Họp báo về Giải báo chí quốc gia lần thứ XII - năm 2018
TCCS - Chiều 13-6-2019, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo về Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018.
Các đồng chí: Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Giải; Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Trần Bá Dung, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Thư ký Hội đồng Giải cùng chủ trì buổi họp. Tham gia họp báo còn có đông đủ đại diện lãnh đạo, các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình Trung ương và một số địa phương.
Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018 có 147 tác phẩm thuộc 11 loại giải báo chí, được Hội đồng Giải lựa chọn từ 1.671 tác phẩm đủ điều kiện vào sơ khảo, trên tinh thần nghiêm túc, công tâm và có trách nhiệm cao.
Giải năm nay có hơn 120 đơn vị cấp hội và 222 cộng tác viên, tham dự 11 loại giải theo quy định; trong đó có 57 đơn vị Liên Chi hội và Chi hội trực thuộc. Đặc biệt, năm nay là năm thứ hai liên tiếp Giải Báo chí Quốc gia có sự tham gia của cả 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố. Điều này cho thấy các cấp Hội và hội viên trong cả nước đã ngày càng thật sự quan tâm đến Giải Báo chí Quốc gia.
Theo đánh giá của Hội đồng Giải, các tác phẩm tham dự lần này phản ánh kịp thời, đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước trong năm 2018 như: tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; các nghị quyết, chính sách điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ trong năm 2018; các hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam trong năm 2018; về xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành nông nghiệp, công cuộc giảm nghèo bền vững; các vấn đề xử lý cán bộ sai phạm trong công tác cán bộ, sai phạm trong công tác quản lý đất đai, quản lý giáo dục; nạn tín dụng đen; những đề tài truyền thống như lịch sử, văn hóa, an ninh, quốc phòng, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến; những vấn đề mới như: khuyến khích thúc đẩy kinh tế tư nhân, sản xuất nông nghiệp sạch, xây dựng đô thị thông minh, cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động tới cuộc sống; phòng, chống thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội. Nhiều tác phẩm được thể hiện bài bản, công phu, chuyên nghiệp, mang tính phát hiện, tính phản biện tốt, đi đến tận cùng vấn đề, có hiệu quả xã hội mạnh mẽ, tích cực, có sức ảnh hưởng lan tỏa cao.
Mặt bằng chất lượng chung các tác phẩm dự Giải đồng đều hơn, nhất là sự vươn lên của các Hội Nhà báo tỉnh, thành phố. Nhiều bài có tính phát hiện tốt, phản ánh những vấn đề nóng bỏng, được dư luận quan tâm. Nhiều tác phẩm của các cơ quan báo chí địa phương trong các nhóm thể loại: phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (báo in, báo điện tử) và tin, phóng sự, ký sự; phim tài liệu (báo hình), được Hội đồng Sơ khảo đánh giá cao. Ở khối phát thanh và truyền hình, khoảng cách về chất lượng giữa đài trung ương và địa phương ngày càng rút ngắn. Nhiều đài địa phương có sự vượt trội. Một số đài năm nay có những thể nghiệm mới trong nghiệp vụ khá thành công, có tác phẩm chất lượng tốt được chọn vào chung khảo.
Tuy nhiên, đồng chí Hồ Quang Lợi, đại diện Hội đồng Giải cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, cần được khắc phục, nhất là về chất lượng. Các tác phẩm báo in tham dự Giải còn trùng lặp đề tài, chưa có nhiều sáng tạo, đột phá. Nhóm bình luận, các tạp chí, nhất là tạp chí khối Đảng tham gia tương đối ít, còn thiếu dấu ấn, đặc biệt trong các bài chính luận; không có xã luận, ít bình luận, một số bài chuyên luận chưa hay, tính chuyên luận chưa cao. Thể loại ký báo chí còn ít, thiếu vắng phóng sự viết về văn hóa. Ảnh báo chí vẫn còn ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng, vai trò của thể loại...
Nhìn chung, các tác phẩm được chọn vào chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu về nội dung và hình thức, có tính định hướng dư luận xã hội, nhiều tác phẩm cho thấy hiệu quả tác động xã hội tốt, được các cơ quan chức năng tiếp thu, giải quyết, dư luận xã hội đánh giá cao về vai trò phát hiện, phản biện, đấu tranh, phê phán cũng như biểu dương, xây dựng của báo chí. Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều tác phẩm thật sự xuất sắc, nổi trội.
Quá trình chấm chung khảo được thực hiện đúng Điều lệ Giải và Quy chế làm việc, thể thức bỏ phiếu của Hội đồng Giải. Trong số 147 tác phẩm được vào chung khảo, Hội đồng đã chọn được 106 tác phẩm báo chí xuất sắc, gồm: 6 Giải A, 24 Giải B, 42 Giải C và 34 Giải Khuyến khích.
Lễ Tổng kết và trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIII - năm 2018 sẽ được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-2019) và sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam và một số Đài Truyền hình địa phương./.
Xứng đáng là Trường Đảng Trung ương mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại  (14/09/2019)
Đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn với hoàn thiện phương thức quản lý chính quyền đô thị trong cải cách hành chính ở thành phố Hải Phòng  (13/09/2019)
Về sự liêm chính trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp hiện nay  (13/09/2019)
- Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm