Quảng Ninh đẩy mạnh chuyển số trong giải quyết thủ tục hành chính
TCCS - Xác định công cuộc chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Những kết quả đáng khích lệ
Với quyết tâm chính trị cao, cách làm bài bản, có tính đột phá, sáng tạo, công tác chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, các dư địa mới đã được khai phá, đạt được nhiều kết quả quan trọng về ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử và chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính. Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 5-2-2022, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, về “Chuyển đổi số toàn diện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” xác định 10 mục tiêu cụ thể phát triển chính quyền số đến năm 2025, đến nay, có 9 mục tiêu đã hoàn thành/cơ bản hoàn thành, 1 mục tiêu đang thực hiện phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Trong đó, có nhiều mục tiêu đạt với kết quả cao. Điển hình là mục tiêu “80% hồ sơ được nộp qua dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt trên 45%”. Tỷ lệ khai khác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa toàn tỉnh đạt 78,01% trong khi mục tiêu đề ra là tối thiểu 50%.
Hiện nay, 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện, 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý toàn trình trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ mật). Đến nay, toàn tỉnh hiện có 17.814 chứng thư số chuyên dùng công vụ (gồm 1.614 tổ chức và 16.200 cá nhân) đang hoạt động, trong đó 100% cán bộ công chức, viên chức từ cấp phó phòng trở lên đã được cấp và sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ. Tính đến tháng 10-2024, toàn tỉnh thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính đạt 100% (10.823/10.823 hồ sơ). Cấp tỉnh đã thực hiện số hóa 133.345 hồ sơ đầu vào (đạt 90,7%), trả 52.113 kết quả bản điện tử (đạt 35,2%). Kết quả chỉ tính trên hệ thống Một cửa điện tử tỉnh, cấp tỉnh đã số hóa 51.776 hồ sơ đầu vào (đạt 99,1%), trả 51.846 kết quả bản điện tử (đạt 97,8%); cấp huyện đã số hóa 128.066 hồ sơ đầu vào (đạt 99,3%), trả 124.779 kết quả bản điện tử (đạt 93,9%); cấp xã đã số hóa 180.803 hồ sơ (đạt 98,2%), trả 179.309 kết quả bản điện tử (đạt 96,5%). Kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh được đồng bộ đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và công bố, công khai thủ tục hành chính đúng hạn đạt 100% (411.654 hồ sơ).
Hệ thống quản lý hành chính cấp tỉnh, huyện, xã với các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ở cả 3 cấp, như hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý cấp phép xây dựng; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên môi trường; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ chính sách; hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp phép hộ kinh doanh cá thể,.... Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị cũng đẩy mạnh tạo lập cơ sở dữ liệu số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Từ đó đổi mới hoàn toàn hoạt động của bộ máy chính quyền, tiết kiệm nhiều thời gian, kinh phí, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố Hạ Long tăng cường chuyển đổi số, thực hiện nghiêm việc tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính theo quy trình 5 bước trên môi trường điện tử, tạo ra các tiện ích để người thực hiện thủ tục có thể dễ dàng nộp phí, lệ phí trực tuyến, nhận kết quả trực tuyến, có thể ký số điện tử… Theo đó, 100% hồ sơ thủ tục hành chính được số hóa khi tiếp nhận và công bố kết quả giải quyết thủ tục hành chính bản điện tử; tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 99,96% (tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2023). Trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung tâm Hành chính công thành phố đã thực hiện số hóa kết quả giải quyết 24.953 hồ sơ, đạt 99,5% tổng số hồ sơ đã giải quyết. Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã số hóa kết quả giải quyết 33.363 hồ sơ, đạt 94,2% tổng số hồ sơ đã giải quyết.
Để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thành phố Móng Cái đã triển khai thành công mô hình cung ứng dịch vụ hỗ trợ công dân theo nhu cầu, góp phần công khai minh bạch, đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Trong 6 tháng đầu năm, công tác kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, bảo đảm 100% thủ tục hành chính được rà soát, chuẩn hóa quy trình giải quyết và được niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời. Quy trình giải quyết được tái cấu trúc, bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ thời gian giải quyết, gắn với trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ. Việc giải quyết thủ tục hành chính bảo đảm theo nguyên tắc “5 bước tại chỗ”, “5 bước trên môi trường điện tử”.
Với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực của chuyển đổi số, thời gian qua Trung tâm Hành chính công thành phố Cẩm Phả luôn chú trọng cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số. Nổi bật là đẩy mạnh triển khai việc giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình “5 bước trên môi trường điện tử” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, ký số, trả kết quả). Hiện 100% thủ tục hành chính của thành phố đủ điều kiện được thực hiện theo quy trình “5 bước tại chỗ” và “5 bước trên môi trường điện tử”, gắn với sử dụng chữ ký số cá nhân, chứng thư số thứ hai trong giải quyết thủ tục hành chính; 100% thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đủ điều kiện được số hóa lưu vào kho dữ liệu trên cổng dịch vụ công của tỉnh. Để tạo thuận lợi trong hoạt động giải quyết thủ tục hành chính, Trung tâm Hành chính công thành phố đã đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, trong 9 tháng (năm 2024), tổng số tiền thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt là gần 150 triệu đồng (đạt tỷ lệ 100%). Trung tâm Hành chính công thành phố, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã cử cán bộ có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và chuyên môn nghiệp vụ tốt để hướng dẫn công dân lập tài khoản, cách nộp thủ tục hành chính qua môi trường mạng; đồng thời hỗ trợ công dân trong việc số hóa hồ sơ, nộp hồ sơ trực tuyến. Với cách làm trên, trong 9 tháng năm 2024, tổng số hồ sơ tiếp nhận tại Trung tâm Hành chính công thành phố là 30.730 hồ sơ; tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã là 18.422 hồ sơ, tất cả các hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn.
Tại thành phố Uông Bí, việc gắn chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính cũng được các cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Quý I-2024, Trung tâm Hành chính công thành phố đã thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt đối với 258/279 thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố; trong đó thực hiện 11 thủ tục liên thông 3 cấp, 39 thủ tục liên thông 2 cấp, 12 thủ tục liên thông ngang; 239/258 thủ tục tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích, 216 thủ tục tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã thực hiện tiếp nhận, giải quyết 117/123 thủ tục thuộc thẩm quyền cấp xã; trong đó 11 thủ tục liên thông 3 cấp, 21 thủ tục liên thông 2 cấp. Trung tâm Hành chính công thành phố đã giải quyết 5.867/6.376 hồ sơ tiếp nhận; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã giải quyết 2.002 hồ sơ, tất cả được giải quyết trước hạn, đúng hạn. Qua ý kiến khảo sát, tỷ lệ người dân rất hài lòng đạt 93%, hài lòng 7% đối với cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm Hành chính công; rất hài lòng đạt 97%, hài lòng đạt 3% tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Tăng cường giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã qua hệ thống camera giám sát đặt tại Trung tâm. Cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên cập nhật, triển khai kịp thời các văn bản quy phạm mới liên quan đến thủ tục hành chính, các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, của cơ quan ngành dọc về việc công bố thủ tục hành chính mới sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung; rà soát xây dựng quy trình phần mềm và niêm yết, công khai cho tổ chức, công dân biết và thực hiện; nghiêm túc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng nếp sống văn hóa công sở, văn minh đô thị gắn với việc thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử “Tự hào là công dân thành phố Uông Bí”.
Là huyện miền núi, biên giới với hơn 96% dân số là người dân tộc thiểu số, còn nhiều hạn chế về công nghệ thông tin, nên người dân khi thực hiện thủ tục hành chính gặp không ít khó khăn. Do đó, huyện Bình Liêu xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính từ cơ sở là hết sức cần thiết. Huyện quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin, đồng thời cử cán bộ đi đào tạo thành thạo về ứng dụng công nghệ thông tin để hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến của người dân tại Trung tâm Hành chính công huyện, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được duy trì ở 100% phòng, ban, đơn vị trên địa bàn huyện; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn hằng năm đạt 98,5%.
Những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới
Thứ nhất, các sở, ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa quy trình, tái cấu trúc các quy trình thực hiện thủ tục hành chính trên cơ sở đánh giá các nguồn dữ liệu đã có và mức độ sẵn sàng tích hợp, cung cấp thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tăng dần tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, nhất là dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Đồng thời, tiếp tục cải tiến các quy trình điện tử, quy trình phối hợp, quy trình giải quyết thủ tục hành chính nội bộ, quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công tỉnh, Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tiếp tục rà soát đối với các thủ tục hành chính chưa đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đề xuất giải pháp khắc phục để có thể triển khai trong các giai đoạn tiếp theo.
Thứ hai, tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và với các cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ quan hành chính cấp huyện, cấp xã để giải quyết tốt công việc, đặc biệt là những công việc liên quan trực tiếp đến người dân, như việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp theo đúng phương châm “chuyên nghiệp, thân thiện và trách nhiệm”.
Thứ ba, tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến tại bộ phận một cửa các cấp và thông qua các tổ công nghệ số cộng đồng; đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền theo hướng ứng dụng các nền tảng số để đưa thông tin của các cấp chính quyền đến gần với người dân hơn; đào tạo nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức và người dân, làm tiền đề cho phát triển chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Thứ tư, tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ về công nghệ thông tin đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm khai thác triệt để các ứng dụng công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn nói chung và công tác giải quyết thủ tục hành chính nói riêng. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân lực làm công tác quản trị mạng, vận hành, khai thác hệ thống thông tin.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng với quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính./.
Bình Liêu quyết tâm thực hiệu quả chính sách dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại  (27/11/2024)
Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh): Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xóa đói, giảm nghèo bền vững  (26/11/2024)
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, chính quyền liêm chính để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị - Bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ thời gian tới của huyện Cô Tô  (25/11/2024)
- Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an ninh phi truyền thống ở tỉnh Quảng Ninh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm