"Quân đội phải dựa vào dân để giữ vững biên cương Tổ quốc"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu các lực lượng quân đội trong mọi hoàn cảnh phải luôn dựa vào dân để giữ vững biên cương Tổ quốc.
Ngày 01-4, tại Hà Nội, làm việc với Bộ Quốc phòng về tình hình biên giới và công tác biên phòng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các địa phương đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị chủ động phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới của các nước thực hiện tốt các hiệp định, hiệp ước, quy chế về biên giới, cửa khẩu, giải quyết thông thoáng việc qua lại cho nhân dân hai bên biên giới.
Các đơn vị quân đội ở khu vực biên giới nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm; phục vụ tốt việc phân giới cắm mốc, tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác về biên giới, cửa khẩu với các nước láng giềng đi vào chiều sâu, hiệu quả, góp phần xây dựng khu vực biên giới chung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Qua đó, góp phần tuyên truyền trong nhân dân, bè bạn quốc tế hiểu rõ quan điểm của Ðảng, Nhà nước Việt Nam về biên giới, lãnh thổ; xây dựng nền quốc phòng hòa bình, tự vệ và vì dân; tạo đồng thuận và tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình mới, việc tăng cường thực lực quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó các lực lượng vũ trang là nòng cốt.
Chủ tịch nước khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân, vì đó là tiềm lực cơ bản được tạo ra từ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, vì vậy, phải dựa vào dân, phát động trách nhiệm của toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ vững biên cương của Tổ quốc.
Chủ tịch nước chỉ rõ, thực tế là nơi nào có nền biên phòng toàn dân vững chắc, nhân dân đoàn kết, yên tâm, phấn khởi, tin tưởng ở các cấp lãnh đạo thì mọi việc ở đó đều thực hiện thành công. Ngược lại, nơi nào để cho dân bất bình, mất lòng tin thì nơi ấy tình hình không ổn định, luôn có diễn biến phức tạp.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Biên phòng cùng các lực lượng quân đội ở khu vực biên giới phải không ngừng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về biên giới lãnh thổ thật sự chặt chẽ, được thể chế hóa bằng cơ chế, chính sách và luật pháp rõ ràng.
Để bảo vệ vững chắc biên giới trong thời kỳ hội nhập, Đảng, Nhà nước đã và đang tăng cường hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề biên giới, vùng biển, đảo, tạo môi trường ổn định, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị với các nước láng giềng; đẩy mạnh quan hệ hợp tác biên phòng với quốc tế, giữ cho “trong ấm, ngoài êm”; bảo đảm ổn định từ bên trong, đồng thời ngăn chặn mọi nguy cơ tác động từ bên ngoài; có biện pháp chủ động, tích cực phối hợp đấu tranh, ngăn chặn những quan điểm sai trái, những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch - Chủ tịch nước lưu ý các lực lượng bảo vệ biên giới.
Chủ tịch nước ghi nhận các kiến nghị của các đại biểu và yêu cầu các cơ quan chức năng đặc biệt chú trọng chăm lo cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, quy hoạch, bố trí dân cư trên một số tuyến biên giới, biển đảo trọng điểm, kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Tại buổi làm việc, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Võ Trọng Việt, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương đã báo cáo Chủ tịch nước đồng thời trao đổi, thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng thời gian vừa qua, những nhiệm vụ đặt ra hiện nay và trong những năm tới đối với công tác quản lý bảo vệ biên giới quốc gia.
Các ý kiến phát biểu đã tập trung làm rõ những kết quả đạt được cũng như những vấn đề cụ thể của công tác tăng cường phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới; công tác phân giới cắm mốc; tình hình trên các tuyến biển đảo; công tác đấu tranh phòng chống tội phạm; công tác quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh, cửa khẩu, lối mở; công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; kết quả thực hiện chương trình kết hợp quân dân y ở khu vực biên giới; kết quả việc thực hiện các chương trình phối hợp tham gia phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn khu vực biên giới.
Các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc đều khẳng định, tuy còn một số mặt công tác hiệu quả chưa cao như mong muốn do điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương biên giới chưa phát triển, nhưng thời gian qua, công tác bảo vệ chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến biên giới, vùng biển đảo được giữ vững; quan hệ giữa Việt Nam với các nước có chung biên giới ngày càng phát triển và mở rộng./.
Hai quận mới của Hà Nội chính thức hoạt động  (01/04/2014)
Hàn Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam  (01/04/2014)
Thủ tướng Cộng hòa Bun-ga-ri sẽ thăm chính thức Việt Nam  (01/04/2014)
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4-2014  (01/04/2014)
Quốc hội có thể "quá tải" làm luật giai đoạn cuối nhiệm kỳ  (01/04/2014)
Thủ tướng tiếp Đại sứ các nước Trung Quốc, Thái Lan, Ai Cập  (01/04/2014)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên