Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình biểu dương những kết quả mà Ban Tôn giáo Chính phủ đã đạt được trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đồng thời nhấn mạnh Ban Tôn giáo Chính phủ cần tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước để làm tốt hơn nữa công tác tôn giáo trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng khẳng định, Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, nhưng các hoạt động tôn giáo cần tuân thủ pháp luật.
Tình hình tôn giáo đã chuyển biến tích cực, ổn định, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề tiềm ẩn, nhạy cảm về tôn giáo xảy ra, có những hoạt động gây mất ổn định an ninh chính trị xã hội, một số phần tử cực đoan lợi dụng kích động các tín đồ chống lại chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Phó Thủ tướng cho rằng, chúng ta phải nhận thức rõ là tuyệt đại tín đồ và chức sắc các tôn giáo là người lao động chân chính, sống làm việc tuân theo pháp luật, gắn bó với quê hương và dòng họ, chỉ có một số rất ít bị một số phần tử xấu lôi kéo, mua chuộc, kích động mà thôi. Do vậy, chúng ta cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động để các tín đồ và chức sắc tôn giáo nắm rõ hơn đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo điều kiện tốt hơn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra sự ổn định của cộng đồng dân cư và xã hội.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ và Ban Tôn giáo Chính phủ cần thực hiện tốt việc hoàn thiện Đề án Chính sách tổng thể về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta, Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét; hoàn thiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trình Quốc hội thông qua, sớm hoàn chỉnh các Nghị định hướng dẫn ngay khi Luật có hiệu lực để các quy định phát huy tác dụng tích cực trong cuộc sống; tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, đấu tranh với những phần tử xấu lợi dụng tôn giáo nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn tình hình tôn giáo; xây dựng chính sách và hành lang pháp lý về công tác tôn giáo cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tín đồ và chức sắc tôn giáo đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước; đấu tranh và vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng xấu nhằm chia rẽ các tín đồ tôn giáo, kích động và phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc; tăng cường công tác đối ngoại tôn giáo và hợp tác quốc tế về tôn giáo trong khuôn khổ đường lối, chính sách, pháp luật hiện hành.
Báo cáo với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà cho biết, hiện nay, Nhà nước ta đã công nhận 39 tổ chức thuộc 14 tôn giáo với khoảng 24,3 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số. Các tổ chức tôn giáo được công nhận hoạt động ổn định, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, gắn bó với dân tộc. Một số lễ trọng của tôn giáo lớn đã trở thành lễ hội chung của đông đảo nhân dân, góp phần xây dựng mối quan hệ gần gũi trong quần chúng, thể hiện đạo - đời hòa hợp, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người ngày càng được bảo đảm tốt hơn, đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo yên tâm, phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thiết thực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Ban Tôn giáo Chính phủ sẽ tập trung triển khai thực hiện ý kiến Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đối với đề án “Chính sách tổng thể về tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta”, Kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 25 của Ban chấp hành Trung ương khóa 9 về công tác tôn giáo và Chỉ thị số 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành.
Ngoài ra, tham mưu hoàn thiện dự án Luật Tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm tiến độ, chất lượng, trình Quốc hội khóa 14 thông qua; tham mưu cho Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện ngay sau khi luật có hiệu lực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo theo đúng quy định pháp luật, kịp thời phát hiện giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước, hướng dẫn các tôn giáo hoạt động theo pháp luật, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo trong việc tuyên truyền, vận động, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh.
Tham gia các đối thoại nhân quyền, đối thoại liên tín ngưỡng, tôn giáo tại các diễn đàn lớn như ASEM, ASEAN; tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè thế giới, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, vu cáo của các thế lực thù địch về tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam.../.
Vừa khai thác thủy điện, vừa bảo đảm chống hạn  (09/06/2016)
Tiến tới thành lập một đơn vị sản xuất vaccine tập trung  (09/06/2016)
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào  (09/06/2016)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5-2016  (09/06/2016)
Căng thẳng Nga, phương Tây làm gia tăng việc sử dụng “bom bẩn”  (09/06/2016)
Bloomberg: Trung Quốc xây dựng “trạm vũ trụ” dưới đáy Biển Đông  (09/06/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm