BIDV tiên phong sử dụng Căn cước công dân gắn chip trong giao dịch ngân hàng
TCCS - Công nghệ nhận diện thông qua Căn cước công dân gắn chip giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần sử dụng thẻ ngân hàng hay bất kỳ ứng dụng thanh toán nào.
Ngày 1-12-2021, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân - NCUD (đơn vị thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an).
Với thỏa thuận hợp tác này, BIDV là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên phối hợp với NCUD xây dựng lộ trình phát triển các sản phẩm, ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu dân cư, Căn cước công dân trong giao dịch ngân hàng. Điều này giúp phát huy tối đa giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Căn cước công dân và định danh, xác thực điện tử.
Hiện tại, BIDV là một trong những ngân hàng tiên phong trong nghiên cứu triển khai thành công ứng dụng Căn cước công dân điện tử trên các giao dịch tại khu vực tự phục vụ của BIDV, như ATM, Ezone. Thời gian tới BIDV sẽ tiếp tục triển khai ứng dụng xác thực bằng Căn cước công dân trên Smartbanking để hoàn thiện, khép kín hành trình trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng Căn cước công dân điện tử giao dịch tại ngân hàng./.
Căn cước công dân gắn chip tích hợp thông tin khách hàng giúp đẩy nhanh quá trình xác thực khách hàng, giảm thời gian tác nghiệp của cán bộ, loại bỏ các rủi ro giả mạo, sai sót trong quá trình tác nghiệp so với kiểm tra đối chiếu Chứng minh thư thông thường trước đây và mang lại cho khách hàng trải nghiệm nhanh chóng, an toàn, thuận tiện khi giao dịch ngân hàng.
Trung tâm Công nghệ thông tin BIDV: Dặm dài phát triển  (07/10/2021)
BIDV nhận cú đúp giải thưởng “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam”  (28/09/2021)
BIDV duy trì hoạt động ổn định, an toàn, hỗ trợ khách hàng và cộng đồng ứng phó đại dịch COVID-19  (03/08/2021)
Ngành ngân hàng nỗ lực “biến nguy thành cơ” nhờ chuyển đổi số  (17/06/2021)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay