, đã chính thức hiện thực hóa khuôn khổ quan hệ song phương trong thế kỷ XXI. Tiếp sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống V. Putin năm 2001 và chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2002, Tổng thống Nga V. Putin thăm Việt Nam lần thứ 2 vào tháng 11-2006; Thủ tướng Nga, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Nga thăm Việt Nam năm 2005 và 2006. Các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đi thăm Nga như chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (năm 2007); chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (năm 2008); chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (năm 2009). Thông qua các chuyến thăm cấp cao, hai bên đã triển khai nhiều cơ chế đối thoại thường xuyên để trao đổi về các vấn đề an ninh, chính trị cùng quan tâm, từ đó phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, trước hết là tại Liên hợp quốc, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… Việt Nam cũng ủng hộ mạnh mẽ việc Nga gia nhập tiến trình Hợp tác Á-Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thời gian này, các cuộc trao đổi đoàn cấp cao cũng diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Đặc biệt chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ 3 đến Việt Nam ngày 12-11-2013 của Tổng thống V. Putin và chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11-2014) được xem là dấu mốc quan trọng, tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, trọng tâm là phát triển quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư. Theo đó, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc họp liên chính phủ nhằm thúc đẩy và tạo nhiều điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của mỗi bên tiến hành kinh doanh, đầu tư lẫn nhau; ký hàng chục thỏa thuận về tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ trên hầu hết các lĩnh vực. Hợp tác kinh tế Việt - Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột gồm thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện với kim ngạch song phương tăng từ 500 triệu USD năm 2001 lên gần 3 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, về đầu tư, Nga có khoảng trên 100 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD, đứng thứ 17, trong 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, kể cả năng lượng nguyên tử; khai khoáng và công nghiệp chế biến... Tháng 10-2016, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga, Acmenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan) và Việt Nam đã có hiệu lực. Theo đó, Việt Nam nhận được quyền ưu tiên gia nhập thị trường chung nhiều tiềm năng của 5 nước liên minh Á - Âu nêu trên với quy mô GDP đạt trên 2.200 tỷ USD/năm và khoảng 183 triệu dân. Những năm gần đây, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Nga tại châu Á và xếp thứ hai trong Cộng đồng ASEAN. Các chính sách ưu tiên hợp tác phát triển với Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đã được Tổng thống V.Pu-tin phê duyệt năm 2013. Ngược lại, 5 thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu cũng được quyền ưu đãi trong việc đưa các sản phẩm vào thị trường Việt Nam nhiều tiềm năng, nơi có số dân hơn 90 triệu người (10).
Quan hệ quân sự, quốc phòng giữa Việt Nam - Liên bang Nga đã có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thực chất, nhất là trong hợp tác về đào tạo cán bộ, chuyển giao vũ khí, trang bị... Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy và triển vọng trong hợp tác trên lĩnh vực quân sự. Thông qua các chuyến thăm cấp cao, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định hợp tác trên lĩnh vực này, như: Thoả thuận về phương hướng hợp tác quân sự (1994); Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự (10-1998); thành lập Ủy ban liên chính phủ về các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự... Hai bên cam kết thúc đẩy mở rộng hợp tác kỹ thuật - quân sự theo hướng: Nga sẽ bảo đảm hiện đại hóa vũ khí, trang bị các lực lượng hải quân, không quân và phòng không của Việt Nam. Trong đào tạo cán bộ quân sự, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Theo đó, hai bên đã ký hợp đồng khung về đào tạo quân nhân Việt Nam tại các trường quân sự của Nga (4-2002); thống nhất ưu tiên thúc đẩy hợp tác đào tạo quân sự (2007). Đến nay, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ và lưu học sinh quân sự sang học tập tại các trường trong và ngoài quân đội của Nga. Phía Nga cam kết, tiếp tục và mở rộng đào tạo cán bộ quân sự cấp cao cho Việt Nam tại các học viện, nhà trường của Nga.
Hợp tác văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật phong phú, đa dạng với các ngành, các lĩnh vực khác nhau như hợp tác về giáo dục, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa... Nga giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ cán bộ, công nhân, chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý hoạt động khoa học - công nghệ. Cộng đồng người Việt hiện đang sinh sống làm ăn kinh doanh tại Nga, cũng như hàng nghìn lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo tại Nga, luôn gắn bó và coi Nga là quê hương thứ hai của mình. Thông qua các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là Hội hữu nghị Việt - Nga, Nga - Việt, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước diễn ra sôi nổi hằng năm, trong đó có việc tổ chức Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam, Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, giao lưu gặp gỡ thầy trò Xô-Việt, Tuần phim Nga tại Việt Nam... Chính sự giao lưu và kết nối giữa nhân dân hai nước là sợi dây bền chặt gắn kết hai quốc gia, góp phần không ngừng củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Một thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá trị đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là với cách mạng Việt Nam, trước hết và trên hết là chỉ ra cho nhân loại cần lao con đường tự giải phóng mình và giai cấp mình. Trải qua 67 năm, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga bắt nguồn từ quan hệ Việt Nam - Liên Xô, với tiền đề quyết định là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, dù trải qua thăng trầm nhưng ngày càng phát triển bền chặt./.
Lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX đặt ra yêu cầu phải có con đường cứu nước mới. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Nguyễn Tất Thành đã sớm trăn trở con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1911, Người đã: “…đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(1). Các cuộc cách mạng tư sản được Nguyễn Ái Quốc quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Từ nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789), Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: “Mỹ tuy cách mạng thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo cách mệnh lần thứ hai”(2). “Ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản, là chưa phải cách mệnh đến nơi”(3). Cách mạng tư sản Pháp, Mỹ không đáp ứng được mục tiêu tự do, độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân mà Người ấp ủ. Tháng 7-1920, khi đọc: “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin đăng trên báo L,Humanité số ra ngày 16 và 17-7-1920, Người đã tìm thấy con đường giành độc lập dân tộc, tự do cho đồng bào. Người cho rằng: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”(4). Nghiên cứu kinh nghiệm Công xã Pari 1871, Người nhận thấy: “Ngày 18-3, thợ thuyền Pari nổi lên làm cách mệnh cộng sản (Công xã)”(5), nhưng “vì thợ thuyền còn non nớt, tổ chức không khéo, và lại Đức giúp cho tư bản Pháp đánh lại thợ thuyền, nên cuối tháng 5 thì cách mệnh thất bại”(6). Nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật, không phải tự do bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”(7). Tham gia Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp (25-12-1920), Người tham gia tích cực vào Ủy ban Quốc tế III của Đảng Xã hội Pháp với mục đích vận động Đảng gia nhập Quốc tế III và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười Nga. Tại Đại hội này, Người đứng về Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở nước Pháp mà Người còn đến Liên Xô để vừa nghiên cứu và công tác trong Quốc tế Cộng sản, vừa trực tiếp giúp đỡ, đào tạo, huấn luyện lớp các chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên, nòng cốt trong quá trình hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi chuẩn bị về mọi mặt, Người đã chủ động lãnh đạo tổ chức Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Cương lĩnh, đề ra chủ trương, đường lối, Điều lệ xây dựng Đảng… xác định toàn diện con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh sục sôi thời kỳ 1930-1931 là hình ảnh cụ thể về tác động của cuộc Cách mạng Tháng Mười tới cách mạng Việt Nam.
Vận dụng sáng tạo những bài học của Cách mạng Tháng Mười, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ, vượt qua mọi thử thách và khó khăn, giành được thắng lợi vĩ đại đầu tiên. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, thực dân Pháp với dã tâm đô hộ nước ta một lần nữa, ngày 23-8-1945 chúng đã nổ súng xâm lược Nam Bộ, buộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(8). Sau Chiến thắng Việt Bắc (Thu Đông năm 1947), để tiếp tục phát triển đường lối kháng chiến, kiến quốc, lãnh đạo toàn dân đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hòa bình và xây đắp dân chủ thế giới” (9). Ngày 30-01-1950, Chính phủ Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở trang lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Nga ngày nay.
Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga ngày càng phát triển
Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trước đây, ngày nay là quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đến nay đã trải qua 67 năm. Trong 67 năm, dù trải qua những thăng trầm nhưng quan hệ đó đang ngày càng phát triển bền chặt, về cơ bản được trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1950 - 1990: Trong bối cảnh cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đang diễn ra ác liệt, tháng 01-1950, Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, công nhận địa vị pháp lý chính đáng của chính thể dân chủ cộng hòa lần đầu tiên được xác lập ở Việt Nam. Trong suốt cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam, Liên Xô luôn giương cao khẩu hiệu “đối với những người cộng sản Liên Xô, đoàn kết với Việt Nam là mệnh lệnh của cả trái tim và trí tuệ”. Sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu về nhiều mặt của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác trong 40 năm (1950-1990) đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam.
Giai đoạn 1991-2000: Vào cuối năm 1991, Liên Xô giải thể, 15 nước cộng hòa thành viên của Liên Xô trở thành những quốc gia độc lập. Riêng Liên bang Nga trở thành nước kế thừa Liên Xô trong các mối quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với Việt Nam. Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX là những năm khó khăn nhất trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Nga. Từ giữa những năm 90, quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Nga bắt đầu khởi sắc nhờ những nỗ lực của hai nước trong việc tạo dựng khuôn khổ pháp lý mới cho quan hệ song phương. Hai nước đã ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Nga vào tháng 6-1994 nhân chuyến thăm chính thức Nga của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bắt đầu từ đây, nhiều hiệp định, văn bản hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau đã được ký kết, vừa tạo cơ sở pháp lý, vừa đề ra các phương hướng và biện pháp thúc đẩy tiến trình hợp tác toàn diện hơn giữa hai nước Việt Nam và Nga. Hai bên bắt đầu phối hợp hợp tác trong các diễn đàn đa phương, các tổ chức quốc tế.
Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Quan hệ đối tác chiến lược được xác lập và ngày càng đi vào chiều sâu. Sự kiện đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Nga (kể cả thời Liên Xô) - chuyến thăm của Tổng thống Liên bang Nga V. Putin (3-2001). Trong khuôn khổ chuyến thăm này, hai nước đã ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược cùng nhiều văn kiện hợp tác quan trọng khác, xác định khuôn khổ pháp lý mới cho hợp tác Việt Nam - Nga trên cơ sở tin cậy, chặt chẽ và lâu dài. Ngày 27-7-2012, Việt Nam và Nga ra Tuyên bố chung về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Giữa hai nước liên tục diễn ra các chuyến thăm hữu nghị chính thức, các cuộc hội đàm, trao đổi, gặp gỡ. Lãnh đạo hai nước có sự nhất trí, có chung quan điểm, nhận thức về nhiều vấn đề quốc tế cũng như trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Sau khi Liên Xô giải thể (1991), quan hệ giữa Việt Nam - Liên bang Nga có phần “trầm lắng” do những “băn khoăn” chưa được giải đáp. Tuy nhiên, vượt qua sự khác biệt, thăng trầm, quan hệ giữa hai nước dần được củng cố, phát triển đúng hướng và đạt kết quả tốt đẹp, trên nhiều lĩnh vực. Tháng 6-1994, hai bên đã thống nhất ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, làm cơ sở để thiết lập nền móng cho quan hệ giữa hai nước. Trên nền tảng đó, tháng 3-2001, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan hệ “Đối tác chiến lược Việt - Nga”, đã chính thức hiện thực hóa khuôn khổ quan hệ song phương trong thế kỷ XXI. Tiếp sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống V. Putin năm 2001 và chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2002, Tổng thống Nga V. Putin thăm Việt Nam lần thứ 2 vào tháng 11-2006; Thủ tướng Nga, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Nga thăm Việt Nam năm 2005 và 2006. Các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đi thăm Nga như chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (năm 2007); chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm (năm 2008); chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (năm 2009). Thông qua các chuyến thăm cấp cao, hai bên đã triển khai nhiều cơ chế đối thoại thường xuyên để trao đổi về các vấn đề an ninh, chính trị cùng quan tâm, từ đó phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế, trước hết là tại Liên hợp quốc, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)… Việt Nam cũng ủng hộ mạnh mẽ việc Nga gia nhập tiến trình Hợp tác Á-Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Thời gian này, các cuộc trao đổi đoàn cấp cao cũng diễn ra thường xuyên, tạo động lực mạnh mẽ cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Đặc biệt chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ 3 đến Việt Nam ngày 12-11-2013 của Tổng thống V. Putin và chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11-2014) được xem là dấu mốc quan trọng, tạo xung lực mới thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị truyền thống và quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước được thúc đẩy mạnh mẽ, trọng tâm là phát triển quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư. Theo đó, hai bên đã tổ chức nhiều cuộc họp liên chính phủ nhằm thúc đẩy và tạo nhiều điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của mỗi bên tiến hành kinh doanh, đầu tư lẫn nhau; ký hàng chục thỏa thuận về tạo cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy quan hệ trên hầu hết các lĩnh vực. Hợp tác kinh tế Việt - Nga ngày càng được tăng cường với bốn lĩnh vực trụ cột gồm thương mại, đầu tư, dầu khí và năng lượng điện với kim ngạch song phương tăng từ 500 triệu USD năm 2001 lên gần 3 tỷ USD năm 2014. Năm 2015, về đầu tư, Nga có khoảng trên 100 dự án tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD, đứng thứ 17, trong 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, kể cả năng lượng nguyên tử; khai khoáng và công nghiệp chế biến... Tháng 10-2016, Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á - Âu (Nga, Acmenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan) và Việt Nam đã có hiệu lực. Theo đó, Việt Nam nhận được quyền ưu tiên gia nhập thị trường chung nhiều tiềm năng của 5 nước liên minh Á - Âu nêu trên với quy mô GDP đạt trên 2.200 tỷ USD/năm và khoảng 183 triệu dân. Những năm gần đây, hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa Việt Nam và Nga ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả. Việt Nam là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Nga tại châu Á và xếp thứ hai trong Cộng đồng ASEAN. Các chính sách ưu tiên hợp tác phát triển với Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đã được Tổng thống V.Pu-tin phê duyệt năm 2013. Ngược lại, 5 thành viên của Liên minh kinh tế Á-Âu cũng được quyền ưu đãi trong việc đưa các sản phẩm vào thị trường Việt Nam nhiều tiềm năng, nơi có số dân hơn 90 triệu người (10).
Quan hệ quân sự, quốc phòng giữa Việt Nam - Liên bang Nga đã có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thực chất, nhất là trong hợp tác về đào tạo cán bộ, chuyển giao vũ khí, trang bị... Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy và triển vọng trong hợp tác trên lĩnh vực quân sự. Thông qua các chuyến thăm cấp cao, Bộ Quốc phòng hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận, hiệp định hợp tác trên lĩnh vực này, như: Thoả thuận về phương hướng hợp tác quân sự (1994); Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự (10-1998); thành lập Ủy ban liên chính phủ về các vấn đề hợp tác kỹ thuật quân sự... Hai bên cam kết thúc đẩy mở rộng hợp tác kỹ thuật - quân sự theo hướng: Nga sẽ bảo đảm hiện đại hóa vũ khí, trang bị các lực lượng hải quân, không quân và phòng không của Việt Nam. Trong đào tạo cán bộ quân sự, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Theo đó, hai bên đã ký hợp đồng khung về đào tạo quân nhân Việt Nam tại các trường quân sự của Nga (4-2002); thống nhất ưu tiên thúc đẩy hợp tác đào tạo quân sự (2007). Đến nay, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ và lưu học sinh quân sự sang học tập tại các trường trong và ngoài quân đội của Nga. Phía Nga cam kết, tiếp tục và mở rộng đào tạo cán bộ quân sự cấp cao cho Việt Nam tại các học viện, nhà trường của Nga.
Hợp tác văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật phong phú, đa dạng với các ngành, các lĩnh vực khác nhau như hợp tác về giáo dục, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa... Nga giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao trình độ cán bộ, công nhân, chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm quản lý hoạt động khoa học - công nghệ. Cộng đồng người Việt hiện đang sinh sống làm ăn kinh doanh tại Nga, cũng như hàng nghìn lưu học sinh Việt Nam đang được đào tạo tại Nga, luôn gắn bó và coi Nga là quê hương thứ hai của mình. Thông qua các cơ quan, tổ chức và đặc biệt là Hội hữu nghị Việt - Nga, Nga - Việt, các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước diễn ra sôi nổi hằng năm, trong đó có việc tổ chức Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam, Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga, giao lưu gặp gỡ thầy trò Xô-Việt, Tuần phim Nga tại Việt Nam... Chính sự giao lưu và kết nối giữa nhân dân hai nước là sợi dây bền chặt gắn kết hai quốc gia, góp phần không ngừng củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga.
Một thế kỷ đã trôi qua, nhưng ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá trị đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới, đặc biệt là với cách mạng Việt Nam, trước hết và trên hết là chỉ ra cho nhân loại cần lao con đường tự giải phóng mình và giai cấp mình. Trải qua 67 năm, quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga bắt nguồn từ quan hệ Việt Nam - Liên Xô, với tiền đề quyết định là Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, dù trải qua thăng trầm nhưng ngày càng phát triển bền chặt./.
Tài liệu tham khảo:
1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.13
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.291
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.292
4. Báo Nhân dân số 2226, ngày 22-4-1960
5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.295
6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.304
7. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.30
8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.534
9. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr. 311
11. Trang thông tin điện tử VCCI, Trung tâm AMWT: Hợp tác kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga (tỉnh Kursk): Tận dung tối đa cơ hội, ngày 16-5-2017
Vận dụng tư tưởng truyền thống về quyền con người ở Việt Nam hiện nay  (27/10/2017)
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (27/10/2017)
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế  (27/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên