Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 29-10 đến 04-11-2018)
23:14, ngày 07-11-2018
TCCSĐT - Lãnh đạo Trung Quốc đã lần đầu thừa nhận sự lo ngại cho kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ.
Phê chuẩn Hiệp định CPTPP là phù hợp với các quy định pháp luật
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sáng 02-11, Phó Thủ tướng, Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan tại chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan đến Việt Nam, báo cáo thuyết minh của Chính phủ nêu rõ: Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, các nước thành viên CPTPP đều khẳng định tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Tham gia CPTPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Về mặt kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.
Về thu hút đầu tư, các cam kết trong CPTPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Về mặt xã hội, tham gia CPTPP sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Báo cáo thuyết minh cũng chỉ ra các thách thức về kinh tế; thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế; thách thức về xã hội; thách thức về thu ngân sách; thách thức trong lĩnh vực lao động; thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin của nước ta khi gia nhập Hiệp định CPTPP.
Chính phủ đề xuất Hiệp định và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vì một số lý do sau: Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là phù hợp với các quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các tuyên bố của Lãnh đạo cấp cao, do vậy sẽ làm tăng uy tín của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước, đặc biệt là các nước thành viên CPTPP. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chủ động thúc đẩy phê chuẩn sớm sẽ tiếp tục gia tăng sự tin cậy, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương của ta với Nhật Bản, tạo tiền đề quan trọng để ta thúc đẩy các FTA khác như FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Việc phê chuẩn sẽ giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa các lợi ích chiến lược mà Hiệp định CPTPP mang lại, từ đó giúp Việt Nam tiếp tục thúc đẩy chính sách đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, khó đoán định.
Việc phê chuẩn là cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản luật, pháp lệnh có liên quan để thực thi Hiệp định CPTPP. Đồng thời, cũng thể hiện tinh thần chủ động hội nhập quốc tế và cơ sở để Chính phủ xây dựng các chương trình hành động, đẩy mạnh triển khai công tác chuẩn bị với cạnh tranh từ bên ngoài khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Để có cơ sở đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan rà soát các luật, pháp lệnh, nghị định hiện hành và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.
Sau khi Quốc hội quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP, các nội dung sửa đổi các luật kèm theo lộ trình cụ thể sẽ được đưa vào Nghị quyết để Quốc hội thông qua. Trên cơ sở Nghị quyết này, Chính phủ sẽ giao các bộ, ngành triển khai việc dự thảo luật và trình Quốc hội thông qua để đảm bảo việc thực hiện theo đúng quy định của Hiệp định.
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,64%
Ngày 30-10, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của thành phố tăng 0,64% so với tháng 9 và tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tổng số 11 nhóm hàng được thống kê trong tháng 10-2018, thì có đến 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng 9. Cụ thể, dẫn đầu nhóm hàng tăng giá trong tháng 10 là nhóm hàng giáo dục với mức tăng 2,29% so với tháng 9.
Tiếp theo có thể kể đến các nhóm hàng tăng giá trong tháng 10, gồm: nhóm hàng giao thông tăng 1,71%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống 0,71%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 0,29%; văn hóa, giải trí và du lịch 0,06%; bưu chính viễn thông 0,05%; thiết bị và đồ dùng gia đình 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác 0,02%.
Đặc biệt, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, các nhóm hàng đều tăng giá trong tháng 10-2018, với ăn uống ngoài gia đình tăng 1,34%; thực phẩm 0,42%; lương thực 0,15%.
Theo đại diện Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 10, chỉ có nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế là duy trì mức giá ổn định. Còn một số nhóm hàng giảm nhẹ là đồ uống và thuốc lá với mức giảm 0,02%; may mặc, mũ nón, giày dép 0,01%.
Trong tháng 10, diễn biến ngược chiều với chỉ số CPI, chỉ số vàng giảm ở mức 0,46% và chỉ số USD tăng 0,21% so với tháng 9.
FAO dự báo sản lượng ngũ cốc năm 2018 giảm so với năm 2017
Ngày 01-11, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng ngũ cốc năm 2018 của thế giới sẽ giảm so với sản lượng năm 2017.
Theo FAO, sản lượng ngũ cốc của thế giới trong năm nay khả năng đạt 2,601 tỷ tấn, cao hơn gần 10 triệu tấn so với mức dự báo được đưa ra tháng 10 vừa qua, song giảm 57 triệu tấn, tức 2,1% so với sản lượng năm ngoái.
Sản lượng lúa mỳ toàn cầu năm nay được dự báo là 728 triệu tấn, giảm 4,3% so với năm ngoái. Trong tháng 10 vừa qua, giá lương thực thế giới đã giảm 0,9% so với tháng 9, phản ánh giá các mặt hàng thịt, sữa và dầu mỏ giảm.
Trước đó, FAO công bố báo cáo nghiên cứu dài hạn về “Tương lai của Lương thực và Nông nghiệp năm 2025 - Những con đường phát triển” (FOFA 2050).
Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương, Chuyên gia kinh tế thuộc FAO, thành viên của nhóm phụ trách nội dung của FOFA, báo cáo này chỉ ra rằng nếu theo hướng phát triển bền vững, sản lượng nông nghiệp của thế giới chỉ cần tăng 40% là đủ để đáp ứng nhu cầu lương thực toàn cầu thay vì mức tăng 50% như dự kiến trước đây.
Như vậy, ngành nông nghiệp và sản xuất lương thực sẽ cần theo đuổi phương châm “sản xuất ít hơn đáp ứng nhiều hơn”. Theo đó, FAO kêu gọi thiết lập hệ thống phân phối công bằng hơn, tăng cường năng lực tiếp cận tài nguyên, nguồn vốn cho các nhóm yếu thế như một giải pháp chính sách quan trọng nhất.
Ngành nông nghiệp sẽ chịu trách nhiệm chính, nhưng chỉ riêng nỗ lực trong ngành thì không đảm bảo được sự tiếp cận lương thực công bằng. Điều này cần tất cả các quốc gia cam kết chia sẻ trách nhiệm thực hiện những thay đổi kinh tế đáng kể trong toàn nền kinh tế.
Trung Quốc thừa nhận kinh tế sụt giảm vì cuộc chiến thương mại với Mỹ
Lãnh đạo Trung Quốc đã lần đầu thừa nhận sự lo ngại cho kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ.
Trong một hội nghị ngày 01-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách trấn an các doanh nghiệp của nước này khi cam kết sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách giảm thuế và tăng đầu tư vốn, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này thừa nhận sự thiếu ổn định của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình tổ chức hội nghị trên giữa lúc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đánh mất đà tăng trưởng vì phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Mỹ, gia tăng các khoản nợ lớn và đồng nội tệ giảm giá.
Theo ông Tập Cận Bình, mặc dù xét về tổng thể, tình hình kinh tế Trung Quốc ổn định, song sự thiếu ổn định đã tăng lên rõ rệt trong sự phát triển của nền kinh tế nước này và các công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Ông Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ kiên định việc khuyến khích, ủng hộ và định hướng sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân phát triển hướng tới phạm vi hoạt động lớn hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân trong năm nay và đưa ra nhiều đề xuất chính sách, trong đó có việc giảm thuế doanh nghiệp và giải quyết những thách thức về vốn đầu tư mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31-10 đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chịu những "áp lực suy giảm" ngày càng tăng do "những thay đổi sâu sắc" từ môi trường bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự suy giảm trong phát triển kinh tế đất nước kể từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Mỹ từ đầu mùa Hè vừa qua.
Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 10 yếu hơn dự kiến do sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu. Các con số thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đến mức thấp nhất trong một thập kỷ trong quý trước.
Thông cáo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cho biết đã có "rất nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp và xuất hiện các rủi ro tích lũy trong một thời gian dài... Chúng ta cần chú ý đến tình trạng nghiêm trọng này và cần chuẩn bị để phản ứng kịp thời hơn."
Thông cáo cũng nhấn mạnh "Chúng ta phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào các vấn đề cốt lõi với các giải pháp được đặt ra ... Chúng ta phải tự mình giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự phát triển chất lượng cao".
Hồi đầu tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nếu cuộc đám phán giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại.
Cuộc hội đàm dự kiến diễn ra trong tháng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina, nhằm tìm giải pháp giải quyết căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Anh công bố kế hoạch ngân sách cuối cùng trước khi Brexit
Chiều 29-10 theo giờ địa phương, chính phủ Anh đã công bố Ngân sách mùa Thu 2018 - kế hoạch ngân sách cuối cùng trước khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3-2019, trong tiến trình còn được gọi là Brexit.
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond tuyên bố đây sẽ là kế hoạch ngân sách cho “tương lai tươi sáng hơn của nước Anh” đồng thời nhấn mạnh lại thông điệp đã được Thủ tướng Anh Theresa May “hứa hẹn” với cử tri về việc “giai đoạn thắt lưng buộc bụng” kéo dài ít nhất 8 năm qua tại Xứ sở sương mù đang “đi đến hồi kết,” với việc tăng một loạt các gói chi tiêu bổ sung trị giá khoảng 30 tỷ bảng trong 5 năm tới ở hầu hết các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc xã hội, quốc phòng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp…
Bất chấp những khó khăn do tình trạng không rõ ràng liên quan đến Brexit, lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua, dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh đã được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Theo đó, kinh tế Anh có thể tăng trưởng 1,6% trong năm 2018, so với dự báo 1,3% hồi đầu năm. Dự báo thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa 2018 - 2019 cũng giảm xuống còn 25,5 tỷ bảng so với dự báo 37,1 tỷ bảng trong Tuyên bố Ngân sách mùa Xuân 2018.
Bên cạnh cam kết tăng mạnh chi tiêu, kế hoạch ngân sách 2018 của Chính phủ Anh cũng đưa ra kế hoạch cắt giảm thuế cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ, và triển khai sớm chương trình cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cho khoảng 32 triệu lao động. Chính phủ Anh cũng cam kết khoản đầu tư mới trị giá 1,6 tỷ bảng cho Chiến lược Công nghiệp.
Để bảo đảm nguồn thu cho kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng, Chính phủ Anh cam kết sẽ cải tổ hệ thống thu thuế trong kỷ nguyên kỹ thuật số, trong đó có việc áp dụng một loại thuế mới dành riêng cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Loại thuế này dự kiến được áp dụng vào đầu năm 2020 và được hứa hẹn sẽ mang về cho ngân sách chính phủ khoảng 400 triệu bảng mỗi năm.
Bất chấp những đồn đoán về sự chia rẽ trong nội bộ Chính phủ Anh, Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond đã thể hiện ủng hộ lập trường cứng rắn của Thủ tướng May về Brexit khi khẳng định sẽ bổ sung thêm 500 triệu bảng để chuẩn bị cho kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Trong bối cảnh đàm phán giữa Anh và EU về Brexit vẫn bế tắc trong khi chỉ còn đúng 5 tháng nữa Anh sẽ chính thức rời khỏi EU, Văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố, kịch bản Brexit không thỏa thuận với hàng chục tỷ bảng chi phí phát sinh sẽ không ảnh hưởng đến cam kết chấm dứt cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hammond thừa nhận ông sẽ phải đưa ra một Kế hoạch Ngân sách khẩn cấp trong mùa Xuân 2019 trong trường hợp Brexit không thỏa thuận./.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, sáng 02-11, Phó Thủ tướng, Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trình bày Báo cáo thuyết minh Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan tại chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP và các văn kiện liên quan đến Việt Nam, báo cáo thuyết minh của Chính phủ nêu rõ: Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, các nước thành viên CPTPP đều khẳng định tôn trọng thể chế chính trị và an ninh quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Tham gia CPTPP với tư cách là một trong những thành viên đầu tiên sẽ thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta, khẳng định vai trò và vị thế địa-chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á - Thái Bình Dương, thực sự nâng cao vị thế của nước ta trong khối ASEAN, trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Về mặt kinh tế, thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.
Về thu hút đầu tư, các cam kết trong CPTPP về dịch vụ và đầu tư dự kiến sẽ có tác dụng tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế. Về mặt xã hội, tham gia CPTPP sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo.
Báo cáo thuyết minh cũng chỉ ra các thách thức về kinh tế; thách thức về hoàn thiện khung khổ pháp luật, thể chế; thách thức về xã hội; thách thức về thu ngân sách; thách thức trong lĩnh vực lao động; thách thức trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin của nước ta khi gia nhập Hiệp định CPTPP.
Chính phủ đề xuất Hiệp định và các văn kiện kèm theo được phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV vì một số lý do sau: Việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP là phù hợp với các quy định pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các tuyên bố của Lãnh đạo cấp cao, do vậy sẽ làm tăng uy tín của Việt Nam trong quan hệ đối ngoại với các nước, đặc biệt là các nước thành viên CPTPP. Bên cạnh đó, việc Việt Nam chủ động thúc đẩy phê chuẩn sớm sẽ tiếp tục gia tăng sự tin cậy, làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á - Thái Bình Dương của ta với Nhật Bản, tạo tiền đề quan trọng để ta thúc đẩy các FTA khác như FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).
Việc phê chuẩn sẽ giúp Việt Nam sớm hiện thực hóa các lợi ích chiến lược mà Hiệp định CPTPP mang lại, từ đó giúp Việt Nam tiếp tục thúc đẩy chính sách đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động phức tạp, khó đoán định.
Việc phê chuẩn là cơ sở pháp lý quan trọng để Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản luật, pháp lệnh có liên quan để thực thi Hiệp định CPTPP. Đồng thời, cũng thể hiện tinh thần chủ động hội nhập quốc tế và cơ sở để Chính phủ xây dựng các chương trình hành động, đẩy mạnh triển khai công tác chuẩn bị với cạnh tranh từ bên ngoài khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Để có cơ sở đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP đối với hệ thống pháp luật Việt Nam, Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan rà soát các luật, pháp lệnh, nghị định hiện hành và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để phù hợp với các cam kết trong CPTPP.
Sau khi Quốc hội quyết định phê chuẩn Hiệp định CPTPP, các nội dung sửa đổi các luật kèm theo lộ trình cụ thể sẽ được đưa vào Nghị quyết để Quốc hội thông qua. Trên cơ sở Nghị quyết này, Chính phủ sẽ giao các bộ, ngành triển khai việc dự thảo luật và trình Quốc hội thông qua để đảm bảo việc thực hiện theo đúng quy định của Hiệp định.
Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,64%
Ngày 30-10, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của thành phố tăng 0,64% so với tháng 9 và tăng 3,42% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong tổng số 11 nhóm hàng được thống kê trong tháng 10-2018, thì có đến 8 nhóm hàng tăng giá so với tháng 9. Cụ thể, dẫn đầu nhóm hàng tăng giá trong tháng 10 là nhóm hàng giáo dục với mức tăng 2,29% so với tháng 9.
Tiếp theo có thể kể đến các nhóm hàng tăng giá trong tháng 10, gồm: nhóm hàng giao thông tăng 1,71%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống 0,71%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 0,29%; văn hóa, giải trí và du lịch 0,06%; bưu chính viễn thông 0,05%; thiết bị và đồ dùng gia đình 0,03%; hàng hóa và dịch vụ khác 0,02%.
Đặc biệt, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, các nhóm hàng đều tăng giá trong tháng 10-2018, với ăn uống ngoài gia đình tăng 1,34%; thực phẩm 0,42%; lương thực 0,15%.
Theo đại diện Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng 10, chỉ có nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế là duy trì mức giá ổn định. Còn một số nhóm hàng giảm nhẹ là đồ uống và thuốc lá với mức giảm 0,02%; may mặc, mũ nón, giày dép 0,01%.
Trong tháng 10, diễn biến ngược chiều với chỉ số CPI, chỉ số vàng giảm ở mức 0,46% và chỉ số USD tăng 0,21% so với tháng 9.
FAO dự báo sản lượng ngũ cốc năm 2018 giảm so với năm 2017
Ngày 01-11, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) dự báo sản lượng ngũ cốc năm 2018 của thế giới sẽ giảm so với sản lượng năm 2017.
Theo FAO, sản lượng ngũ cốc của thế giới trong năm nay khả năng đạt 2,601 tỷ tấn, cao hơn gần 10 triệu tấn so với mức dự báo được đưa ra tháng 10 vừa qua, song giảm 57 triệu tấn, tức 2,1% so với sản lượng năm ngoái.
Sản lượng lúa mỳ toàn cầu năm nay được dự báo là 728 triệu tấn, giảm 4,3% so với năm ngoái. Trong tháng 10 vừa qua, giá lương thực thế giới đã giảm 0,9% so với tháng 9, phản ánh giá các mặt hàng thịt, sữa và dầu mỏ giảm.
Trước đó, FAO công bố báo cáo nghiên cứu dài hạn về “Tương lai của Lương thực và Nông nghiệp năm 2025 - Những con đường phát triển” (FOFA 2050).
Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Lan Hương, Chuyên gia kinh tế thuộc FAO, thành viên của nhóm phụ trách nội dung của FOFA, báo cáo này chỉ ra rằng nếu theo hướng phát triển bền vững, sản lượng nông nghiệp của thế giới chỉ cần tăng 40% là đủ để đáp ứng nhu cầu lương thực toàn cầu thay vì mức tăng 50% như dự kiến trước đây.
Như vậy, ngành nông nghiệp và sản xuất lương thực sẽ cần theo đuổi phương châm “sản xuất ít hơn đáp ứng nhiều hơn”. Theo đó, FAO kêu gọi thiết lập hệ thống phân phối công bằng hơn, tăng cường năng lực tiếp cận tài nguyên, nguồn vốn cho các nhóm yếu thế như một giải pháp chính sách quan trọng nhất.
Ngành nông nghiệp sẽ chịu trách nhiệm chính, nhưng chỉ riêng nỗ lực trong ngành thì không đảm bảo được sự tiếp cận lương thực công bằng. Điều này cần tất cả các quốc gia cam kết chia sẻ trách nhiệm thực hiện những thay đổi kinh tế đáng kể trong toàn nền kinh tế.
Trung Quốc thừa nhận kinh tế sụt giảm vì cuộc chiến thương mại với Mỹ
Lãnh đạo Trung Quốc đã lần đầu thừa nhận sự lo ngại cho kinh tế nước này kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ.
Trong một hội nghị ngày 01-11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tìm cách trấn an các doanh nghiệp của nước này khi cam kết sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân bằng cách giảm thuế và tăng đầu tư vốn, trong bối cảnh nhà lãnh đạo này thừa nhận sự thiếu ổn định của nền kinh tế Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình tổ chức hội nghị trên giữa lúc xuất hiện những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang đánh mất đà tăng trưởng vì phải đối mặt với cuộc chiến thương mại với Mỹ, gia tăng các khoản nợ lớn và đồng nội tệ giảm giá.
Theo ông Tập Cận Bình, mặc dù xét về tổng thể, tình hình kinh tế Trung Quốc ổn định, song sự thiếu ổn định đã tăng lên rõ rệt trong sự phát triển của nền kinh tế nước này và các công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn.
Ông Tập Cận Bình khẳng định nước này sẽ kiên định việc khuyến khích, ủng hộ và định hướng sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân phát triển hướng tới phạm vi hoạt động lớn hơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các doanh nghiệp tư nhân trong năm nay và đưa ra nhiều đề xuất chính sách, trong đó có việc giảm thuế doanh nghiệp và giải quyết những thách thức về vốn đầu tư mà doanh nghiệp phải đối mặt.
Trước đó, Tân Hoa xã đưa tin Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 31-10 đã thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc đang chịu những "áp lực suy giảm" ngày càng tăng do "những thay đổi sâu sắc" từ môi trường bên ngoài.
Đây là lần đầu tiên ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự suy giảm trong phát triển kinh tế đất nước kể từ khi xảy ra cuộc chiến thương mại với Mỹ từ đầu mùa Hè vừa qua.
Tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong tháng 10 yếu hơn dự kiến do sụt giảm mạnh về nhu cầu xuất khẩu. Các con số thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại đến mức thấp nhất trong một thập kỷ trong quý trước.
Thông cáo của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cho biết đã có "rất nhiều khó khăn với một số doanh nghiệp và xuất hiện các rủi ro tích lũy trong một thời gian dài... Chúng ta cần chú ý đến tình trạng nghiêm trọng này và cần chuẩn bị để phản ứng kịp thời hơn."
Thông cáo cũng nhấn mạnh "Chúng ta phải tăng cường cải cách và mở cửa để tập trung vào các vấn đề cốt lõi với các giải pháp được đặt ra ... Chúng ta phải tự mình giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự phát triển chất lượng cao".
Hồi đầu tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nếu cuộc đám phán giữa ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thất bại.
Cuộc hội đàm dự kiến diễn ra trong tháng này bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Argentina, nhằm tìm giải pháp giải quyết căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Anh công bố kế hoạch ngân sách cuối cùng trước khi Brexit
Chiều 29-10 theo giờ địa phương, chính phủ Anh đã công bố Ngân sách mùa Thu 2018 - kế hoạch ngân sách cuối cùng trước khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào tháng 3-2019, trong tiến trình còn được gọi là Brexit.
Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond tuyên bố đây sẽ là kế hoạch ngân sách cho “tương lai tươi sáng hơn của nước Anh” đồng thời nhấn mạnh lại thông điệp đã được Thủ tướng Anh Theresa May “hứa hẹn” với cử tri về việc “giai đoạn thắt lưng buộc bụng” kéo dài ít nhất 8 năm qua tại Xứ sở sương mù đang “đi đến hồi kết,” với việc tăng một loạt các gói chi tiêu bổ sung trị giá khoảng 30 tỷ bảng trong 5 năm tới ở hầu hết các lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc xã hội, quốc phòng, cơ sở hạ tầng và công nghiệp…
Bất chấp những khó khăn do tình trạng không rõ ràng liên quan đến Brexit, lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua, dự báo tăng trưởng kinh tế của Anh đã được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Theo đó, kinh tế Anh có thể tăng trưởng 1,6% trong năm 2018, so với dự báo 1,3% hồi đầu năm. Dự báo thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa 2018 - 2019 cũng giảm xuống còn 25,5 tỷ bảng so với dự báo 37,1 tỷ bảng trong Tuyên bố Ngân sách mùa Xuân 2018.
Bên cạnh cam kết tăng mạnh chi tiêu, kế hoạch ngân sách 2018 của Chính phủ Anh cũng đưa ra kế hoạch cắt giảm thuế cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ, và triển khai sớm chương trình cắt giảm thuế thu nhập cá nhân cho khoảng 32 triệu lao động. Chính phủ Anh cũng cam kết khoản đầu tư mới trị giá 1,6 tỷ bảng cho Chiến lược Công nghiệp.
Để bảo đảm nguồn thu cho kế hoạch chi tiêu đầy tham vọng, Chính phủ Anh cam kết sẽ cải tổ hệ thống thu thuế trong kỷ nguyên kỹ thuật số, trong đó có việc áp dụng một loại thuế mới dành riêng cho các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Loại thuế này dự kiến được áp dụng vào đầu năm 2020 và được hứa hẹn sẽ mang về cho ngân sách chính phủ khoảng 400 triệu bảng mỗi năm.
Bất chấp những đồn đoán về sự chia rẽ trong nội bộ Chính phủ Anh, Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond đã thể hiện ủng hộ lập trường cứng rắn của Thủ tướng May về Brexit khi khẳng định sẽ bổ sung thêm 500 triệu bảng để chuẩn bị cho kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Trong bối cảnh đàm phán giữa Anh và EU về Brexit vẫn bế tắc trong khi chỉ còn đúng 5 tháng nữa Anh sẽ chính thức rời khỏi EU, Văn phòng Thủ tướng Anh tuyên bố, kịch bản Brexit không thỏa thuận với hàng chục tỷ bảng chi phí phát sinh sẽ không ảnh hưởng đến cam kết chấm dứt cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hammond thừa nhận ông sẽ phải đưa ra một Kế hoạch Ngân sách khẩn cấp trong mùa Xuân 2019 trong trường hợp Brexit không thỏa thuận./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 29-10 đến ngày 04-11-2018)  (07/11/2018)
Cuộc chiến truyền thông trong khủng hoảng chính trị ở Ni-ca-ra-gua  (07/11/2018)
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp Phó Chủ tịch Đảng Quốc đại, Trợ lý Tổng thống Sudan  (06/11/2018)
Đề nghị Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai CPTPP  (06/11/2018)
Quốc hội xem xét Dự thảo Luật Công an nhân dân  (06/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển