Tạp chí Cộng sản số 832 (2-2012)
13:53, ngày 08-02-2012
Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay
Lời Bộ Biên tập: Ngày 16-1-2012, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Nguyễn Tấn Dũng - Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội XI của Đảng là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược, trong đó hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường vừa là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, vừa là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao, có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn.
Phạm Bình Minh - Ngoại giao Việt Nam năm 2011: Triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng
Năm 2011, thế giới tiếp tục chứng kiến những biến động, đổi thay nhanh chóng, phức tạp với nhiều cơ hội và thách thức đan xen đặt ra cho tất cả các nước. Ngoại giao Việt Nam đã khẩn trương quán triệt và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng.
Vương Đình Huệ - Những giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường năm 2012
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 trong điều kiện Chính phủ đang xây dựng và triển khai tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế, việc thực hiện những giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng.
Nghiên cứu - Trao đổi
Nguyễn Trọng Phúc - Nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ Cương lĩnh năm 1930 đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
Mùa xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, chấm dứt những năm tháng khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và mở ra hướng đi mới cho toàn dân tộc. Với Cương lĩnh, đường lối đấu tranh làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập và đi tới xã hội cộng sản, Đảng đã lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh đi đến những thắng lợi vẻ vang.
Phạm Xuân Hằng - Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay
Trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, đã có khá nhiều bài viết về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được lý giải theo phương pháp luận mác-xít. Trong bài viết này, tác giả tiếp cận vấn đề kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội từ góc nhìn lịch sử dân tộc và vai trò lãnh đạo của Đảng ta - lực lượng chính trị duy nhất đã từng thể hiện thắng lợi trách nhiệm lịch sử trước dân tộc trong hơn 80 năm qua.
Nguyễn Tiến Dũng - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự tiếp nối của công cuộc đổi mới
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh: “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu đó là “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ “giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đại hội XI của Đảng cũng xác định, một trong ba khâu đột phá chiến lược là “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Nguyễn Minh Phong - Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam
Đầu tư công ở nước ta được xem là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay đầu tư công vẫn có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề đặt ra là phải sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn này trong điều kiện nguồn lực của đất nước còn hạn chế.
Nhị Lê - Đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên
Trước yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng mới, trong điều kiện hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ, đảng viện nếu không vững vàng về chính trị, không thống nhất về tư tưởng, không trong sạch về đạo đức, lối sống... nhất định không đảm đương được nhiệm vụ, toàn Đảng không thể đứng vững, chế độ ta bị đe dọa. Vì vậy, hiện nay, việc đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp... là việc rất cấp bách và rất quan trọng, liên quan tới sự tồn vong của Đảng, của Nhà nước và chế độ ta.
Mai Hải Oanh - Vấn đề an toàn văn hóa ở nước ta hiện nay
An toàn văn hóa quốc gia là một trong những vấn đề được đặt ra cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sâu rộng. Bởi, an toàn văn hóa gắn liền với chủ quyền văn hóa – một bộ phận cơ bản của chủ quyền quốc gia. Bảo vệ an toàn văn hóa quốc gia chính là bảo vệ tính độc lập và chủ quyền văn hóa quốc gia trước nguy cơ phá hoại cả bên trong lẫn bên ngoài. Nó cũng là một phương diện quan trọng tạo thành sức mạnh tổng hợp của đất nước như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thực tiễn - Kinh nghiệm
Nguyễn Đức Hải - Phát huy truyền thống trung dũng kiên cường, Quảng Nam quyết tâm lập thêm thành tích mới trong phát triển kinh tế - xã hội
Khi nói đến Quảng Nam, người ta nghĩ đến Danh xưng vốn được định danh từ hơn nửa thiên niên kỷ qua; mảnh đất luôn đứng ở nơi “đầu sóng ngọn gió”, tiên phong trong công cuộc dựng nước và giữ nước; nơi đã sinh ra nhiều hiền tài cho đất nước; là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, một địa phương nổi tiếng đi đầu trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, được cả nước tôn vinh “Trung dũng kiên cường”, đồng thời cũng là tỉnh đạt được nhiều thành tích trong công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển kinh tế.
Hà Sơn Nhin - Kết quả bước đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Gia Lai
Gia Lai nằm ở phía bắc Tây Nguyên, có dân số hơn 1,3 triệu người gồm 34 dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 56%, các dân tộc thiểu số chiếm 44%. Là một tỉnh miền núi, mật độ dân cư thấp, với hơn 70,6% dân số sống ở vùng nông thôn, thu nhập chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, phần lớn là lao động phổ thông, công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, năng suất lao động chưa cao, đời sống nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trần Thế Ngọc - Tiền Giang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực - khâu đột phá để phát triển
Nhận thức rõ nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong thời gian tới, Tiền Giang xác định tiếp tục ưu tiên đầu tư cho giáo dục - đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành,...tạo bước đột phá để góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.
Lương Cường - Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong 82 năm qua. Những bài học trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với những ưu điểm, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng, trong đó, vấn đề quan trọng hàng đầu là những ưu điểm, khuyết điểm trong xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hồ Xuân Hùng - Về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Để đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, cần tạo ra một động lực mới mạnh mẽ hơn, trong đó vấn đề nổi lên là, làm sao để người nông dân tham gia quá trình này một cách chủ động nhất. Hay nói cách khác, nông dân vừa là đối tượng, vừa là mục tiêu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thống nhất lại một số vấn đề về Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nồng thôn mới là việc cần làm để đáp ứng mục tiêu này.
Tô Đức Hạnh - Để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Vấn đề gay gắt nhất của hàng Việt ở các chợ truyền thống và thị trường nông thôn hiện chưa phải là chất lượng hay giá thành mà chủ yếu là phương thức phân phối và quản trị linh hoạt với từng loại thị trường. Thương nhân Việt đã rất bài bản khi đưa hàng vào siêu thị, showroom, song do chưa làm chủ được kỹ năng quản trị rủi ro nên chưa mạnh dạn ở một thị trường sơ khai, như chợ truyền thống và khu vực nông thôn.
Sinh hoạt tư tưởng
Đức Hương - Thế à!
Mấy ông là hàng xóm với nhau. Lúc đang công tác mỗi người một nghề, lại không có thời gian rỗi, do đó ít có điều kiện để tâm sự. Giờ đã nghỉ hưu nên mỗi buổi chiều, sau khi giúp các con đón cháu từ nhà trẻ về, các ông lại ra vườn hoa trước nhà ông B hóng mát, đánh cờ, trò chuyện.
Thế giới: Vấn đề - Sự kiện
Nguyễn Thu Phương - Bốn mươi năm quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ
Ngày 7-1-1972, Việt Nam và Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp này đã trải qua bốn mươi năm với những tiếp nối thành công, khẳng định sự bền vững qua những chặng đường lịch sử của cả hai nước, hai dân tộc.
Lê Viết Duyên - ASEAN năm 2011: Hướng tới Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu
ASEAN trong năm 2011 khép lại với 10 hội nghị cấp cao, gần 20 văn kiện được thông qua cùng nhiều sự kiện khác. ASEAN đã đạt được nhiều kết quả trong việc đẩy mạnh xây dựng cộng đồng và kết nối ASEAN, triển khai Hiến chương ASEAN, tăng cường quan hệ đối ngoại và vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực, xây dựng Cộng đồng ASEAN trong cộng đồng các quốc gia toàn cầu, tham gia giải quyết nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.
Mai Hoài Anh - Trào lưu dân chủ xã hội châu Âu những thập niên đầu thế kỷ XXI
Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, sau hơn một thập niên lâm vào khủng hoảng do sự thắng thế của chủ nghĩa bảo thủ mới và chủ nghĩa tự do mới, trào lưu dân chủ xã hội châu Âu bước vào thời kỳ phát triển khá ấn tượng với hàng loạt đảng xã hội, dân chủ xã hội, công đảng... thắng cử và lên cầm quyền (cao điểm có tới 13/15 nước thuộc Liên minh châu Âu do các đảng dân chủ xã hội cầm quyền).
Qua sách báo nước ngoài
*** Khủng hoảng toàn cầu dưới góc nhìn của cánh tả
Sự bóc lột thái quá của chủ nghĩa tư bản (CNTB) đối với lao động và thiên nhiên - nguồn gốc sinh ra mọi của cải, “không chỉ gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng mà còn tạo ra một thảm họa sinh thái lan tràn... Sự phá hủy thiên nhiên của CNTB đồng nghĩa với nhận định rằng, đây không chỉ là cuộc khủng hoảng của CNTB, không chỉ là một cuộc khủng hoảng lớn nhất chưa từng có của CNTB mà còn là một cuộc khủng hoảng sống còn đối với loài người” (G. Xmít), Đại học Kingston, Luân-đôn, Vương quốc Anh).
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân thăm và làm việc tại Hà Nam  (07/02/2012)
Ngành tuyên giáo cần chú trọng giáo dục lý luận  (07/02/2012)
Bộ trưởng Ngoại giao thăm Brunei Darussalam  (07/02/2012)
Tăng phối hợp phát huy dân chủ trong đời sống  (07/02/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Đoàn Tạp chí Cộng sản thăm, làm việc với Đảng Cộng sản Ấn Độ và Đảng Cộng sản Ấn Độ-Mác-xít
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên