Hội đồng lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010 họp phiên thứ nhất
Từ ngày 24 đến 25-3-2007, Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010, họp phiên thứ nhất, tại Hà Nội.
Nội dung chính của phiên họp thứ nhất là ra mắt Hội đồng, thảo luận về Dự thảo Chương trình công tác của Hội đồng trong nhiệm kỳ, đồng thời tập trung thảo luận hai chuyên đề:
- Những vấn đề tư tưởng, lý luận và báo chí trong tình hình hiện nay.
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
Tham dự lễ ra mắt của Hội đồng Lý luận Trung ương khoá 2006 - 2010 có các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khoá 2001 - 2006; Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Văn Chi, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; đồng chí Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tham dự còn có đại diện lãnh đạo các ban, ngành…, cùng phóng viên các cơ quan báo chí của trung ương và Hà Nội.
Toàn thể Hội đồng và các đại biểu tham dự vinh dự được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Trong ngày khai mạc, đồng chí Nguyễn Đức Hạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, đọc Quyết định của Bộ Chính trị về thành lập Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006 – 2010 và Quyết định của Ban Bí thư về thành viên của Hội đồng.
Hội đồng Lý luận khoá 2006-2010 trực thuộc Bộ Chính trị, có nhiệm vụ tham mưu cho Trung ương Đảng các vấn đề về tư tưởng, lý luận, góp phần vào việc hình thành các chủ trương, đường lối của Đảng; tham gia thẩm định các đề tài của các ban, ngành về các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu lực của hệ thống chính trị; trực tiếp tiến hành nghiên cứu các vấn đề có tầm quan trọng thiết thực tới thực tiễn cách mạng nước ta; đồng thời, góp phần giữ mối liên hệ với các đảng cộng sản, các đảng cầm quyền mà Việt Nam có quan hệ ngoại giao.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm có: Chủ tịch - đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Các Phó Chủ tịch kiêm nhiệm là Ủy viên Trung ương Đảng gồm các đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Đặng giữ chức Phó Chủ tịch Thường trực của Hội đồng. Hội đồng có Ban Thư ký, do đồng chí Nguyễn Viết Thông giữ nhiệm vụ Tổng Thư ký. Hội đồng gồm 33 thành viên, là các đồng chí lãnh đạo một số ban, ngành, các nhà khoa học, các nhà quản lý trên các lĩnh vực.
Đồng chí Tô Huy Rứa, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2006-2010, phát biểu nêu bật những đóng góp của Hội đồng Lý luận các khóa trước vào việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện tập trung ở văn kiện các kỳ Đại hội. Kế thừa những thành tựu đó, đáp ứng trọng trách mà Đảng giao phó, nhận thức rõ những khó khăn, thách thức đang đặt ra trước sự nghiệp cách mạng nước ta, Hội đồng Lý luận Trung ương khóa 2006-2010 quyết tâm nỗ lực cao nhất hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Thay mặt Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh phát biểu ghi nhận những đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam cũng như Hội đồng Lý luận Trung ương các nhiệm kỳ với công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phục vụ sự nghiệp cách mạng của đất nước, thể hiện tập trung nhất là những đóng góp vào thành công của 20 năm đổi mới vừa qua. Tổng Bí thư cũng chỉ ra những thiếu sót của công tác lý luận, như chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng trên một số vấn đề. Để khắc phục hạn chế đó, Tổng Bí thư yêu cầu Hội đồng Lý luận trong thời gian tới cần nỗ lực tiến hành các nghiên cứu lý luận cơ bản, đi sâu tổng kết thực tiễn đất nước để góp phần xây dựng các chủ trương đúng đắn, với mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành làm tốt việc thống nhất cao trong toàn Đảng và toàn dân về chủ trương, đường lối của Đảng, và những mục tiêu của sự nghiệp cách mạng nước ta.
Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh: Nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận nhiệm kỳ này là rất nặng nề, trước mắt tham gia tổng kết, đánh giá, bổ sung cho Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991, của Đại hội Đảng lần thứ VII. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội X, đồng thời sớm chuẩn bị những luận cứ khoa học cho việc xây dựng văn kiện Đại hội XI của Đảng. Cùng với đó, góp phần xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mười năm 2011-2020.
Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, Hội đồng cần tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, phát huy dân chủ trong nghiên cứu và trao đổi, nhưng cần tuân thủ các quy định, đồng thời nêu cao ý thức trách nhiệm của các nhà khoa học với đất nước; cùng với nỗ lực của mỗi thành viên Hội đồng, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, các nhà khoa học ở các lĩnh vực.
Làng quê không yên tĩnh  (27/03/2007)
Chống tham nhũng ở Đông và Đông - Nam Á: trách nhiệm chính trị và cải cách thể chế  (27/03/2007)
Giám sát để khẳng định mình và phát triển  (27/03/2007)
Hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện M’Đrắc  (27/03/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển