EU đặt thời hạn mới cho Bỉ thông qua thỏa thuận CETA với Canada
Theo một nguồn tin từ EU, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk sẽ thảo luận với Thủ tướng Bỉ Charles Michel vào ngày 24-10, sau đó Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ quyết định có tới Brussels để ký kết CETA hay không.
Nếu Thủ tướng Michel không thể đảm bảo rằng Bỉ có thể sẽ đồng ý để EU ký thỏa thuận trên, Hội nghị thượng đỉnh EU-Canada dự kiến diễn ra ngày 27-10 tới sẽ bị hủy bỏ vô thời hạn.
Thỏa thuận thương mại tự do EU-Canada đang có nguy cơ bị đổ vỡ khi Bỉ không thể thông qua văn kiện trên do sự phản đối của vùng Wallonia thuộc Bỉ.
Ngày 22-10 vừa qua, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz và Bộ trưởng Thương mại Canada Chrystia Freeland đã gặp nhau tại Brussels (Bỉ) với hy vọng tìm ra hướng cứu vãn thỏa thuận này.
Trước đó, ông Donald Tusk ngày 20-10 cảnh báo EU sẽ không thể thương lượng các thỏa thuận thương mại mới nếu Bỉ không thông qua CETA.
Theo kế hoạch, CETA sẽ được ký kết trong chuyến công du của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tới Brussels vào ngày 27-10 tới. Tuy nhiên, tuần vừa qua, cơ quan lập pháp vùng Wallonie của Bỉ đã bỏ phiếu phủ quyết việc ký kết CETA do những lo ngại liên quan đến các tiêu chuẩn về tiêu dùng và bảo vệ môi trường tại châu Âu sẽ bị hạ thấp, cùng với đó là thị trường lao động bị đe dọa.
Điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ Bỉ không thể thông qua thỏa thuận CETA bởi theo quy định, Chính phủ Bỉ chỉ có thể thông qua CETA khi nhận được sự đồng ý của tất cả các cơ quan lập pháp cấp liên bang, vùng và cộng đồng ngôn ngữ tại nước này. Diễn biến trên đã đẩy văn kiện này rơi vào tình trạng "lấp lửng" sau quá trình đàm phán kéo dài 7 năm.
Nếu CETA không được ký kết, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính sách thương mại của EU, vốn đang loay hoay trong vấn đề Anh rời khỏi EU (Brexit) và tình trạng tăng trưởng trì trệ.
Ủy viên châu Âu phụ trách thương mại, bà Cecilia Malmström, từng cho rằng nếu EU không thể ký một thỏa thuận tốt với Canada - một trong những đồng minh thân cận của khối này thì thế giới sẽ đặt câu hỏi rằng liệu EU có phải là đối tác đáng tin cậy hay không./.
Hải Phòng: Kỷ niệm 55 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển  (23/10/2016)
Quảng bá hình ảnh đất nước qua triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2016  (23/10/2016)
Nhiều hoạt động ý nghĩa của người Việt Nam ở nước ngoài  (23/10/2016)
Tàu SAMRAT của Lực lượng Bảo vệ Ấn Độ thăm Đà Nẵng  (23/10/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên