Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 11-4 đến ngày 17-4-2016)
22:22, ngày 18-04-2016
TCCSĐT - Trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông, Việt Nam và Phi-líp-pin tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực và đẩy mạnh đàm phán thực chất để sớm đạt được COC.
Việt Nam cũng như các nước ASEAN luôn có trách nhiệm trước các vấn đề an ninh chiến lược
Chiều 11-4-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Jose Almendras đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tiếp sau đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phi-líp-pin Hô-xê Rê-nê An-men-đờ-rátx (Jose Rene Almendras), nhân dịp ông có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Tại Trụ sở Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chúc mừng Ngài Jose Almendras được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Philippines trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược (thiết lập tháng 11-2015). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chuyến thăm là minh chứng cụ thể cho mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện, nhất là vào năm 2016, hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12-7-1976 - 12-7-2016). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quan hệ hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp mỗi bên, trong đó, ưu tiên hợp tác thương mại về gạo.
Đánh giá cao quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai nước thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Hoan nghênh Bộ trưởng Quốc phòng Philippines chuẩn bị sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng mong muốn, nhân dịp này, hai bên tăng cường hợp tác giải quyết những thách thức chung như an ninh hàng hải, thảm họa thiên nhiên, an ninh lương thực; phòng, chống khủng bố; phòng chống tội phạm xuyên quốc gia…vì mục tiêu chung giữ gìn hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Về lĩnh vực hợp tác trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ hai nước duy trì các chương trình phối hợp chung; tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường tình đoàn kết, thống nhất cũng như vai trò của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và hợp tác trên biển Đông; thực hiện nghiêm túc DOC tiến tới đàm phán, hoàn tất COC.
Về phần mình, Ngoại trưởng Philippines Jose Almendras cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ông lựa chọn tới thăm ngay sau khi được bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Philippines. Bộ trưởng trân trọng gửi lời chúc mừng của Tổng thống Philippines tới Ngài Nguyễn Xuân Phúc đã được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoại trưởng Jose Almendras khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự kiện Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược; tin tưởng với nỗ lực của hai Chính phủ, quan hệ hai nước sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới. Tán thành việc hai nước tăng cường các chương trình hợp tác trên biển, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đề nghị Chính phủ Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn nữa với phía Philippines triển khai kế hoạch hành động chung giữa hai nước; thúc đẩy ngoại giao nhân dân và tăng cường sự kết nối giữa Ủy ban hỗn hợp hai nước, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại gạo vì lợi ích của mỗi bên.
Tại cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, hai bên đã trao đổi các biện pháp triển khai nội hàm quan hệ Đối tác chiến lược, nhất là trong năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên nhất trí duy trì thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; tích cực triển khai các thoả thuận, cơ chế hợp tác hiện có như Thoả thuận Hợp tác Biển và Nghề cá, Thỏa thuận hợp tác văn hóa, cơ chế Uỷ ban hợp tác song phương, Hợp tác Biển và đại dương, Ủy ban kinh doanh Việt Nam - PLP và Tiểu ban thương mại song phương; đồng thời thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực như , phòng chống tội phạm, Vận tải biển, quản lý lao động di cư. Hai bên khẳng định tích cực phối hợp chặt chẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động thiết thực trên tất cả các lĩnh vực nhằm thắt chặt quan hệ hai nước cũng như tăng cường sự hiểu biết của người dân về mỗi nước. Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên khẳng định ủng hộ lẫn nhau hoàn thành tốt vai trò chủ nhà ASEAN 2017 của Phi-líp-pin và chủ nhà APEC 2017 của Việt Nam; đồng thời cam kết tiếp tục phối hợp và nỗ lực cùng các nước ASEAN khác triển khai thành công Cộng đồng ASEAN, đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực, ASEAN cần thể hiện tiếng nói thống nhất và trách nhiệm trước các vấn đề an ninh chiến lược ở khu vực, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.
Trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực và đẩy mạnh đàm phán thực chất để sớm đạt được COC. Hai bên nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Anh sẽ hỗ trợ tài chính để cải cách môi trường kinh doanh
Ngày 12-4-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Philip Hammond đang ở thăm Việt Nam. Tiếp đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Philip Hammond đã có cuộc hội đàm về những vấn đề cả hai nước cùng quan tâm. Tại Trụ sở Chính phủ, bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế song phương đã có nhiều bước phát triển tích cực (kim ngạch hai chiều đạt 5,4 tỷ USD năm 2015) nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.
Phân tích những lợi ích từ việc Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp của Vương quốc Anh quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Anh có thế mạnh như: Tài chính, ngân hàng, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo hiểm, khoa học công nghệ. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Anh thúc đẩy sớm ký chính thức và phê chuẩn EVFTA nhằm hiện thực hóa những lợi ích mà Hiệp định mang lại, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với EU và Vương quốc Anh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tuyên bố từ Hội nghị các Ngoại trưởng G7 tại Hiroshima đối với vấn đề Biển Đông vì mục tiêu chung là đảm bảo tự do hàng hải, tự do hàng không; không thực hiện các hành động gây căng thẳng trong khu vực, trái với quy định của pháp luật quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ Anh quan tâm hơn nữa, đồng thời thúc đẩy EU có tiếng nói mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông; đặc biệt là ngừng tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo, chấm dứt việc quân sự hóa ở biển Đông; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Anh hiện là nước đứng thứ 2 trong EU về đầu tư tại Việt Nam, vì vậy việc ký kết EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Anh trong thời gian tới. Nhấn mạnh những lĩnh vực có thể ưu tiên hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam - Anh, Ngoại trưởng Philip Hammond cho rằng, với thế mạnh về tài chính, công nghệ, Vương quốc Anh có thể trở thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam thông qua những hoạt động hợp tác hướng đến việc hỗ trợ chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất kinh doanh sang nền kinh tế tri thức, chất lượng cao, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Hai bên cũng có thể cùng nhau phối hợp đối phó với những thách thức trong phát triển kinh tế như phòng, chống tham nhũng, quản lý hành chính công. Bộ trưởng Philip Hammond cho biết, Chính phủ Anh có nguồn tài chính dự trữ khoảng 500 triệu Bảng Anh dành cho xuất khẩu, nguồn vốn này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Anh đầu tư tại Việt Nam và mong muốn phía Việt Nam tận dụng tốt cơ hội tài chính này.
Bộ trưởng Philip Hammond cũng tán thành với đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam đơn giản hóa hơn nữa thủ tục trong các lĩnh vực này để tăng cường thu hút đầu tư từ Anh đồng thời khẳng định tuyên bố mạnh mẽ của Hội nghị các Ngoại trưởng G7 vừa qua tại Hiroshima về vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh việc ủng hộ ASEAN tiến tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này và mong muốn các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond đã có cuộc hội đàm nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng Ngoại giao bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Anh. Hai bên cũng đã trao đổi và thống nhất các biện pháp tăng cường và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; khẳng định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột ưu tiên trong quan hệ hai nước và nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường và tăng cường đầu tư kinh doanh vào mỗi nước, phát huy tối đa những lợi thế và cơ hội đầu tư kinh doanh do Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU mang lại ngay khi hiệp định này được phê chuẩn. Hai bên cũng mong muốn tăng số lượng sinh viên Việt Nam sang học tại Anh, thúc đẩy triển khai dự án Đại học Việt - Anh và nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho Việt Nam.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU. Hai bên cùng chia sẻ về những cơ hội và thách thức đặt ra hiện nay đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông. Hai bên cho rằng mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ngày 12-4, tại Trụ sở Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Philip Hammond đã gặp đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo cấp cao các nước điện mừng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Điện mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Vừa qua, Nhật hoàng A-ki-hi-tô (Akihito), Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shindo Abe) đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp nhậm chức. Trong các bức điện, Nhật hoàng A-ki-hi-tô và Thủ tướng Sin-dô A-bê nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bày tỏ Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục được tăng cường. Tổng thống Mông Cổ Sa-khi-a-gin Ên-bếc-đóc-giơ (Tsakhiagiin Elbegdorj), Tổng thống Hung-ga-ri I-a-nốt A-đê-rơ (Janos Ader), Tổng thống Ca-dắc-xtan Nu-xun-tan Na-da-bai-ép (Nursultan Nazarbayev), Tổng thống Tuốc-mê-ni-xtan G. Be-đưm-mu-kha-me-đốp (G. Berdimuhamedow), Tổng thống U-dơ-bê-ki-xtan I. Ca-ri-mốp (I. Karimov), Tổng thống Pa-na-ma Hoan Các-lốt Va-rê-la Rô-đơ-ri-gết (Juan Carlos Varela Rodriguez), đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng thống nước Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân Áp-đen-a-đít Bu-tê-phờ-li-ca (Abdelaziz Bouteflika); Tổng thống Nhà nước Pa-le-xtin Mác-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas); Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất Kha-li-pha Bin Da-ét An Na-hi-an (Khalifa Bin Zayed Al-Nahyan); Phó Tổng thống, Thủ tướng Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, Tiểu vương Đu-bai Mô-ha-mét Bin Ra-sít An Mác-tum (Mohammed Bin Rashid Al-Maktoum); Thái tử A-bu Đa-bi, Phó Chỉ huy Tối cao các lực lượng vũ trang Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất Mô-ha-mét Bin Da-ét An Na-hi-an (Mohammed Bin Zayd Al-Nahyan); Tổng thống, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang nước Cộng hòa Liên bang Ni-giê-ri-a Mu-ha-ma-đu Bu-ha-ri (Muhammadu Buhari) đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Điện mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Nhân dịp đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa qua, Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev (Đi-mi-tơ-ri Mét-vê-đép) đã gửi Điện mừng tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp nhậm chức. Trong bức điện, Thủ tướng Dimitry Medvedev đánh giá quan hệ Nga - Việt được xây dựng trên nền tảng vững chắc của tình hữu nghị truyền thống và sự tin cậy lẫn nhau, đang phát triển năng động trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lượng, khoa học - kỹ thuật, nhân văn và các lĩnh vực khác, các dự án hợp tác cùng có lợi đang được triển khai hiệu quả; bày tỏ sẵn sàng hợp tác tích cực với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhằm củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Bê-la-rút Andrei Kobiakov (An-đơ-rây Cô-bi-a-cốp); Thủ tướng Nội các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Park Pong Chu; Quốc vương Brunei Darussalam Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Hwang Kyo-Ahn đã gửi Điện mừng. Trong các bức điện, lãnh đạo cấp cao các nước nhiệt liệt chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam với các nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Điện mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhậm chức, ngày 07-4-2016, Chủ tịch Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc Châng Ui Hwa, Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Zandaakhuugiin Enkhbold (Zan-đa-khu-ghin Ên-khơ-bon-đơ), Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Pornpetch Wichitcholchai (Pon-pết Vi-chít-chon-chay), Chủ tịch Quốc hội U-crai-na V. Groysman (V. Giôi-xơ-man) đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga (V.I. Matvienko) V.I.Mát-vi-en-cô và Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga S.E. Naryshkin (X.E. Na-rư-sơ-kin) cũng đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp nhậm chức. Trong các bức thư, Lãnh đạo hai Viện Quốc hội Liên bang Nga nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và bày tỏ tin tưởng Quốc hội Việt Nam khóa mới sẽ tiếp tục hợp tác hiệu quả với Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực, vì lợi ích của hai dân tộc Liên bang Nga và Việt Nam.
Cuộc gặp thường niên giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Từ ngày 16 và 17-4-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc (Kiên Giang), đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã tiến hành cuộc gặp thường niên với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân trong dịp thăm làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp tập trung trao đổi việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực và các vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa hai nước. Tại cuộc gặp, hai bên cho rằng, trong năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể tiếp tục tiến triển tích cực. Trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao, củng cố tin cậy chính trị, mở rộng giao lưu hữu nghị nhân dân; đẩy mạnh hợp tác thực chất cùng có lợi; kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng.
Về kinh tế - thương mại, hai bên cần triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; giải quyết các vấn đề cụ thể như đẩy mạnh tiến độ và bảo đảm chất lượng các dự án cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, nhà máy do Trung Quốc nhận thầu; triển khai hiệu quả các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam; thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước. Thứ trưởng Lê Hoài Trung cảm ơn Trung Quốc vừa qua đã tăng lưu lượng xả nước xuống hạ lưu sông Mê Công để hỗ trợ khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác lâu dài trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công.
Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về biên giới trên đất liền Việt - Trung; thực hiện tốt và sớm tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền; cùng duy trì ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực biên giới hai nước. Hai bên trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí thúc đẩy các cơ chế đàm phán hiện có đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác hai bên đã thỏa thuận. Thứ trưởng Lê Hoài Trung bày tỏ quan ngại sâu sắc của Việt Nam trước tình hình căng thẳng và hệ lụy của những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông; nhắc lại yêu cầu cần tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện đầy đủ “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông” (COC).
Điện mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Cu-ba
Được tổ chức từ ngày 16 đến 19-4, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cu-ba tập trung chủ yếu vào mục tiêu thúc đẩy Chương trình phát triển kinh tế -xã hội tới năm 2030, đánh giá việc thực hiện đường lối cập nhật hóa mô hình kinh tế và các mục tiêu của Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ nhất, xác định khái niệm về mô hình phát triển kinh tế và xã hội chủ nghĩa của Cu-ba, xác định các lĩnh vực và ngành chiến lược cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Cu-ba. Nội dung bức điện thể hiện sự tin tưởng chắc chắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam rằng, Đại hội toàn quốc lần thứ VII sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm “Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng" và các mục tiêu của Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ nhất, đưa đất nước Cu-ba anh em vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh và bền vững. Đồng thời khẳng định lại lập trường nhất quán, trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ anh em mẫu mực, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, đoàn kết thủy chung giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Cu-ba./.
Chiều 11-4-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Jose Almendras đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tiếp sau đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phi-líp-pin Hô-xê Rê-nê An-men-đờ-rátx (Jose Rene Almendras), nhân dịp ông có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam.
Tại Trụ sở Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chúc mừng Ngài Jose Almendras được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Philippines trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược (thiết lập tháng 11-2015). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chuyến thăm là minh chứng cụ thể cho mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện, nhất là vào năm 2016, hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12-7-1976 - 12-7-2016). Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Chính phủ hai nước tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho quan hệ hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp mỗi bên, trong đó, ưu tiên hợp tác thương mại về gạo.
Đánh giá cao quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai nước thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Hoan nghênh Bộ trưởng Quốc phòng Philippines chuẩn bị sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng mong muốn, nhân dịp này, hai bên tăng cường hợp tác giải quyết những thách thức chung như an ninh hàng hải, thảm họa thiên nhiên, an ninh lương thực; phòng, chống khủng bố; phòng chống tội phạm xuyên quốc gia…vì mục tiêu chung giữ gìn hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới. Về lĩnh vực hợp tác trên biển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ hai nước duy trì các chương trình phối hợp chung; tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường tình đoàn kết, thống nhất cũng như vai trò của ASEAN trong việc duy trì hòa bình và hợp tác trên biển Đông; thực hiện nghiêm túc DOC tiến tới đàm phán, hoàn tất COC.
Về phần mình, Ngoại trưởng Philippines Jose Almendras cho biết, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ông lựa chọn tới thăm ngay sau khi được bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao Philippines. Bộ trưởng trân trọng gửi lời chúc mừng của Tổng thống Philippines tới Ngài Nguyễn Xuân Phúc đã được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoại trưởng Jose Almendras khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của sự kiện Việt Nam và Philippines thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược; tin tưởng với nỗ lực của hai Chính phủ, quan hệ hai nước sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong thời gian tới. Tán thành việc hai nước tăng cường các chương trình hợp tác trên biển, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đề nghị Chính phủ Việt Nam hợp tác chặt chẽ hơn nữa với phía Philippines triển khai kế hoạch hành động chung giữa hai nước; thúc đẩy ngoại giao nhân dân và tăng cường sự kết nối giữa Ủy ban hỗn hợp hai nước, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại gạo vì lợi ích của mỗi bên.
Tại cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, hai bên đã trao đổi các biện pháp triển khai nội hàm quan hệ Đối tác chiến lược, nhất là trong năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Hai bên nhất trí duy trì thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; tích cực triển khai các thoả thuận, cơ chế hợp tác hiện có như Thoả thuận Hợp tác Biển và Nghề cá, Thỏa thuận hợp tác văn hóa, cơ chế Uỷ ban hợp tác song phương, Hợp tác Biển và đại dương, Ủy ban kinh doanh Việt Nam - PLP và Tiểu ban thương mại song phương; đồng thời thúc đẩy hợp tác trên một số lĩnh vực như , phòng chống tội phạm, Vận tải biển, quản lý lao động di cư. Hai bên khẳng định tích cực phối hợp chặt chẽ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao với nhiều hoạt động thiết thực trên tất cả các lĩnh vực nhằm thắt chặt quan hệ hai nước cũng như tăng cường sự hiểu biết của người dân về mỗi nước. Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên khẳng định ủng hộ lẫn nhau hoàn thành tốt vai trò chủ nhà ASEAN 2017 của Phi-líp-pin và chủ nhà APEC 2017 của Việt Nam; đồng thời cam kết tiếp tục phối hợp và nỗ lực cùng các nước ASEAN khác triển khai thành công Cộng đồng ASEAN, đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực, ASEAN cần thể hiện tiếng nói thống nhất và trách nhiệm trước các vấn đề an ninh chiến lược ở khu vực, vì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.
Trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ DOC, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực và đẩy mạnh đàm phán thực chất để sớm đạt được COC. Hai bên nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Anh sẽ hỗ trợ tài chính để cải cách môi trường kinh doanh
Ngày 12-4-2016, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Philip Hammond đang ở thăm Việt Nam. Tiếp đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Philip Hammond đã có cuộc hội đàm về những vấn đề cả hai nước cùng quan tâm. Tại Trụ sở Chính phủ, bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả trên cơ sở quan hệ Đối tác chiến lược, song Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mặc dù quan hệ hợp tác kinh tế song phương đã có nhiều bước phát triển tích cực (kim ngạch hai chiều đạt 5,4 tỷ USD năm 2015) nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.
Phân tích những lợi ích từ việc Việt Nam và EU đã kết thúc đàm phán ký kết Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp của Vương quốc Anh quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Anh có thế mạnh như: Tài chính, ngân hàng, phát triển cơ sở hạ tầng, bảo hiểm, khoa học công nghệ. Thủ tướng cũng đề nghị Chính phủ Anh thúc đẩy sớm ký chính thức và phê chuẩn EVFTA nhằm hiện thực hóa những lợi ích mà Hiệp định mang lại, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ giữa Việt Nam với EU và Vương quốc Anh.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Tuyên bố từ Hội nghị các Ngoại trưởng G7 tại Hiroshima đối với vấn đề Biển Đông vì mục tiêu chung là đảm bảo tự do hàng hải, tự do hàng không; không thực hiện các hành động gây căng thẳng trong khu vực, trái với quy định của pháp luật quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ Anh quan tâm hơn nữa, đồng thời thúc đẩy EU có tiếng nói mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, chấm dứt mọi hoạt động nhằm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông; đặc biệt là ngừng tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo, chấm dứt việc quân sự hóa ở biển Đông; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và đàm phán thực chất để xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Anh hiện là nước đứng thứ 2 trong EU về đầu tư tại Việt Nam, vì vậy việc ký kết EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Anh trong thời gian tới. Nhấn mạnh những lĩnh vực có thể ưu tiên hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam - Anh, Ngoại trưởng Philip Hammond cho rằng, với thế mạnh về tài chính, công nghệ, Vương quốc Anh có thể trở thành nhà đầu tư lớn nhất của EU tại Việt Nam thông qua những hoạt động hợp tác hướng đến việc hỗ trợ chuyển đổi từ một nền kinh tế sản xuất kinh doanh sang nền kinh tế tri thức, chất lượng cao, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam. Hai bên cũng có thể cùng nhau phối hợp đối phó với những thách thức trong phát triển kinh tế như phòng, chống tham nhũng, quản lý hành chính công. Bộ trưởng Philip Hammond cho biết, Chính phủ Anh có nguồn tài chính dự trữ khoảng 500 triệu Bảng Anh dành cho xuất khẩu, nguồn vốn này có thể hỗ trợ các doanh nghiệp Anh đầu tư tại Việt Nam và mong muốn phía Việt Nam tận dụng tốt cơ hội tài chính này.
Bộ trưởng Philip Hammond cũng tán thành với đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đẩy mạnh hợp tác song phương trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; đồng thời bày tỏ mong muốn Chính phủ Việt Nam đơn giản hóa hơn nữa thủ tục trong các lĩnh vực này để tăng cường thu hút đầu tư từ Anh đồng thời khẳng định tuyên bố mạnh mẽ của Hội nghị các Ngoại trưởng G7 vừa qua tại Hiroshima về vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh việc ủng hộ ASEAN tiến tới xây dựng một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông nhằm bảo đảm tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này và mong muốn các bên liên quan giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Anh Philip Hammond đã có cuộc hội đàm nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Tại buổi hội đàm, hai Bộ trưởng Ngoại giao bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tích cực của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Anh. Hai bên cũng đã trao đổi và thống nhất các biện pháp tăng cường và thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Anh trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại - đầu tư, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp; khẳng định hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư là trụ cột ưu tiên trong quan hệ hai nước và nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên tiếp cận thị trường và tăng cường đầu tư kinh doanh vào mỗi nước, phát huy tối đa những lợi thế và cơ hội đầu tư kinh doanh do Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU mang lại ngay khi hiệp định này được phê chuẩn. Hai bên cũng mong muốn tăng số lượng sinh viên Việt Nam sang học tại Anh, thúc đẩy triển khai dự án Đại học Việt - Anh và nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho Việt Nam.
Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên hợp quốc, ASEM, ASEAN - EU. Hai bên cùng chia sẻ về những cơ hội và thách thức đặt ra hiện nay đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Biển Đông. Hai bên cho rằng mọi tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, ngày 12-4, tại Trụ sở Quốc hội, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Philip Hammond đã gặp đồng chí Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo cấp cao các nước điện mừng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Điện mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Vừa qua, Nhật hoàng A-ki-hi-tô (Akihito), Thủ tướng Nhật Bản Sin-dô A-bê (Shindo Abe) đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp nhậm chức. Trong các bức điện, Nhật hoàng A-ki-hi-tô và Thủ tướng Sin-dô A-bê nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bày tỏ Nhật Bản luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản sẽ tiếp tục được tăng cường. Tổng thống Mông Cổ Sa-khi-a-gin Ên-bếc-đóc-giơ (Tsakhiagiin Elbegdorj), Tổng thống Hung-ga-ri I-a-nốt A-đê-rơ (Janos Ader), Tổng thống Ca-dắc-xtan Nu-xun-tan Na-da-bai-ép (Nursultan Nazarbayev), Tổng thống Tuốc-mê-ni-xtan G. Be-đưm-mu-kha-me-đốp (G. Berdimuhamedow), Tổng thống U-dơ-bê-ki-xtan I. Ca-ri-mốp (I. Karimov), Tổng thống Pa-na-ma Hoan Các-lốt Va-rê-la Rô-đơ-ri-gết (Juan Carlos Varela Rodriguez), đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổng thống nước Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân Áp-đen-a-đít Bu-tê-phờ-li-ca (Abdelaziz Bouteflika); Tổng thống Nhà nước Pa-le-xtin Mác-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas); Tổng thống Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất Kha-li-pha Bin Da-ét An Na-hi-an (Khalifa Bin Zayed Al-Nahyan); Phó Tổng thống, Thủ tướng Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất, Tiểu vương Đu-bai Mô-ha-mét Bin Ra-sít An Mác-tum (Mohammed Bin Rashid Al-Maktoum); Thái tử A-bu Đa-bi, Phó Chỉ huy Tối cao các lực lượng vũ trang Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất Mô-ha-mét Bin Da-ét An Na-hi-an (Mohammed Bin Zayd Al-Nahyan); Tổng thống, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang nước Cộng hòa Liên bang Ni-giê-ri-a Mu-ha-ma-đu Bu-ha-ri (Muhammadu Buhari) đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Điện mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Nhân dịp đồng chí Nguyễn Xuân Phúc được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa qua, Thủ tướng Liên bang Nga Dimitry Medvedev (Đi-mi-tơ-ri Mét-vê-đép) đã gửi Điện mừng tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp nhậm chức. Trong bức điện, Thủ tướng Dimitry Medvedev đánh giá quan hệ Nga - Việt được xây dựng trên nền tảng vững chắc của tình hữu nghị truyền thống và sự tin cậy lẫn nhau, đang phát triển năng động trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, năng lượng, khoa học - kỹ thuật, nhân văn và các lĩnh vực khác, các dự án hợp tác cùng có lợi đang được triển khai hiệu quả; bày tỏ sẵn sàng hợp tác tích cực với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhằm củng cố quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Cũng nhân dịp này, Thủ tướng Bê-la-rút Andrei Kobiakov (An-đơ-rây Cô-bi-a-cốp); Thủ tướng Nội các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Park Pong Chu; Quốc vương Brunei Darussalam Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Chính phủ Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Đại Hàn Dân Quốc Hwang Kyo-Ahn đã gửi Điện mừng. Trong các bức điện, lãnh đạo cấp cao các nước nhiệt liệt chúc mừng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và bày tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam với các nước sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp.
Điện mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhậm chức, ngày 07-4-2016, Chủ tịch Quốc hội Đại Hàn Dân Quốc Châng Ui Hwa, Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Zandaakhuugiin Enkhbold (Zan-đa-khu-ghin Ên-khơ-bon-đơ), Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan Pornpetch Wichitcholchai (Pon-pết Vi-chít-chon-chay), Chủ tịch Quốc hội U-crai-na V. Groysman (V. Giôi-xơ-man) đã gửi Điện mừng tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga (V.I. Matvienko) V.I.Mát-vi-en-cô và Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga S.E. Naryshkin (X.E. Na-rư-sơ-kin) cũng đã gửi thư chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhân dịp nhậm chức. Trong các bức thư, Lãnh đạo hai Viện Quốc hội Liên bang Nga nhiệt liệt chúc mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và bày tỏ tin tưởng Quốc hội Việt Nam khóa mới sẽ tiếp tục hợp tác hiệu quả với Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga và Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga trên nhiều lĩnh vực, vì lợi ích của hai dân tộc Liên bang Nga và Việt Nam.
Cuộc gặp thường niên giữa Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Từ ngày 16 và 17-4-2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc (Kiên Giang), đồng chí Lê Hoài Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã tiến hành cuộc gặp thường niên với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân trong dịp thăm làm việc tại Việt Nam. Cuộc gặp tập trung trao đổi việc thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực và các vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa hai nước. Tại cuộc gặp, hai bên cho rằng, trong năm qua, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể tiếp tục tiến triển tích cực. Trong thời gian tới, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu, tiếp xúc cấp cao, củng cố tin cậy chính trị, mở rộng giao lưu hữu nghị nhân dân; đẩy mạnh hợp tác thực chất cùng có lợi; kiểm soát tốt và giải quyết thỏa đáng bất đồng.
Về kinh tế - thương mại, hai bên cần triển khai các biện pháp thiết thực thúc đẩy thương mại song phương phát triển ổn định, cân bằng và bền vững; giải quyết các vấn đề cụ thể như đẩy mạnh tiến độ và bảo đảm chất lượng các dự án cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, nhà máy do Trung Quốc nhận thầu; triển khai hiệu quả các khoản vay và viện trợ không hoàn lại của Trung Quốc dành cho Việt Nam; thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương hai nước. Thứ trưởng Lê Hoài Trung cảm ơn Trung Quốc vừa qua đã tăng lưu lượng xả nước xuống hạ lưu sông Mê Công để hỗ trợ khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam và đề nghị hai bên tiếp tục hợp tác lâu dài trong quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công.
Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về biên giới trên đất liền Việt - Trung; thực hiện tốt và sớm tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện 3 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền; cùng duy trì ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực biên giới hai nước. Hai bên trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí thúc đẩy các cơ chế đàm phán hiện có đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác hai bên đã thỏa thuận. Thứ trưởng Lê Hoài Trung bày tỏ quan ngại sâu sắc của Việt Nam trước tình hình căng thẳng và hệ lụy của những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông; nhắc lại yêu cầu cần tuân thủ nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nhất là “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thực hiện đầy đủ “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử ở Biển Đông” (COC).
Điện mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Cu-ba
Được tổ chức từ ngày 16 đến 19-4, Đại hội VII Đảng Cộng sản Cu-ba tập trung chủ yếu vào mục tiêu thúc đẩy Chương trình phát triển kinh tế -xã hội tới năm 2030, đánh giá việc thực hiện đường lối cập nhật hóa mô hình kinh tế và các mục tiêu của Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ nhất, xác định khái niệm về mô hình phát triển kinh tế và xã hội chủ nghĩa của Cu-ba, xác định các lĩnh vực và ngành chiến lược cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Nhân dịp này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gửi Điện mừng Đại hội toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Cu-ba. Nội dung bức điện thể hiện sự tin tưởng chắc chắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam rằng, Đại hội toàn quốc lần thứ VII sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm “Đường lối chính sách kinh tế và xã hội của Đảng và cách mạng" và các mục tiêu của Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ nhất, đưa đất nước Cu-ba anh em vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội phồn vinh và bền vững. Đồng thời khẳng định lại lập trường nhất quán, trước sau như một của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong việc tiếp tục củng cố và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ anh em mẫu mực, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, đoàn kết thủy chung giữa hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Cu-ba./.
Trên 1.120 người được lập danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội  (18/04/2016)
Trên 1.120 người được lập danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội  (18/04/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Ban Chủ nhiệm Quỹ Học bổng Vừ A Dính  (18/04/2016)
Động đất ở Ecuador: số người chết và bị thương tiếp tục tăng nhanh  (18/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên