ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á trong năm 2015 và 2016
23:42, ngày 22-09-2015
Nhịp độ tăng trưởng yếu hơn của kinh tế Trung Quốc trong năm nay có thể gây ra tình trạng tương tự cho phần còn lại của châu Á, đó là nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), được đưa ra trong báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á công bố ngày 22-9-2015.
Đây cũng là tổ chức mới nhất hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
ADB dự báo các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2015 và 6% trong năm 2016. Trước đó, trong báo cáo công bố hồi tháng Ba vừa qua, ADB dự báo tăng trưởng của châu Á trong năm nay và năm tới đều ở mức 6,3%.
ADB hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, đầu tàu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, xuống 6,8% trong năm nay, thay vì là 7,2% theo báo cáo hồi tháng Ba. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 và thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng 7% mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra.
Trong năm tới, mức tăng trưởng dự kiến của kinh tế Trung Quốc là 6,7%, giảm so với mức dự báo 7% trong báo cáo trước đó. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ năm nay bị hạ từ 7,8% xuống 7,4%, do tốc độ cải cách diễn ra chậm và nhu cầu bên ngoài yếu.
Theo báo cáo của ADB, Đông Nam Á chịu tác động mạnh của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc, với nhịp độ tăng trưởng 4,4% trong năm nay và 4,9% trong năm tới.
ADB dự báo kinh tế Philippines năm 2015 sẽ tăng trưởng chậm nhất trong bốn năm trở lại đây, trước khi hồi phục vào năm 2016. ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này xuống 6% trong năm nay, so với mức dự báo 6,4% mà ngân hàng đưa ra hồi tháng Ba, do xuất khẩu sụt giảm và sản xuất chậm lại. Trong năm tới, tăng trưởng kinh tế của Philippines dự kiến đạt 6,3%.
Trong khi đó, kinh tế Campuchia được dự báo sang đến năm 2016 sẽ vẫn vững mạnh. Các mức dự báo tăng trưởng cho năm nay và năm tới của Campuchia tương ứng là 7% và 7,2%, so với các dự báo trước đó là 7,3% và 7,5%.
Báo cáo được công bố trong thời điểm các thị trường trải qua biến động mạnh vì những lo ngại về kinh tế Trung Quốc sau động thái điều chỉnh giảm tỷ giá của đồng nhân dân tệ.
Nhà kinh tế trưởng của ADB, Shang-jin Wei, nhận định sự kết hợp giữa triển vọng kém hơn của Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với sự phục hồi chậm chạp của các nước phát triển, đã ảnh hưởng đến dự báo của ngân hàng này về toàn bộ nền kinh tế khu vực.
Ông Wei cho rằng triển vọng chung của cả khu vực vẫn tích cực nhưng chịu tác động của tình trạng đảo ngược dòng vốn và giá hàng hóa giảm, một phần do kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Theo ông, châu Á đang phát triển sẽ tiếp tục là khu vực đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dù khiêm tốn hơn.
Tuy nhiên, ADB cảnh báo các ngân hàng trung ương chuẩn bị cho khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, khi nhiều nước đã chứng kiến dòng vốn bị rút ra, do các nhà giao dịch tìm đến các khoản đầu tư ở Mỹ an toàn hơn.
ADB hối thúc các ngân hàng trung ương có sự chuẩn bị về chính sách tiền tệ cho việc Fed nâng lãi suất, với khả năng là trước cuối năm theo phát biểu của Chủ tịch Fed Janet Yellen, trên cơ sở cân bằng giữa việc ổn định lĩnh vực tài chính và kích thích nhu cầu trong nước./.
ADB dự báo các nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 5,8% trong năm 2015 và 6% trong năm 2016. Trước đó, trong báo cáo công bố hồi tháng Ba vừa qua, ADB dự báo tăng trưởng của châu Á trong năm nay và năm tới đều ở mức 6,3%.
ADB hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, đầu tàu của tăng trưởng kinh tế toàn cầu, xuống 6,8% trong năm nay, thay vì là 7,2% theo báo cáo hồi tháng Ba. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1990 và thấp hơn so với mục tiêu tăng trưởng 7% mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra.
Trong năm tới, mức tăng trưởng dự kiến của kinh tế Trung Quốc là 6,7%, giảm so với mức dự báo 7% trong báo cáo trước đó. Trong khi đó, dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ năm nay bị hạ từ 7,8% xuống 7,4%, do tốc độ cải cách diễn ra chậm và nhu cầu bên ngoài yếu.
Theo báo cáo của ADB, Đông Nam Á chịu tác động mạnh của việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc, với nhịp độ tăng trưởng 4,4% trong năm nay và 4,9% trong năm tới.
ADB dự báo kinh tế Philippines năm 2015 sẽ tăng trưởng chậm nhất trong bốn năm trở lại đây, trước khi hồi phục vào năm 2016. ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này xuống 6% trong năm nay, so với mức dự báo 6,4% mà ngân hàng đưa ra hồi tháng Ba, do xuất khẩu sụt giảm và sản xuất chậm lại. Trong năm tới, tăng trưởng kinh tế của Philippines dự kiến đạt 6,3%.
Trong khi đó, kinh tế Campuchia được dự báo sang đến năm 2016 sẽ vẫn vững mạnh. Các mức dự báo tăng trưởng cho năm nay và năm tới của Campuchia tương ứng là 7% và 7,2%, so với các dự báo trước đó là 7,3% và 7,5%.
Báo cáo được công bố trong thời điểm các thị trường trải qua biến động mạnh vì những lo ngại về kinh tế Trung Quốc sau động thái điều chỉnh giảm tỷ giá của đồng nhân dân tệ.
Nhà kinh tế trưởng của ADB, Shang-jin Wei, nhận định sự kết hợp giữa triển vọng kém hơn của Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với sự phục hồi chậm chạp của các nước phát triển, đã ảnh hưởng đến dự báo của ngân hàng này về toàn bộ nền kinh tế khu vực.
Ông Wei cho rằng triển vọng chung của cả khu vực vẫn tích cực nhưng chịu tác động của tình trạng đảo ngược dòng vốn và giá hàng hóa giảm, một phần do kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Theo ông, châu Á đang phát triển sẽ tiếp tục là khu vực đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dù khiêm tốn hơn.
Tuy nhiên, ADB cảnh báo các ngân hàng trung ương chuẩn bị cho khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, khi nhiều nước đã chứng kiến dòng vốn bị rút ra, do các nhà giao dịch tìm đến các khoản đầu tư ở Mỹ an toàn hơn.
ADB hối thúc các ngân hàng trung ương có sự chuẩn bị về chính sách tiền tệ cho việc Fed nâng lãi suất, với khả năng là trước cuối năm theo phát biểu của Chủ tịch Fed Janet Yellen, trên cơ sở cân bằng giữa việc ổn định lĩnh vực tài chính và kích thích nhu cầu trong nước./.
Đưa huyện đảo Trường Sa thành pháo đài bảo vệ chủ quyền vững chắc  (22/09/2015)
Tiếp tục chương trình làm việc của phiên họp thứ 41 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII  (22/09/2015)
Sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về kinh tế tập thể  (22/09/2015)
Tổng Bí thư chỉ đạo Quân đội chú trọng thế trận biển, đảo, biên giới  (22/09/2015)
Trao đổi nghiệp vụ báo chí với lãnh đạo Đài Truyền hình Pháp  (22/09/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên