Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 7-3 đến ngày 13-3-2016)
21:48, ngày 15-03-2016
TCCSĐT - Khai mạc Phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII; Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh; Bế mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII; Tuyên dương các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lực lượng Công an; Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Phó Thủ tướng kêu gọi hành động vì người tiêu dùng; Thông báo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai; Tháng Thanh niên 2016: Khởi động chương trình tuổi trẻ tham gia đảm bảo an toàn giao thông… là những sự kiện nổi bật tuần qua.
Thủ tướng chỉ đạo phòng, chống hạn, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long
Phòng, chống hạn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long về công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, tổ chức tại thành phố Cần Thơ ngày 07-03-2016.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: do ảnh hưởng của hiện tượng El - Nino, mùa mưa năm 2015 ở nước ta đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa ít, dòng chảy sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước trên sông xuống thấp nhất trong dòng 90 năm qua nên tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn so với cùng kỳ trung bình hằng năm gần 2 tháng, có nơi độ mặn lớn nhất lên đến 31,5g/l, nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền hơn 90km - chưa từng có trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn đã gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống người dân và nhiều lĩnh vực kinh tế ở 9/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang và Trà Vinh. Đến nay, có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) sinh sống ở khu vực cửa sông, ven biển bị thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng; đã có gần 140.000 lúa đông xuân bị thiệt hại, nhiều vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, tôm chết do nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt bổ sung; nhiều vườn cây ăn trái bị khô héo; nhiều khu rừng đang trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5), đặc biệt là hai khu rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra là hết sức nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều thiệt hại về đời sống và sản xuất ở nhiều địa phương. Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động, đề xuất, triển khai và sáng tạo nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng hạn hán xâm nhập mặn thời gian qua. Nhờ đó, thiệt hại được hạn chế ở mức thấp, nhiều địa phương ổn định được đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Về giải pháp trước mắt, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương bằng mọi biện pháp phải ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt, hợp vệ sinh cho người dân, không để xảy ra dịch bệnh do thiếu nước ngọt. Trong sản xuất, cần huy động nhiều nguồn lực của trung ương và địa phương, của doanh nghiệp, người dân thực hiện các giải pháp bảo vệ diện tích lúa đông xuân còn lại chưa thu hoạch; bảo vệ các vườn cây ăn trái, các vùng nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm ven biển, không để xảy ra cháy rừng ở những vùng khô hạn nặng. Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét khoanh nợ cho những nông hộ bị thiệt hại do xâm nhập mặn vừa qua; đồng thời cho các hộ này vay lại để sản xuất trong điều kiện cho phép. Trước mắt, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ cho 9/13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 137 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Về lâu dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến quy hoạch thủy lợi đảm bảo phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, ứng phó với biến đổi khí hậu cho toàn vùng.
Khai mạc Phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Sáng 07-3-2016, tại Hà Nội đã khai mạc Phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, chuẩn bị, hoàn tất các nội dung cho kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong tháng 3 này.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tích cực chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 11 - Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, đánh giá tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...; cho ý kiến với các luật còn lại để khẩn trương thi hành Hiến pháp 2013, đưa Hiến pháp vào cuộc sống.
Ngay sau khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày các báo cáo: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.
Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 được xác định là: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế; giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước; nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2015 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày cho thấy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 là 256.000 tỷ đồng, nếu so với GDP thực tế thực hiện, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước là 6,11% GDP.
Dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 Quốc hội quyết định đầu năm là 226.000 tỷ đồng, bằng 5,0% GDP. Sau khi được bổ sung 30.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA vượt thêm theo Nghị quyết Quốc hội, bội chi ngân sách Nhà nước điều chỉnh là 256.000 tỷ đồng, bằng 5,71% GDP. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 vẫn nằm trong phạm vi dự toán điều chỉnh.
Điểm sáng trong thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2015 là kết quả vượt thu ngân sách. Dự toán thu ngân sách Nhà nước Quốc hội quyết định là 911,1 nghìn tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện đạt tới 996,87 nghìn tỷ đồng, vượt 85,77 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,4% so với dự toán.
Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh
Ngày 08-3, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh. Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam.
Với vị trí địa lý nằm trong vịnh Bình Ba kín sóng, kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20m nước, khu vực này ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn; sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về sử dụng căn cứ Cam Ranh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Cảng-Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) đã được chính thức thành lập với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) góp 1.500 tỷ (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp 500 tỷ (chiếm 25%).
Cảng Quốc tế Cam Ranh sau khi hoàn thành sẽ là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những nỗ lực của Tổng Công ty Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, của Bộ Quốc phòng, của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa với dự án quan trọng này.
Chủ tịch nước khẳng định xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh là để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chủ tịch nước tin tưởng mỗi cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị xây dựng và quản lý khai thác sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khiêm tốn học hỏi để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Bế mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Sáng 9-3, phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã bế mạc. Phát biểu kết luận sau 3 ngày làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, với vị trí quan trọng của Kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, các cơ quan hữu quan cần nỗ lực, tích cực chuẩn bị, hoàn tất các nội dung để bảo đảm kỳ họp diễn ra thuận lợi, thành công. Kỳ họp thứ 11: Thông qua 7 dự án luật và quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Về chuẩn bị Kỳ họp thứ 11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến thời gian tiến hành Kỳ họp thứ 11 là 22,5 ngày làm việc, trong đó Quốc hội làm việc 2,5/5 ngày thứ bảy; dự kiến khai mạc ngày 21-3 và bế mạc vào ngày 16-4-2016.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của cơ quan hữu quan và ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự kiến bổ sung 2 nội dung: Trình Quốc hội phê chuẩn Thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; Báo cáo về kết quả đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các vấn đề có liên quan (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 07 dự án luật: Luật Tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật Dược (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi). Kỳ họp thứ 11 không xem xét dự án Luật Biểu tình.
Tuyên dương các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lực lượng Công an
Sáng 9-3, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Lễ tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong lực lượng Công an nhân dân. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại tướng Trần Đại Quang đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an và Thiếu tướng Phan Văn Lai, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an; truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Lê Văn Tẩu (Lê Tẩu), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (nay là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật); Đại tá Hoàng Hữu Kháng, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh vệ (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ); Liệt sỹ Trần Kim Chiến, nguyên Phó trưởng ty Công an Lào Cai (nay là Công an tỉnh Lào Cai); bà Lê Thị Minh (tức Hai Minh).
Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Ngày 11-03-2016, tại thành phố Cần Thơ, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh năm 2016.
Dự hội nghị có hơn 250 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Văn phòng Điều phối nông thôn mới 63 tỉnh, thành trong nước.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay các tỉnh, thành trong nước đều đã thành lập và đưa Văn phòng Điều phối nông thôn mới vào hoạt động với 340 cán bộ chuyên trách, 697 cán bộ kiêm nhiệm; có 470/630 đơn vị cấp huyện (chiếm 74,60%) thành lập Văn phòng Nông thôn mới với 997 cán bộ chuyên trách; có 2.740/8.920 xã (chiếm 30,71%) đã bố trí cán bộ chuyên trách nông thôn mới.
Nhìn chung, Văn phòng Điều phối nông thôn mới và lực lượng cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, góp phần quan trọng cùng với hệ thống chính trị và nhân dân các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 5 năm qua. Tính đến hết tháng 02-2016, cả nước có 1.761 xã đạt chuẩn nông nông mới (đạt 19,7% số xã trong cả nước); bình quân mỗi xã đạt 12,9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010 và 2,9 tiêu chí so với đầu năm 2015); có 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Hội nghị xác định đến năm 2020 phấn đấu đạt mục tiêu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước là: có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí nông thôn mới/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đới sống của cư dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập của người dân nông thôn cao gấp 1,8 lần so với năm 2015.
Phó Thủ tướng kêu gọi hành động vì người tiêu dùng
Tối 12-3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15-3” theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Trong những năm qua, việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng được triển khai rộng rãi. Công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng có chuyển biến tích cực.
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh toàn cầu ngày càng quyết liệt, để xây dựng môi trường tiêu dùng bền vững, công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng cần có bước đột phá và phải được các cơ quan Chính phủ cũng như toàn xã hội chung tay hành động mạnh mẽ hơn.
Theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10-7-2015, Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 15-3 hằng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Việc này nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội, nền kinh tế đất nước; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.
Thông báo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai
Từ ngày 10 đến ngày 12-3-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp Hội nghị lần thứ hai để bàn và quyết định các nội dung quan trọng: Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước để Quốc hội khóa XIII bầu hoặc phê chuẩn; và một số vấn đề quan trọng khác.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
1- Về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và thống nhất đưa vào Chương trình toàn khóa những vấn đề quan trọng và cần thiết nhất nhằm cụ thể hóa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tùy theo tình hình thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ xem xét, bổ sung, điều chỉnh Chương trình làm việc cho phù hợp.
2- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.
3- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất cao về việc giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để trình Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII.
Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy kết quả quan trọng đã đạt được của năm 2015 và cả nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng; nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; đồng thời tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tháng Thanh niên 2016: Khởi động chương trình tuổi trẻ tham gia đảm bảo an toàn giao thông
Sáng 13-3, tại thành phố Đà Lạt ( tỉnh Lâm Đồng), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông Quốc gia, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ khởi động các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2016.
Tại lễ khởi động chương trình, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long nhấn mạnh: Sau chương trình khởi động, mỗi đoàn viên thanh niên sẽ trở thành tuyên truyền viên tích cực, vận động thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và có những hành vi đẹp, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, từng bước xây dựng xã hội giao thông thân thiện, đầy tình người và không có tai nạn.
Dịp này, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam đã ký kết về phối hợp tuyên truyền và đảm bảo trận tự an toàn giao thông năm 2016. Ban tổ chức cũng tặng 1.000 mũ bảo hiểm cho đoàn viên thanh niên tỉnh Lâm Đồng, trao 15 suất học bổng cho các sinh viên có người nhà là nạn nhân của tai nạn giao thông.
Ngay sau lễ khởi động, các đoàn viên thanh niên đã tham gia chương trình tập huấn kỹ năng lái xe an toàn; chạy Việt dã chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3./.
Báo cáo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết: do ảnh hưởng của hiện tượng El - Nino, mùa mưa năm 2015 ở nước ta đến muộn và kết thúc sớm, lượng mưa ít, dòng chảy sông Mê Kông bị thiếu hụt, mực nước trên sông xuống thấp nhất trong dòng 90 năm qua nên tình trạng xâm nhập mặn xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn so với cùng kỳ trung bình hằng năm gần 2 tháng, có nơi độ mặn lớn nhất lên đến 31,5g/l, nước mặn từ biển vào sâu trong đất liền hơn 90km - chưa từng có trong lịch sử quan trắc xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn đã gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống người dân và nhiều lĩnh vực kinh tế ở 9/13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang và Trà Vinh. Đến nay, có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) sinh sống ở khu vực cửa sông, ven biển bị thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng; đã có gần 140.000 lúa đông xuân bị thiệt hại, nhiều vùng nuôi tôm bị dịch bệnh, tôm chết do nắng nóng kéo dài, thiếu nước ngọt bổ sung; nhiều vườn cây ăn trái bị khô héo; nhiều khu rừng đang trong mức độ cảnh báo cháy cao (cấp 4, cấp 5), đặc biệt là hai khu rừng lớn U Minh Thượng và U Minh Hạ.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang diễn ra là hết sức nghiêm trọng, chưa từng có trong lịch sử vùng đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều thiệt hại về đời sống và sản xuất ở nhiều địa phương. Thủ tướng biểu dương các bộ, ngành trung ương, đặc biệt là các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cố gắng trong việc chủ động, đề xuất, triển khai và sáng tạo nhiều giải pháp để ứng phó với tình trạng hạn hán xâm nhập mặn thời gian qua. Nhờ đó, thiệt hại được hạn chế ở mức thấp, nhiều địa phương ổn định được đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Về giải pháp trước mắt, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các địa phương bằng mọi biện pháp phải ưu tiên đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt, hợp vệ sinh cho người dân, không để xảy ra dịch bệnh do thiếu nước ngọt. Trong sản xuất, cần huy động nhiều nguồn lực của trung ương và địa phương, của doanh nghiệp, người dân thực hiện các giải pháp bảo vệ diện tích lúa đông xuân còn lại chưa thu hoạch; bảo vệ các vườn cây ăn trái, các vùng nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm ven biển, không để xảy ra cháy rừng ở những vùng khô hạn nặng. Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét khoanh nợ cho những nông hộ bị thiệt hại do xâm nhập mặn vừa qua; đồng thời cho các hộ này vay lại để sản xuất trong điều kiện cho phép. Trước mắt, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ cho 9/13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long 137 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Về lâu dài, Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư, các bộ, ngành có liên quan và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến quy hoạch thủy lợi đảm bảo phục vụ phát triển nông nghiệp, thủy sản, ứng phó với biến đổi khí hậu cho toàn vùng.
Khai mạc Phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Sáng 07-3-2016, tại Hà Nội đã khai mạc Phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, chuẩn bị, hoàn tất các nội dung cho kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII sẽ diễn ra trong tháng 3 này.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang tích cực chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 11 - Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Khóa XIII. Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, đánh giá tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao...; cho ý kiến với các luật còn lại để khẩn trương thi hành Hiến pháp 2013, đưa Hiến pháp vào cuộc sống.
Ngay sau khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày các báo cáo: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.
Theo đó, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 được xác định là: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế; giữ gìn hòa bình, ổn định, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước; nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Theo Báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2015 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày cho thấy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 là 256.000 tỷ đồng, nếu so với GDP thực tế thực hiện, tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước là 6,11% GDP.
Dự toán bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 Quốc hội quyết định đầu năm là 226.000 tỷ đồng, bằng 5,0% GDP. Sau khi được bổ sung 30.000 tỷ đồng giải ngân vốn ODA vượt thêm theo Nghị quyết Quốc hội, bội chi ngân sách Nhà nước điều chỉnh là 256.000 tỷ đồng, bằng 5,71% GDP. Như vậy, bội chi ngân sách Nhà nước năm 2015 vẫn nằm trong phạm vi dự toán điều chỉnh.
Điểm sáng trong thu - chi ngân sách Nhà nước năm 2015 là kết quả vượt thu ngân sách. Dự toán thu ngân sách Nhà nước Quốc hội quyết định là 911,1 nghìn tỷ đồng, nhưng kết quả thực hiện đạt tới 996,87 nghìn tỷ đồng, vượt 85,77 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,4% so với dự toán.
Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh
Ngày 08-3, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh. Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam.
Với vị trí địa lý nằm trong vịnh Bình Ba kín sóng, kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20m nước, khu vực này ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn; sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về sử dụng căn cứ Cam Ranh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Cảng-Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) đã được chính thức thành lập với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) góp 1.500 tỷ (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp 500 tỷ (chiếm 25%).
Cảng Quốc tế Cam Ranh sau khi hoàn thành sẽ là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những nỗ lực của Tổng Công ty Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, của Bộ Quốc phòng, của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa với dự án quan trọng này.
Chủ tịch nước khẳng định xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh là để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chủ tịch nước tin tưởng mỗi cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị xây dựng và quản lý khai thác sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khiêm tốn học hỏi để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Bế mạc phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Sáng 9-3, phiên họp thứ 46 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã bế mạc. Phát biểu kết luận sau 3 ngày làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, với vị trí quan trọng của Kỳ họp thứ 11, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII, các cơ quan hữu quan cần nỗ lực, tích cực chuẩn bị, hoàn tất các nội dung để bảo đảm kỳ họp diễn ra thuận lợi, thành công. Kỳ họp thứ 11: Thông qua 7 dự án luật và quyết định nhiều vấn đề quan trọng.
Về chuẩn bị Kỳ họp thứ 11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, dự kiến thời gian tiến hành Kỳ họp thứ 11 là 22,5 ngày làm việc, trong đó Quốc hội làm việc 2,5/5 ngày thứ bảy; dự kiến khai mạc ngày 21-3 và bế mạc vào ngày 16-4-2016.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đề nghị của cơ quan hữu quan và ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự kiến bổ sung 2 nội dung: Trình Quốc hội phê chuẩn Thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; Báo cáo về kết quả đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các vấn đề có liên quan (gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu).
Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 07 dự án luật: Luật Tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật Dược (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi). Kỳ họp thứ 11 không xem xét dự án Luật Biểu tình.
Tuyên dương các Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lực lượng Công an
Sáng 9-3, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức Lễ tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong lực lượng Công an nhân dân. Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu.
Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại tướng Trần Đại Quang đã trao danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng Thiếu tướng Nguyễn Đức Minh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an và Thiếu tướng Phan Văn Lai, nguyên Chánh Thanh tra Bộ Công an; truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Lê Văn Tẩu (Lê Tẩu), nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (nay là Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật); Đại tá Hoàng Hữu Kháng, nguyên Cục trưởng Cục Cảnh vệ (nay là Bộ Tư lệnh Cảnh vệ); Liệt sỹ Trần Kim Chiến, nguyên Phó trưởng ty Công an Lào Cai (nay là Công an tỉnh Lào Cai); bà Lê Thị Minh (tức Hai Minh).
Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Ngày 11-03-2016, tại thành phố Cần Thơ, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh năm 2016.
Dự hội nghị có hơn 250 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Văn phòng Điều phối nông thôn mới 63 tỉnh, thành trong nước.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, đến nay các tỉnh, thành trong nước đều đã thành lập và đưa Văn phòng Điều phối nông thôn mới vào hoạt động với 340 cán bộ chuyên trách, 697 cán bộ kiêm nhiệm; có 470/630 đơn vị cấp huyện (chiếm 74,60%) thành lập Văn phòng Nông thôn mới với 997 cán bộ chuyên trách; có 2.740/8.920 xã (chiếm 30,71%) đã bố trí cán bộ chuyên trách nông thôn mới.
Nhìn chung, Văn phòng Điều phối nông thôn mới và lực lượng cán bộ đảm nhiệm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, góp phần quan trọng cùng với hệ thống chính trị và nhân dân các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong 5 năm qua. Tính đến hết tháng 02-2016, cả nước có 1.761 xã đạt chuẩn nông nông mới (đạt 19,7% số xã trong cả nước); bình quân mỗi xã đạt 12,9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (tăng 8,2 tiêu chí so với năm 2010 và 2,9 tiêu chí so với đầu năm 2015); có 17 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Hội nghị xác định đến năm 2020 phấn đấu đạt mục tiêu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên cả nước là: có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí nông thôn mới/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đới sống của cư dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế xã; nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập của người dân nông thôn cao gấp 1,8 lần so với năm 2015.
Phó Thủ tướng kêu gọi hành động vì người tiêu dùng
Tối 12-3 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15-3” theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng luôn được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Trong những năm qua, việc bảo vệ quyền của người tiêu dùng được triển khai rộng rãi. Công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng có chuyển biến tích cực.
Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, tính cạnh tranh toàn cầu ngày càng quyết liệt, để xây dựng môi trường tiêu dùng bền vững, công tác bảo vệ quyền của người tiêu dùng cần có bước đột phá và phải được các cơ quan Chính phủ cũng như toàn xã hội chung tay hành động mạnh mẽ hơn.
Theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10-7-2015, Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 15-3 hằng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Việc này nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội, nền kinh tế đất nước; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.
Thông báo Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai
Từ ngày 10 đến ngày 12-3-2016, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã họp Hội nghị lần thứ hai để bàn và quyết định các nội dung quan trọng: Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương; Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020; giới thiệu nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước để Quốc hội khóa XIII bầu hoặc phê chuẩn; và một số vấn đề quan trọng khác.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị.
1- Về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận sôi nổi, thẳng thắn và thống nhất đưa vào Chương trình toàn khóa những vấn đề quan trọng và cần thiết nhất nhằm cụ thể hóa, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tùy theo tình hình thực tiễn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ xem xét, bổ sung, điều chỉnh Chương trình làm việc cho phù hợp.
2- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cho ý kiến về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước trung hạn và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020.
3- Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất cao về việc giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh lãnh đạo các cơ quan nhà nước để trình Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khóa XIII.
Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phát huy kết quả quan trọng đã đạt được của năm 2015 và cả nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng; nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2016; đồng thời tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Tháng Thanh niên 2016: Khởi động chương trình tuổi trẻ tham gia đảm bảo an toàn giao thông
Sáng 13-3, tại thành phố Đà Lạt ( tỉnh Lâm Đồng), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ban An toàn giao thông Quốc gia, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức Lễ khởi động các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2016.
Tại lễ khởi động chương trình, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên Hiệp thanh niên Việt Nam Nguyễn Phi Long nhấn mạnh: Sau chương trình khởi động, mỗi đoàn viên thanh niên sẽ trở thành tuyên truyền viên tích cực, vận động thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật và có những hành vi đẹp, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông; qua đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, từng bước xây dựng xã hội giao thông thân thiện, đầy tình người và không có tai nạn.
Dịp này, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Công ty Honda Việt Nam đã ký kết về phối hợp tuyên truyền và đảm bảo trận tự an toàn giao thông năm 2016. Ban tổ chức cũng tặng 1.000 mũ bảo hiểm cho đoàn viên thanh niên tỉnh Lâm Đồng, trao 15 suất học bổng cho các sinh viên có người nhà là nạn nhân của tai nạn giao thông.
Ngay sau lễ khởi động, các đoàn viên thanh niên đã tham gia chương trình tập huấn kỹ năng lái xe an toàn; chạy Việt dã chào mừng kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26-3./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khảo sát thực tế tại tỉnh Long An  (15/03/2016)
Thu hút doanh nghiệp đầu tư tại Iran nâng vị thế Việt Nam ở Trung Đông  (15/03/2016)
Việt Nam ủng hộ hợp tác thực chất giữa Myanmar và các đối tác quốc tế  (15/03/2016)
Thúc đẩy hợp tác nhiều lĩnh vực giữa hai nước Việt Nam - Iran  (15/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay