Chính thức công bố 496 đại biểu Quốc hội khóa XIV
Dự phiên họp có Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và Trưởng Ban công tác đại biểu, Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia Trần Văn Túy.
Trình bày Nghị quyết Công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV, đồng chí Trần Văn Túy cho biết, tổng số cử tri cả nước 67.485.482 cử tri, tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%. Nhìn chung tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu rất cao, trên 90%.
Tổng số đại biểu trúng cử trong ngày 22-5 và bầu thêm ngày 29-5 ở Cần Thơ là 496 người trên tổng số 870 người ứng cử trong danh sách chính thức (thiếu 4 đại biểu ở 4 tỉnh Sóc Trăng, Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai).
Trong đó đại biểu do các cơ quan tổ chức ở Trung ương giới thiệu có 182/197 người trúng cử; 312/ đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu; 2 đại biểu tự ứng cử (giảm 0,4% so với khóa XIII).
Về cơ cấu kết hợp, dân tộc thiểu số 86 đại biểu (thấp hơn 4 người so với dự kiến); phụ nữ 133 (thấp hơn 17 người so với dự kiến); ngoài Đảng có 21 (thấp hơn dự kiến và khóa XIII); trẻ tuổi 71 người (cao hơn 21 người so với dự kiến và khóa XIII; tái cử bằng số dự kiến (160 người), nhưng thấp hơn khóa XIII 7 người; tham gia Quốc hội lần đầu là 317 người; tự ứng cử 2 người (giảm 0,4% so với khóa XIII).
Cơ cấu Đảng có 12/12 người trúng; Chủ tịch nước có 3/3 người trúng; Chính phủ có 17/17 người trúng; Tòa án có 1/1 người trúng; Viện kiểm sát có 1/1 người trúng; Bộ Quốc phòng có 15/15 người trúng; Bộ Công an có 3/3 người trúng; Quốc hội có 104/113 người trúng; Mặt trận và các tổ chức thành viên có 25/31 người trúng cử.
Hội đồng Bầu cử quốc gia đánh giá, kết quả bầu cử đã bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra; thành phần cơ cấu đại biểu cơ bản phù hợp với dự kiến; tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số, trẻ tuổi, trình độ trên đại học cao hơn so với nhiệm kỳ trước... kỳ vọng sẽ là nền tảng góp phần xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân tộc có đầy đủ năng lực hoạt động với chất lượng, hiệu quả hơn./.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ  (09/06/2016)
Vừa khai thác thủy điện, vừa bảo đảm chống hạn  (09/06/2016)
Tiến tới thành lập một đơn vị sản xuất vaccine tập trung  (09/06/2016)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào  (09/06/2016)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2016  (09/06/2016)
Căng thẳng Nga, phương Tây làm gia tăng việc sử dụng “bom bẩn”  (09/06/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm