Quảng Ninh ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020
Đến dự hội nghị có đồng chí Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, địa phương và 400 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long khẳng định: trong những năm qua, kinh tế Quảng Ninh phát triển với tốc độ cao là do tỉnh luôn xác định cộng đồng các doanh nghiệp có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là bộ phận trọng yếu tạo ra tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Với sự tập trung, chỉ đạo quyết liệt và sự hỗ trợ tích cực, trách nhiệm và hiệu quả của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đã căn bản được đổi mới.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn nằm trong nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước và đứng đầu trong vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 2013 đến nay; đặc biệt là năm 2015, chỉ số PCI của Quảng Ninh tăng 2 bậc so với năm 2014, đứng vị trí thứ 3 trong tổng số 63 tỉnh, thành cả nước. Hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh từng bước được cải thiện, năm 2015 đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố có chỉ số trung bình cao, tăng 20 bậc so với năm 2014. Số lượng phát triển mới các doanh nghiệp sau nhiều năm giảm do suy thoái kinh tế nay đã tăng trở lại.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trước xu thế hội nhập; môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lực cạnh tranh có mặt còn hạn chế; tư duy trong đổi mới sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học, công nghệ, quản trị doanh nghiệp còn chậm…
Nhận thức rõ khó khăn, thách thức, Quảng Ninh luôn xác định phát triển doanh nghiệp là động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do đó, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Nghị quyết số 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Cùng với đó, tỉnh luôn tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp với phương châm “Hiệu quả của doanh nghiệp là sự thành công của tỉnh” để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp; chủ động xây dựng, điều chỉnh chính sách tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu duy trì và cải thiện cả về điểm số và vị trí xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh…
Báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và công tác hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn song phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực. Môi trường kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát triển. 5 tháng đầu năm 2016, trên toàn tỉnh có 527 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 3.130 tỷ đồng, tăng 19% về số doanh nghiệp. Tính đến ngày 31-5-2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký trong tỉnh là 11.222 doanh nghiệp, vốn đăng ký là 129.118 tỷ đồng. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo hướng giảm số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Quảng Ninh là địa phương luôn quan tâm tới công tác cải cách hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các hội nghị gặp gỡ, đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tỉnh còn thực hiện cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển theo hướng bền vững.
Hội nghị cũng đã được nghe Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc phổ biến Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ về việc hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020. Trong đó, mục tiêu đến năm 2020 sẽ phấn đấu xây dựng doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động. Khu vực tư nhân đóng góp khoảng 48 - 49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp khoảng 30 - 35% GDP. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm; hàng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo…
Cam kết giữa UBND tỉnh và Phòng Thương mại và Công nghiệp về tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, gồm các nội dung: UBND tỉnh cam kết cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ. Quảng Ninh sẽ thực hiện đơn giản hoá thủ tục và rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp xuống còn tối đa 02 ngày làm việc; giảm 50-60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp ở các cấp khác nhau; phát huy hiệu quả của chính quyền điện tử, khuyến khích doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính qua mạng, cắt giảm tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính so với quy định; phấn đấu đạt tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt 98% và nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 90%.
Ngoài ra, Quảng Ninh cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua cung ứng, phát triển các dịch vụ như: thông tin tiếp cận thị trường, tư vấn pháp lý, khoa học công nghệ…./.
Về đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (07/06/2016)
Về đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (07/06/2016)
Về đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng  (07/06/2016)
Đổi mới, kiện toàn chính quyền cấp xã  (06/06/2016)
Đổi mới, kiện toàn chính quyền cấp xã  (06/06/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp và Ấn Độ  (06/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên