Hội thảo lấy ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động khu vực phía Bắc
23:28, ngày 07-04-2015
TCCSĐT - Ngày 07-4-2015, tại Hà Nội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổ chức Lao động thế giới (ILO) đã phối hợp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động khu vực phía Bắc.
Đến dự Hội thảo có các đồng chí: Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; bà In-Grít Crítx-ten-xơn (Ingrid Christensen) - Chuyên gia cao cấp về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Băng Cốc (Thái Lan); PGS, TS. Nguyễn Thị Hồng Tú - Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam; đại diện một số tỉnh khu vực phía Bắc; đại diện các ban, bộ, ngành và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
An toàn, vệ sinh lao động là một lĩnh vực rộng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành. Do vậy, Luật An toàn, vệ sinh lao động được xây dựng để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời, tiếp tục làm rõ phạm vi, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành có liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này như quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Điều 85), Bộ Y tế (Điều 86), các bộ, ngành (khoản 3 Điều 84) và Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 87) đối với việc quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS, Bùi Sĩ Lợi, cho biết, hiện nay, dự thảo Luật đang được tiếp thu, chỉnh lý theo 4 nội dung lớn: Một là, mở rộng đối tượng áp dụng và chính sách đối với khu vực không có quan hệ lao động; Hai là, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hình thức tự nguyện và bắt buộc; Ba là, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; Bốn là, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Nhìn chung, dự thảo Luật đã hình thành khung chính sách, cơ chế kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân người lao động nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn cho mọi người trong xã hội. Dự án Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2015. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội hy vọng, Hội thảo này sẽ là cơ hội để Ủy ban và cơ quan soạn thảo lắng nghe ý kiến của các đại biểu dân cử. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, chuyên gia trong nước, quốc tế và đặc biệt là người lao động, người sử dụng lao động sẽ tích cực tham gia góp ý kiến để hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật.
Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận, ý kiến đóng góp về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, ông Kây-su-kê Ta-ni-gu-chi (Keisuke Taniguchi) - Giám đốc bộ phận nhân sự Ban Tổ chức Kế hoạch Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, vấn đề rủi ro trong an toàn lao động phụ thuộc vào từng ngành, nghề cũng như quy mô và loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Kây-su-kê Ta-ni-gu-chi cho rằng, sự phân biệt vẫn chưa rõ ràng, vì vậy dự thảo Luật cần có sự nghiên cứu và phản ánh rõ nét hơn về việc phân biệt những ngành, nghề có yếu tố rủi ro về an toàn lao động để những quy định đi kèm cũng phải có thay đổi theo.
Đơn cử như vấn đề đào tạo, Việt Nam cần cho doanh nghiệp tự chủ trong việc đào tạo cán bộ, công nhân viên của mình phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. Qua đây, ông Kây-su-kê Ta-ni-gu-chi cũng mong muốn Luật An toàn, vệ sinh lao động của Việt Nam nên làm theo chuẩn quốc tế trong việc phân biệt rõ ràng mức độ và ngành, nghề nguy hiểm, độc hại và trong quá trình nghiên cứu, dự thảo và ban hành luật rất cần tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp liên quan đến những ngành, nghề này để hoàn thiện Luật một cách tốt nhất và phù hợp với thực tế.
Bà In-Grít Crítx-ten-xơn - Chuyên gia cao cấp về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức quốc tế (ILO) tại Băng Cốc (Thái Lan) đánh giá cao về tiến độ xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động của Việt Nam, cũng như những cam kết mạnh mẽ trong khối ASEAN, Công ước 155, Công ước 187 cũng như những biện pháp để thực hiện các công ước này.
Tham luận của PGS, TS. Nguyễn Thị Hồng Tú, Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam bàn về ba vấn đề: 1-Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; 2 - Dịch vụ y tế lao động/sức khỏe nghề nghiệp; 3-Đề xuất chỉnh lý nội dung trong dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời qua đó, đề xuất chỉnh lý một số nội dung trong dự thảo Luật Vệ sinh an toàn, lao động, như giải thích từ ngữ vệ sinh lao động, yếu tố có hại, bổ sung quan trắc lao động, bổ sung dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp hoặc gọi là vệ sinh lao động/y tế lao động; Điều 6, Điều 7; Điều 30; Điều 38; Điều 57; Điều 78; Điều 86...
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi trân trọng cảm ơn các báo cáo viên, chuyên gia trong và ngoài nước đã dành thời gian đến tham dự, trình bày báo cáo tại Hội thảo. Đồng thời khẳng định, những ý kiến tham gia tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm của các vị đại biểu sẽ rất hữu ích cho Ủy ban về các vấn đề xã hội, cơ quan soạn thảo và các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự án Luật này phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế hữu ích để có thể tham khảo, lựa chọn, quyết định chính sách cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam./.
An toàn, vệ sinh lao động là một lĩnh vực rộng liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành. Do vậy, Luật An toàn, vệ sinh lao động được xây dựng để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời, tiếp tục làm rõ phạm vi, trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành có liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này như quy định trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Điều 85), Bộ Y tế (Điều 86), các bộ, ngành (khoản 3 Điều 84) và Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 87) đối với việc quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS, Bùi Sĩ Lợi, cho biết, hiện nay, dự thảo Luật đang được tiếp thu, chỉnh lý theo 4 nội dung lớn: Một là, mở rộng đối tượng áp dụng và chính sách đối với khu vực không có quan hệ lao động; Hai là, chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hình thức tự nguyện và bắt buộc; Ba là, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động; Bốn là, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Nhìn chung, dự thảo Luật đã hình thành khung chính sách, cơ chế kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động ở các cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân người lao động nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn cho mọi người trong xã hội. Dự án Luật An toàn, vệ sinh lao động sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 vào tháng 5-2015. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội hy vọng, Hội thảo này sẽ là cơ hội để Ủy ban và cơ quan soạn thảo lắng nghe ý kiến của các đại biểu dân cử. Bên cạnh đó, các nhà quản lý, chuyên gia trong nước, quốc tế và đặc biệt là người lao động, người sử dụng lao động sẽ tích cực tham gia góp ý kiến để hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật.
Hội thảo đã nhận được nhiều tham luận, ý kiến đóng góp về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản, ông Kây-su-kê Ta-ni-gu-chi (Keisuke Taniguchi) - Giám đốc bộ phận nhân sự Ban Tổ chức Kế hoạch Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, vấn đề rủi ro trong an toàn lao động phụ thuộc vào từng ngành, nghề cũng như quy mô và loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Kây-su-kê Ta-ni-gu-chi cho rằng, sự phân biệt vẫn chưa rõ ràng, vì vậy dự thảo Luật cần có sự nghiên cứu và phản ánh rõ nét hơn về việc phân biệt những ngành, nghề có yếu tố rủi ro về an toàn lao động để những quy định đi kèm cũng phải có thay đổi theo.
Đơn cử như vấn đề đào tạo, Việt Nam cần cho doanh nghiệp tự chủ trong việc đào tạo cán bộ, công nhân viên của mình phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp. Qua đây, ông Kây-su-kê Ta-ni-gu-chi cũng mong muốn Luật An toàn, vệ sinh lao động của Việt Nam nên làm theo chuẩn quốc tế trong việc phân biệt rõ ràng mức độ và ngành, nghề nguy hiểm, độc hại và trong quá trình nghiên cứu, dự thảo và ban hành luật rất cần tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp liên quan đến những ngành, nghề này để hoàn thiện Luật một cách tốt nhất và phù hợp với thực tế.
Bà In-Grít Crítx-ten-xơn - Chuyên gia cao cấp về lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động của Tổ chức quốc tế (ILO) tại Băng Cốc (Thái Lan) đánh giá cao về tiến độ xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động của Việt Nam, cũng như những cam kết mạnh mẽ trong khối ASEAN, Công ước 155, Công ước 187 cũng như những biện pháp để thực hiện các công ước này.
Tham luận của PGS, TS. Nguyễn Thị Hồng Tú, Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam bàn về ba vấn đề: 1-Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; 2 - Dịch vụ y tế lao động/sức khỏe nghề nghiệp; 3-Đề xuất chỉnh lý nội dung trong dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Đồng thời qua đó, đề xuất chỉnh lý một số nội dung trong dự thảo Luật Vệ sinh an toàn, lao động, như giải thích từ ngữ vệ sinh lao động, yếu tố có hại, bổ sung quan trắc lao động, bổ sung dịch vụ về sức khỏe nghề nghiệp hoặc gọi là vệ sinh lao động/y tế lao động; Điều 6, Điều 7; Điều 30; Điều 38; Điều 57; Điều 78; Điều 86...
Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi trân trọng cảm ơn các báo cáo viên, chuyên gia trong và ngoài nước đã dành thời gian đến tham dự, trình bày báo cáo tại Hội thảo. Đồng thời khẳng định, những ý kiến tham gia tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm của các vị đại biểu sẽ rất hữu ích cho Ủy ban về các vấn đề xã hội, cơ quan soạn thảo và các vị đại biểu Quốc hội trong quá trình hoàn thiện dự án Luật này phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế, giới thiệu các kinh nghiệm quốc tế hữu ích để có thể tham khảo, lựa chọn, quyết định chính sách cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam./.
Họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer  (07/04/2015)
Tăng trách nhiệm của cơ quan tố tụng để bảo đảm quyền công dân  (07/04/2015)
Xây dựng Bộ Luật Hình sự có tính minh bạch, dự báo cao hơn  (07/04/2015)
Chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử Quốc hội  (07/04/2015)
Lãnh đạo Quốc phòng tiếp Giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga  (07/04/2015)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2015  (07/04/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên