Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội
TCCS - Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thành phố Hà Nội đã tích cực tổ chức chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính nhằm triển khai hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đó còn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của chủ đề công tác năm 2021 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.
Nhiệm vụ chính trị trọng tâm
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố xác định: Phấn đấu đến năm 2025, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong cả nước và khu vực. Để thực hiện mục tiêu đó, thành phố xác định cần xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII của Đảng bộ thành phố, Hà Nội chủ động xây dựng và sớm ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch SIPAS giai đoạn 2021 - 2025, góp phần xây dựng xây dựng chính quyền phục vụ, lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ. Thành phố sớm tổ chức đánh giá kết quả cải cách hành chính của các sở, cơ quan tương đương sở, ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã qua xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020. Trên cơ sở đó, một số cơ quan, đơn vị có sáng kiến, giải pháp và cách làm hay trong đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị. Cổng dịch vụ công thành phố và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 dùng chung của thành phố vẫn tiếp tục được duy trì. Thành phố đã tích hợp dịch vụ công trực tuyến với Cổng Dịch vụ công quốc gia, hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, tạo chuyển biến khá rõ nét tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ở các cơ quan, đơn vị. Việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức. Việc tiếp công dân được duy trì ổn định, không có phản ánh kiến nghị về thái độ ứng xử không phù hợp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Theo đánh giá, Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của Hà Nội xếp thứ 9/63. Đây là năm thứ 3 liên tiếp thành phố Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI, tăng 15 bậc so với năm 2015, thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt. Chỉ số PAPI năm 2020 của thành phố tăng 11 bậc so với năm 2019, trong đó có 6/8 chỉ số nội dung vừa tăng về điểm số và tăng về thứ hạng.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, một số cơ quan, đơn vị có nhiều giải pháp, sáng kiến trong triển khai cải cách hành chính. Quận Ba Đình là địa phương thực hiện hiệu quả 2 khâu đột phá, gồm: công tác cải cách hành chính, xây dựng quận theo mô hình cơ quan điện tử được đẩy mạnh; trình độ, ý thức trách nhiệm của người đứng đầu và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao. Công tác rà soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính trên các lĩnh vực: Tư pháp, kinh tế, y tế, nội vụ; đề xuất bãi bỏ thủ tục hành chính không phù hợp; thực hiện có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn đạt tỷ lệ 99%. Kết quả khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức trong thực hiện cải cách hành chính đạt 90%. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao về nhận thức, phong cách làm việc, trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc”. Quận đã thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc quận theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên được kiện toàn đáp ứng yêu cầu công việc gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện sắp xếp chi bộ, tổ dân phố, người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố trên địa bàn bảo đảm tinh gọn hiệu quả. Thông qua thực hiện công tác cải cách hành chính, nhận thức và hành động, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức có chuyển biến tích cực; chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc được nâng cao, tạo thuận lợi và đáp ứng sự hài lòng của tổ chức, công dân.
Đối với quận Cầu Giấy, công tác cải cách hành chính được triển khai đồng bộ trong đó, tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và hiện đại hóa nền hành chính. Ngay sau khi có kết quả đánh giá chỉ số cải cách hành chính hằng năm của thành phố, quận phân tích, đánh giá từng lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần, nhằm giữ vững những tiêu chí đạt mức điểm cao và có giải pháp khắc phục những tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa đạt điểm tối đa. Trước những yêu cầu ngày càng cao về cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025, quận Cầu Giấy xác định, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Ðể hoàn thành mục tiêu nêu trên, ngày 28-6-2021, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy ban hành Kế hoạch số 161/KH-UBND về cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025 nhằm kịp thời triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính bảo đảm kịp thời, đúng tiến độ.
Huyện Đan Phượng đi đầu triển khai mô hình chính quyền điện tử và chuyển đổi số. Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng phối hợp với VNPT Hà Nội khai trương hệ thống phần mềm “Thông tin báo cáo, chỉ đạo điều hành” và “Tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp”. Đến nay, các cơ quan, đơn vị đã cập nhật cơ bản số liệu chuyên ngành lên Hệ thống thông tin báo cáo huyện Đan Phượng, đồng thời tiến hành khởi tạo 82 tài khoản người dùng cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban, ngành huyện và các xã, thị trấn. Trong thời gian tới, huyện sẽ tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng chi tiết cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban, ngành huyện, các xã, thị trấn. Số liệu báo cáo quý I/2021 sẽ được cập nhật, gửi trên Hệ thống thông tin báo cáo huyện Đan Phượng.
Một số giải pháp trong thời gian tới
Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, công tác cải cách hành chính của Thủ đô đối mặt một số khó khăn, hạn chế nhất định. Việc công bố thủ tục hành chính của một số bộ, ngành còn chưa kịp thời, cập nhật chưa đầy đủ lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đặc biệt là đối với một số thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực người có công của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị qua cả điện thoại, thư điện tử của thành phố, song hệ thống của Văn phòng Chính phủ chưa có kênh tích hợp số liệu báo cáo và công khai kết quả xử lý của địa phương qua 2 hình thức này, do đó, khi thực hiện vẫn phải chuyển các kênh thông tin khác và đưa vào báo cáo dưới dạng thủ công. Quy định về mức chi thực hiện công tác cải cách hành chính tại Thông tư số 26/2019/TT-BTC, ngày 10-5-2019 của Bộ Tài chính còn chưa hợp lý nên khó triển khai thực hiện. Hệ thống phần mềm một cửa dùng chung 3 cấp của thành phố Hà Nội hoạt động chưa ổn định, gây ảnh hưởng đến việc xử lý số liệu của các cơ quan, đơn vị. Một số cơ quan, đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ thông tin báo cáo cải cách hành chính, chậm thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính được thành phố giao.
Thời gian tới, thành phố Hà Nội xác định: Cần tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; tập trung cao độ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện “mục tiêu kép” bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Song song đó, đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Hà Nội (PCI); cải thiện, nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công PAPI; Chỉ số cải cách hành chính PAR Index, Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính SIPAS.
Thực hiện rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô để khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển, phù hợp với đặc thù của Hà Nội; triển khai việc thực hiện Quy định ủy quyền cho công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện chứng thực chữ ký, chứng thực bản sao khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp tục sắp xếp tổ chức, kiện toàn bộ máy nhà nước của thành phố tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tổ chức thí điểm và triển khai thi tuyển một số chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương; thi tuyển chức danh lãnh đạo tại một số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ.
Xây dựng Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; ban hành Kiến trúc chính quyền điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang được quản lý, lưu trữ bằng văn bản giấy và lưu thông tin, dữ liệu đã được số hóa tại Hệ thống thông tin một cửa điện tử dùng chung 3 cấp của thành phố. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính, kiểm tra công vụ, chú trọng đa dạng hóa các phương thức, cách thức kiểm tra, phù hợp với diễn biến tình hình dịch COVID-19. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật và trách nhiệm thực thi công vụ, gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức.
Thành phố yêu cầu các đơn vị phải chỉ đạo, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” theo quy định, nâng cao số lượng thủ tục hành chính liên thông, không để xảy ra tình trạng quá hạn trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và giải quyết thủ tục hành chính... Tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân, tăng cường đối thoại với người dân, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mở rộng các kênh để người dân, doanh nghiệp giám sát hoạt động tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính…/.
Phòng, chống dịch bệnh COVID-19: Một số kinh nghiệm từ Liên minh châu Âu và gợi ý chính sách với Hà Nội  (14/10/2021)
Phát huy bản sắc văn hóa, con người, khơi dậy khát vọng phát triển Thủ đô nghìn năm văn hiến  (11/10/2021)
Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá điểm đến du lịch  (10/10/2021)
Khát vọng “Rồng bay”: Hà Nội hội nhập quốc tế sâu rộng, bền vững  (10/10/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển