Kon Tum tập trung nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn
10:13, ngày 24-10-2016
TCCSĐT - Là tỉnh miền núi nằm ở cực Bắc Tây Nguyên, với trên 53% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số nên những năm qua Đảng bộ, chính quyền tỉnh Kon Tum đã chủ động quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là vùng dân tộc thiểu số, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy và học tại vùng đặc biệt khó khăn này.
Thực trạng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Với quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược; là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số, những năm qua Kon Tum đã dành nhiều quan tâm cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số của địa phương, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và trong vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Đến nay, theo báo cáo của ngành giáo dục, trên địa bàn tỉnh hệ thống trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học học sinh được quan tâm đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 402 trường, 5.573 lớp, tăng 53 trường, 519 lớp so với năm học 2009 - 2010. Hệ thống trường chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc thiểu số phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống trường Phổ thông Dân tộc bán trú. Bên cạnh 09 trường Phổ thông Dân tộc nội trú được củng cố, giai đoạn 2011- 2015 toàn tỉnh đã có 54 trường Phổ thông Dân tộc bán trú được thành lập, gồm 21 trường cấp tiểu học và 33 trường cấp Trung học cơ sở. Cùng với sự phát triển trường, lớp… thì quy mô học sinh các bậc học, cấp học cũng tăng lên. Cụ thể đầu năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh có 144.258 trẻ mầm non và học sinh phổ thông theo học, tăng 12.182 em; học sinh dân tộc thiểu số là 83.912 em, tăng 8.761 em. Toàn tỉnh có 07 Trung tâm giáo dục từ xa, 85 trung tâm học tập cộng đồng, 02 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề; 02 trường Cao đẳng và 01 Phân hiệu Đại học.
Năm học 2015 - 2016, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục từ xa trong toàn tỉnh có 1.004 cán bộ quản lý giáo dục, 8.763 giáo viên; so với năm học 2009 - 2010 có sự tăng mạnh về số lượng và chất lượng. Trong số cán bộ quản lý giáo dục hiện có, có 534 người có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 53,2%; 851 người đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, chiếm tỷ lệ 84,8%. Trong số 8.763 giáo viên hiện có, thì có đến 2.798 người biết tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm tỷ lệ 31,9%. Từ năm 2010 đến nay, các trường Phổ thông Dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng 191 phòng ở bán trú; 1.251 giường nằm; 56 nhà ăn và các trang thiết bị kèm theo, 55 nhà bếp và các trang thiết bị phục vụ nhu cầu ăn, ở cho học sinh bán trú. Hiện nay, 100% trường học được trang bị máy vi tính phục vụ công tác quản lý hành chính; 100% trường có nối mạng để khai thác thông tin phục vụ dạy học và thực hiện giao dịch văn bản điện tử, 100% trường Trung học phổ thông - Phổ thông Dân tộc nội trú, 66% trường Trung học cơ sở, 30,1% trường tiểu học có phòng máy để dạy tin học.
Có thể nói, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cha mẹ học sinh, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, đặc biệt là sự cố gắng của các thế hệ học sinh, chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh nói chung, chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số nói riêng đã có những chuyển biến tích cực.
Tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi đạt 88,9% (tăng 18,9%), trong đó tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo đạt 99,5% (tăng 0,5%); tỷ lệ trẻ 6 - 11 tuổi vào học tiểu học đạt 99,5% (tăng 0,5%). Tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi duy dinh dưỡng thể thấp còi là 12,8%, thể nhẹ cân là 11,1%; tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi đạt yêu cầu là 99,% (tăng 4%). Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được xếp loại về hạnh kiểm khá tốt, học lực khá giỏi được nâng lên, trong đó Trung học cơ sở là 22,86 % (tăng 12,46%), Trung học phổ thông là 26,2% (tăng 16,9%). Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp Trung học phổ thông là 87,56% (tăng 27,6%). Năm 2015, số học sinh dân tộc thiểu số đỗ đại học là 179 em, chiếm tỷ lệ 29,05% (tăng 172 em so với năm 2008, tương đương 28,67%); số học sinh dân tộc thiểu số đỗ cao đẳng là 355 em, chiếm tỷ lệ 48,23% (tăng 129 em so với năm 2011, tương đương 0,75%); công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được chú trọng và thực hiện khá tốt.
Ngày 25-3-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 930/QĐ-BGDĐT công nhận tỉnh Kon Tum đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi.
Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, giáo dục vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum vẫn còn một số hạn chế, đó là: chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mong muốn của nhân dân; còn có khoảng cách đáng kể so với chất lượng giáo dục chung của toàn tỉnh và cả nước. Việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở một số địa phương chưa bảo đảm, còn thiếu tính ổn định; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao…
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020
Xác định thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số; là điều kiện tiên quyết để nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và trong vùng dân tộc thiểu số nói riêng, ngày 23-8-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XV ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về tiếp tục nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Kon Tum đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huy động trẻ em dân tộc thiểu số dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 10% trở lên; trẻ dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 90% trở lên, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,5% trở lên. 100% trẻ dân tộc thiểu số 5 - 6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào lớp 1; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi thể thấp còi, thể nhẹ cân dưới 11%.
Đối với giáo dục phổ thông, huy động 100% trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học; 100% học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học vào học Trung học cơ sở; có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở đi học nghề kết hợp với học Trung học phổ thông hệ giáo dục từ xa; 99% trở lên học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học được đánh giá hoàn thành chương trình lớp học; 99,5% học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có hạnh kiểm từ trung bình trở lên; 95% học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở có học lực từ trung bình trở lên; 90% học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học phổ thông có học lực từ trung bình trở lên; trên 80% học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp Trung học phổ thông được vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, Kon Tum xác định 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm:
Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân đối với việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền gắn phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng các cấp, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, nhất là các tổ chức đảng, đảng viên tại các xã, phường, thị trấn và các cơ sở quản lý giáo dục, các trường học.
Giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc học tập, trau dồi đạo đức, phát triển năng lực bản thân, chuẩn bị cho việc lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Huy động và phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc phối hợp tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Thứ hai, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó, rà soát, sắp xếp hệ thống trường mầm non, tiểu học, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
Đánh giá lại cơ sở vật chất của các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, các trường vùng dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó huy động nguồn lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học, nhất là đầu tư các phòng học (tin học, ngoại ngữ…), công trình vệ sinh, nước sạch, đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh nội trú, bán trú.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số. Bố trí cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, các trường vùng dân tộc thiểu số bảo đảm về số lượng, cơ cấu, trình độ và kỹ năng sư phạm, công tác ổn định, lâu dài; trong đó ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp có kết quả học tập khá, giỏi và sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, các trường vùng dân tộc thiểu số học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, học tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh theo chương trình mới. Rà soát, phân loại, sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định đối với những giáo viên không đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác quản lý dạy học; tăng thời lượng dạy; thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh... Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông; duy trì và phát huy hiệu quả các trường dân tộc bán trú dân nuôi.
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tính tự học, tạo cơ sở để học sinh tự cập nhật tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; đa dạng hóa các hình thức học tập, nâng cao năng lực tự học và tự học có hướng dẫn. Thực hiện nghiêm việc đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo quy định, triệt để chống bệnh thành tích.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, của ban đại diện cha mẹ học sinh, cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Thứ năm, tăng cường ngân sách Nhà nước chi cho phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển giáo dục trong vùng dân tộc thiểu số./.
Với quan điểm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa chiến lược; là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số, những năm qua Kon Tum đã dành nhiều quan tâm cho giáo dục vùng dân tộc thiểu số của địa phương, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và trong vùng dân tộc thiểu số nói riêng.
Đến nay, theo báo cáo của ngành giáo dục, trên địa bàn tỉnh hệ thống trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học học sinh được quan tâm đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh dân tộc thiểu số. Năm học 2015 - 2016, toàn tỉnh có 402 trường, 5.573 lớp, tăng 53 trường, 519 lớp so với năm học 2009 - 2010. Hệ thống trường chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc thiểu số phát triển mạnh, đặc biệt là hệ thống trường Phổ thông Dân tộc bán trú. Bên cạnh 09 trường Phổ thông Dân tộc nội trú được củng cố, giai đoạn 2011- 2015 toàn tỉnh đã có 54 trường Phổ thông Dân tộc bán trú được thành lập, gồm 21 trường cấp tiểu học và 33 trường cấp Trung học cơ sở. Cùng với sự phát triển trường, lớp… thì quy mô học sinh các bậc học, cấp học cũng tăng lên. Cụ thể đầu năm học 2015 - 2016 toàn tỉnh có 144.258 trẻ mầm non và học sinh phổ thông theo học, tăng 12.182 em; học sinh dân tộc thiểu số là 83.912 em, tăng 8.761 em. Toàn tỉnh có 07 Trung tâm giáo dục từ xa, 85 trung tâm học tập cộng đồng, 02 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề; 02 trường Cao đẳng và 01 Phân hiệu Đại học.
Năm học 2015 - 2016, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục từ xa trong toàn tỉnh có 1.004 cán bộ quản lý giáo dục, 8.763 giáo viên; so với năm học 2009 - 2010 có sự tăng mạnh về số lượng và chất lượng. Trong số cán bộ quản lý giáo dục hiện có, có 534 người có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, chiếm tỷ lệ 53,2%; 851 người đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, chiếm tỷ lệ 84,8%. Trong số 8.763 giáo viên hiện có, thì có đến 2.798 người biết tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ, chiếm tỷ lệ 31,9%. Từ năm 2010 đến nay, các trường Phổ thông Dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư xây dựng 191 phòng ở bán trú; 1.251 giường nằm; 56 nhà ăn và các trang thiết bị kèm theo, 55 nhà bếp và các trang thiết bị phục vụ nhu cầu ăn, ở cho học sinh bán trú. Hiện nay, 100% trường học được trang bị máy vi tính phục vụ công tác quản lý hành chính; 100% trường có nối mạng để khai thác thông tin phục vụ dạy học và thực hiện giao dịch văn bản điện tử, 100% trường Trung học phổ thông - Phổ thông Dân tộc nội trú, 66% trường Trung học cơ sở, 30,1% trường tiểu học có phòng máy để dạy tin học.
Có thể nói, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cha mẹ học sinh, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, đặc biệt là sự cố gắng của các thế hệ học sinh, chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh nói chung, chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số nói riêng đã có những chuyển biến tích cực.
Tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi đạt 88,9% (tăng 18,9%), trong đó tỷ lệ trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo đạt 99,5% (tăng 0,5%); tỷ lệ trẻ 6 - 11 tuổi vào học tiểu học đạt 99,5% (tăng 0,5%). Tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi duy dinh dưỡng thể thấp còi là 12,8%, thể nhẹ cân là 11,1%; tỷ lệ trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi đạt yêu cầu là 99,% (tăng 4%). Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được xếp loại về hạnh kiểm khá tốt, học lực khá giỏi được nâng lên, trong đó Trung học cơ sở là 22,86 % (tăng 12,46%), Trung học phổ thông là 26,2% (tăng 16,9%). Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp Trung học phổ thông là 87,56% (tăng 27,6%). Năm 2015, số học sinh dân tộc thiểu số đỗ đại học là 179 em, chiếm tỷ lệ 29,05% (tăng 172 em so với năm 2008, tương đương 28,67%); số học sinh dân tộc thiểu số đỗ cao đẳng là 355 em, chiếm tỷ lệ 48,23% (tăng 129 em so với năm 2011, tương đương 0,75%); công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được chú trọng và thực hiện khá tốt.
Ngày 25-3-2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 930/QĐ-BGDĐT công nhận tỉnh Kon Tum đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi.
Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, giáo dục vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum vẫn còn một số hạn chế, đó là: chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mong muốn của nhân dân; còn có khoảng cách đáng kể so với chất lượng giáo dục chung của toàn tỉnh và cả nước. Việc duy trì sĩ số học sinh dân tộc thiểu số ở một số địa phương chưa bảo đảm, còn thiếu tính ổn định; tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi suy dinh dưỡng còn cao…
Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số ở Kon Tum giai đoạn 2016 - 2020
Xác định thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với thế hệ trẻ người dân tộc thiểu số; là điều kiện tiên quyết để nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh nói chung và trong vùng dân tộc thiểu số nói riêng, ngày 23-8-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum khóa XV ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về tiếp tục nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Kon Tum đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 huy động trẻ em dân tộc thiểu số dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 10% trở lên; trẻ dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 90% trở lên, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,5% trở lên. 100% trẻ dân tộc thiểu số 5 - 6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào lớp 1; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số 3 - 5 tuổi thể thấp còi, thể nhẹ cân dưới 11%.
Đối với giáo dục phổ thông, huy động 100% trẻ dân tộc thiểu số trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học; 100% học sinh dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học vào học Trung học cơ sở; có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở đi học nghề kết hợp với học Trung học phổ thông hệ giáo dục từ xa; 99% trở lên học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học được đánh giá hoàn thành chương trình lớp học; 99,5% học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có hạnh kiểm từ trung bình trở lên; 95% học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học cơ sở có học lực từ trung bình trở lên; 90% học sinh dân tộc thiểu số cấp Trung học phổ thông có học lực từ trung bình trở lên; trên 80% học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp Trung học phổ thông được vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Để thực hiện đạt các mục tiêu trên, Kon Tum xác định 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm:
Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và nhân dân đối với việc nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Trong đó chú trọng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền gắn phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng các cấp, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, nhất là các tổ chức đảng, đảng viên tại các xã, phường, thị trấn và các cơ sở quản lý giáo dục, các trường học.
Giáo dục, nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh trong việc học tập, trau dồi đạo đức, phát triển năng lực bản thân, chuẩn bị cho việc lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Huy động và phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc phối hợp tham gia giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh với nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng.
Thứ hai, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh dân tộc thiểu số. Trong đó, rà soát, sắp xếp hệ thống trường mầm non, tiểu học, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
Đánh giá lại cơ sở vật chất của các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, các trường vùng dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó huy động nguồn lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học, nhất là đầu tư các phòng học (tin học, ngoại ngữ…), công trình vệ sinh, nước sạch, đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho học sinh nội trú, bán trú.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số. Bố trí cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên tại các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, các trường vùng dân tộc thiểu số bảo đảm về số lượng, cơ cấu, trình độ và kỹ năng sư phạm, công tác ổn định, lâu dài; trong đó ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp có kết quả học tập khá, giỏi và sinh viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ.
Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các trường Phổ thông Dân tộc nội trú, các trường vùng dân tộc thiểu số học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, học tiếng dân tộc thiểu số tại chỗ; đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng Anh theo chương trình mới. Rà soát, phân loại, sắp xếp, bố trí công tác khác phù hợp hoặc giải quyết chế độ theo quy định đối với những giáo viên không đáp ứng yêu cầu.
Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác quản lý dạy học; tăng thời lượng dạy; thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; thực hiện đầy đủ, hiệu quả các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh... Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông; duy trì và phát huy hiệu quả các trường dân tộc bán trú dân nuôi.
Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, phát triển các kỹ năng của người học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tính tự học, tạo cơ sở để học sinh tự cập nhật tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; đa dạng hóa các hình thức học tập, nâng cao năng lực tự học và tự học có hướng dẫn. Thực hiện nghiêm việc đổi mới hình thức và phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo quy định, triệt để chống bệnh thành tích.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, của ban đại diện cha mẹ học sinh, cấp ủy, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh dân tộc thiểu số.
Thứ năm, tăng cường ngân sách Nhà nước chi cho phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển giáo dục trong vùng dân tộc thiểu số./.
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ 3 bảo vệ rừng bị bắn chết  (23/10/2016)
EU đặt thời hạn mới cho Bỉ thông qua thỏa thuận CETA với Canada  (23/10/2016)
Hải Phòng: Kỷ niệm 55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển  (23/10/2016)
Quảng bá hình ảnh đất nước qua triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2016  (23/10/2016)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên