Xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông thật sự có năng lực trong đổi mới giáo dục hiện nay
20:36, ngày 12-09-2018
TCCSĐT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vị trí, vai trò của giáo viên. Người nhấn mạnh: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Chính vì vậy, để luôn làm tốt vai trò của mình đội ngũ giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao năng lực và đạo đức.
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học (gọi tắt là định hướng năng lực); đặt ra yêu cầu, nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Các cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý giáo dục thực hiện tốt định hướng này là bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo, đưa giáo dục Việt Nam hội nhập giáo dục quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường, kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việc thực hiện định hướng này ở trường phổ thông do đội ngũ giáo viên có năng lực quyết định, trên cơ sở quản lý khoa học, sáng tạo của các nhà lãnh đạo quản lý có năng lực.
Quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực
Đổi mới trường phổ thông là làm cho mọi hoạt động nói chung, hoạt động quản lý nói riêng thực hiện định hướng năng lực. Vì vậy, quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực là đổi mới trong quản lý nhân sự giáo dục.
Đội ngũ giáo viên phổ thông có năng lực là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục phổ thông - thực hiện định hướng năng lực. Những năng lực cơ bản cần có của đội ngũ giáo viên phổ thông gồm có: Năng lực chung (đạo đức và gương mẫu; năng lực tư duy, nhất là tư duy sáng tạo; năng lực tự học; năng lực giao tiếp;...); Năng lực chuyên môn nghiệp vụ - năng lực nghề nghiệp (nắm vững chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình, sách giáo khoa từng môn học; nắm vững kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, nhất là phương pháp dạy học tích cực; nắm vững đối tượng giáo dục; có phương pháp nêu gương;...). Đội ngũ giáo viên có năng lực này có được thu hút, trọng dụng, duy trì và phát triển hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản trị nhân sự, nhất là năng lực “dùng người”, “phát triển người” của lãnh đạo quản lý. Muốn có năng lực “dùng người”, “phát triển người” lãnh đạo quản lý cần nắm vững lý luận về đổi mới nội dung quản lý xây dựng nguồn nhân lực giáo dục theo định hướng năng lực để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn như: (1) Thiết lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục có năng lực; (2) Phân tích công việc để xác định rõ năng lực của nhân sự giáo dục; (3) Tuyển dụng và sử dụng nhân sự trong giáo dục có năng lực; (4) Đào tạo và bồi dưỡng năng lực của nguồn nhân lực giáo dục; (5) Tạo môi trường cho nguồn nhân lực giáo dục phát triển năng lực; (6) Đánh giá năng lực của nhân sự trong giáo dục; (7) Thực hiện chính sách và tạo động lực phát triển năng lực của nguồn nhân lực giáo dục.
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay còn nặng về định hướng số lượng, bằng cấp, trình độ đào tạo, đề cao đạo đức chung chung, đạo đức không gắn với năng lực; chưa thật sự chú trọng định hướng năng lực.
Số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô giáo dục. Đội ngũ giáo viên từng bước đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó một phần đáng kể đã đạt trình độ trên chuẩn.
Chất lượng - năng lực tư duy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhiều giáo viên chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng năng lực.
Hạn chế trên có nguyên nhân nhận thức và quản lý. Nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và xã hội về bản chất, vai trò của định hướng năng lực trong đổi mới giáo dục chưa đầy đủ và sâu sắc. Việc quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở giáo dục phổ thông còn bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường; chưa vận dụng sáng tạo khoa học phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục (tư duy sáng tạo - yếu tố cốt lõi của năng lực sáng tạo), nên kết quả chưa cao dẫn tới không giữ được những giáo viên thật sự có năng lực, thực giỏi, thực tài; chưa tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển năng lực.
Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và xã hội về định hướng năng lực trong đổi mới giáo dục. Năng lực là khái niệm tâm lý học có ý nghĩa toàn cầu, đáp ứng yêu cầu kết nối và xử lý thông tin của cách mạng công nghiệp 4.0. Khái niệm năng lực thể hiện tính kết nối và tích hợp rộng rãi, sâu sắc nhiều nhân tố, nhất là tri thức, kỹ năng và thái độ; luôn gắn liền với hoạt động, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Định hướng năng lực xuyên suốt hoạt động giáo dục. Người học nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, muốn học - hành có hiệu quả, phải hình thành và phát triển năng lực: năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực sáng tạo,... Muốn hình thành và phát triển năng lực người học, giáo viên phải thật sự có năng lực, nhất là năng lực tư duy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; cán bộ quản lý giáo dục phải thật sự có năng lực, nhất là năng lực sáng tạo, năng lực quản trị nhân sự để tuyển dụng, sử dụng cho được thật nhiều người thực tài, thực giỏi.
Thứ hai, thực hiện đổi mới nội dung quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực. Lãnh đạo quản lý cần vận dụng sáng tạo lý luận về phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục theo định hướng năng lực vào quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông có năng lực (tư duy sáng tạo): Thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực; Phân tích công việc để xác định rõ năng lực cần có của giáo viên trường phổ thông; Tuyển dụng và sử dụng giáo viên thật sự có năng lực; Đào tạo và bồi dưỡng năng lực của giáo viên; Tạo môi trường cho giáo viên phát triển năng lực; Đánh giá đúng năng lực của giáo viên; Thực hiện chính sách và tạo động lực phát triển năng lực của giáo viên.
Thứ ba, nâng cao năng lực sáng tạo của lãnh đạo quản lý. Để quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông thật sự có năng lực, lãnh đạo quản lý trường phổ thông cần có năng lực sáng tạo, nhất là tư duy sáng tạo (yếu tố cốt lõi của năng lực sáng tạo) để vận dụng sáng tạo lý luận về đổi mới nội dung quản trị nhân sự trong giáo dục theo định hướng năng lực vào thực tiễn cụ thể của từng nhà trường.
Ba biện pháp trên quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, biện pháp thực hiện đổi mới nội dung quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực là trọng tâm, trọng điểm.
Định hướng năng lực trong Nghị quyết 29 của Đảng xuyên suốt hoạt động giáo dục. Người học nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, muốn học - hành có hiệu quả, phải hình thành và phát triển năng lực. Muốn hình thành và phát triển năng lực người học, nhà giáo phải thật sự có năng lực, nhất là đạo đức và gương mẫu, năng lực tư duy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; cán bộ quản lý giáo dục phải thật sự có năng lực, nhất là năng lực sáng tạo, năng lực quản lý nhân sự để xây dựng cho được một đội ngũ giáo viên thật sự có năng lực, đặc biệt là những giáo viên giỏi./.
Quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực
Đổi mới trường phổ thông là làm cho mọi hoạt động nói chung, hoạt động quản lý nói riêng thực hiện định hướng năng lực. Vì vậy, quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực là đổi mới trong quản lý nhân sự giáo dục.
Đội ngũ giáo viên phổ thông có năng lực là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục phổ thông - thực hiện định hướng năng lực. Những năng lực cơ bản cần có của đội ngũ giáo viên phổ thông gồm có: Năng lực chung (đạo đức và gương mẫu; năng lực tư duy, nhất là tư duy sáng tạo; năng lực tự học; năng lực giao tiếp;...); Năng lực chuyên môn nghiệp vụ - năng lực nghề nghiệp (nắm vững chương trình giáo dục phổ thông mới và chương trình, sách giáo khoa từng môn học; nắm vững kỹ năng, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục, nhất là phương pháp dạy học tích cực; nắm vững đối tượng giáo dục; có phương pháp nêu gương;...). Đội ngũ giáo viên có năng lực này có được thu hút, trọng dụng, duy trì và phát triển hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản trị nhân sự, nhất là năng lực “dùng người”, “phát triển người” của lãnh đạo quản lý. Muốn có năng lực “dùng người”, “phát triển người” lãnh đạo quản lý cần nắm vững lý luận về đổi mới nội dung quản lý xây dựng nguồn nhân lực giáo dục theo định hướng năng lực để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn như: (1) Thiết lập quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giáo dục có năng lực; (2) Phân tích công việc để xác định rõ năng lực của nhân sự giáo dục; (3) Tuyển dụng và sử dụng nhân sự trong giáo dục có năng lực; (4) Đào tạo và bồi dưỡng năng lực của nguồn nhân lực giáo dục; (5) Tạo môi trường cho nguồn nhân lực giáo dục phát triển năng lực; (6) Đánh giá năng lực của nhân sự trong giáo dục; (7) Thực hiện chính sách và tạo động lực phát triển năng lực của nguồn nhân lực giáo dục.
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông hiện nay còn nặng về định hướng số lượng, bằng cấp, trình độ đào tạo, đề cao đạo đức chung chung, đạo đức không gắn với năng lực; chưa thật sự chú trọng định hướng năng lực.
Số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô giáo dục. Đội ngũ giáo viên từng bước đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó một phần đáng kể đã đạt trình độ trên chuẩn.
Chất lượng - năng lực tư duy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhiều giáo viên chưa tương xứng với bằng cấp đào tạo, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng năng lực.
Hạn chế trên có nguyên nhân nhận thức và quản lý. Nhận thức của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và xã hội về bản chất, vai trò của định hướng năng lực trong đổi mới giáo dục chưa đầy đủ và sâu sắc. Việc quản lý, xây dựng đội ngũ giáo viên ở một số cơ sở giáo dục phổ thông còn bị chi phối bởi mặt trái của cơ chế thị trường; chưa vận dụng sáng tạo khoa học phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục (tư duy sáng tạo - yếu tố cốt lõi của năng lực sáng tạo), nên kết quả chưa cao dẫn tới không giữ được những giáo viên thật sự có năng lực, thực giỏi, thực tài; chưa tập trung vào đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu phát triển năng lực.
Biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và xã hội về định hướng năng lực trong đổi mới giáo dục. Năng lực là khái niệm tâm lý học có ý nghĩa toàn cầu, đáp ứng yêu cầu kết nối và xử lý thông tin của cách mạng công nghiệp 4.0. Khái niệm năng lực thể hiện tính kết nối và tích hợp rộng rãi, sâu sắc nhiều nhân tố, nhất là tri thức, kỹ năng và thái độ; luôn gắn liền với hoạt động, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Định hướng năng lực xuyên suốt hoạt động giáo dục. Người học nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, muốn học - hành có hiệu quả, phải hình thành và phát triển năng lực: năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực sáng tạo,... Muốn hình thành và phát triển năng lực người học, giáo viên phải thật sự có năng lực, nhất là năng lực tư duy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; cán bộ quản lý giáo dục phải thật sự có năng lực, nhất là năng lực sáng tạo, năng lực quản trị nhân sự để tuyển dụng, sử dụng cho được thật nhiều người thực tài, thực giỏi.
Thứ hai, thực hiện đổi mới nội dung quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực. Lãnh đạo quản lý cần vận dụng sáng tạo lý luận về phát triển nguồn nhân lực và quản lý nhân sự trong giáo dục theo định hướng năng lực vào quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông có năng lực (tư duy sáng tạo): Thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có năng lực; Phân tích công việc để xác định rõ năng lực cần có của giáo viên trường phổ thông; Tuyển dụng và sử dụng giáo viên thật sự có năng lực; Đào tạo và bồi dưỡng năng lực của giáo viên; Tạo môi trường cho giáo viên phát triển năng lực; Đánh giá đúng năng lực của giáo viên; Thực hiện chính sách và tạo động lực phát triển năng lực của giáo viên.
Thứ ba, nâng cao năng lực sáng tạo của lãnh đạo quản lý. Để quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông thật sự có năng lực, lãnh đạo quản lý trường phổ thông cần có năng lực sáng tạo, nhất là tư duy sáng tạo (yếu tố cốt lõi của năng lực sáng tạo) để vận dụng sáng tạo lý luận về đổi mới nội dung quản trị nhân sự trong giáo dục theo định hướng năng lực vào thực tiễn cụ thể của từng nhà trường.
Ba biện pháp trên quan hệ chặt chẽ với nhau; trong đó, biện pháp thực hiện đổi mới nội dung quản lý xây dựng đội ngũ giáo viên phổ thông theo định hướng năng lực là trọng tâm, trọng điểm.
Định hướng năng lực trong Nghị quyết 29 của Đảng xuyên suốt hoạt động giáo dục. Người học nói chung và học sinh phổ thông nói riêng, muốn học - hành có hiệu quả, phải hình thành và phát triển năng lực. Muốn hình thành và phát triển năng lực người học, nhà giáo phải thật sự có năng lực, nhất là đạo đức và gương mẫu, năng lực tư duy, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; cán bộ quản lý giáo dục phải thật sự có năng lực, nhất là năng lực sáng tạo, năng lực quản lý nhân sự để xây dựng cho được một đội ngũ giáo viên thật sự có năng lực, đặc biệt là những giáo viên giỏi./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 03 đến ngày 09-9-2018)  (12/09/2018)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp các nhà lãnh đạo thế giới tham dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018)  (11/09/2018)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi Điện cảm ơn Thủ tướng Hungary  (11/09/2018)
Một số hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn WEF ASEAN 2018  (11/09/2018)
Các hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hungary  (11/09/2018)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay