Làng quê không yên tĩnh
Trong một lần về công tác ở vùng nông thôn, vì còn dở việc nên tôi ở lại đó đến hôm sau. Tối đó, tôi ở lại nhà ông bác họ. Bác cháu được dịp hàn huyên, trao đổi chuyện làng, chuyện xóm.
- Đã lâu cháu không về, thấy ngỡ ngàng vì làng mình đẹp quá, đường trải bê-tông, ao đình được kè đá cẩn thận, trông như công viên! Dễ tốn đến vài tỉ đồng, bác nhỉ?
Bác tôi thủng thẳng:
- Ừ, đẹp thì có đẹp, nhưng dân làng làm gì có tiền. Toàn tiền của mấy anh đi làm ăn xa phát đạt, có nhà to, có ô-tô trên phố, trên tỉnh. Dăm năm trước, hiếm khi thấy họ về làng. Gần đây, khi mấy làng nghề xung quanh được mở rộng, lại mới có khu công nghiệp ở xã bên, thì họ về liên tục.
Mới đầu, họ cúng tiến tiền vào đình, vào chùa, rồi tài trợ cho đội bóng làng, cho hội làng, lại còn mời cả đoàn văn công trên tỉnh về biểu diễn văn nghệ. Dần dà, khi đã thân quen với hầu hết cán bộ, họ gợi ý đấu thầu khu ao này, lô đất khó giao kia..., rồi bỏ tiền ra xây dựng ầm ầm. Cả mấy khu đất rộng đang san lấp đều là của họ cả. Bù lại, làng có thêm tiền làm đường, ngõ khang trang hơn.
- Nếu mọi việc họ làm đúng luật thì tốt quá chứ bác!
- Vấn đề là ở chỗ ấy đấy! Thoạt nhìn, cứ tưởng họ đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp, nhưng thực ra là “luồn” luật, “lách” luật.
Bác giải thích tiếp:
- Làng mình giờ “tấc đất, tấc vàng”. Để dễ bề “thôn tính” đất đai, mưu lợi cho bản thân, họ “lôi” mấy ông cán bộ xã, thôn vào “tròng” cả. Đầu tiên là mời ăn uống, rồi đi du hý chỗ này, chỗ kia. Nghe đâu, họ còn dấm dúi lót tay các ông ấy cả tiền triệu. Mấy ông cán bộ đều “ăn” lộc từ họ, đều “há miệng mắc quai” cả, nên để họ mặc sức tung hoành, muốn làm gì thì làm. Gọi là đấu thầu cho có mác, chứ thực ra mọi việc đã được sắp đặt sẵn.
Đáng buồn hơn, một nhóm dân làng biết được, rủ nhau đi kiện. Nếu họ kiện vì lợi ích chung thì đã đành một nhẽ, đằng này, họ chỉ làm già như vậy để đòi chia phần. Mấy ông “đấm” cho họ ít tiền, thế là họ rút đơn. Sự nghiêm túc của pháp luật bị họ đem ra làm “trò mồi” kiếm cơm. Đám ấy bây giờ vẫn quấy rối lắm, họ ăn tiền của hai, ba phe, lại thêm mấy anh cán bộ bất mãn cũng nhấp nhổm làm tham mưu cho họ. Tình hình đã rối, lại càng rối thêm.
- Thế thì còn đâu trật tự, kỷ cương nữa! – Tôi thất vọng.
- Còn tệ hơn thế, cháu ạ! Hôm rồi họ còn vận động hạ bệ ông bí thư chi bộ để đưa ông khác là người cùng phe cánh lên. Hình như do ông bí thư không chịu vào cuộc chia chác ấy, nên đề nghị tổ thanh tra nhân dân vào cuộc ngay để thanh tra mấy công trình xây dựng và hợp đồng đất cát. Ông trưởng thôn thì họ bảo là chậm chạp, không năng động, chắc kỳ này khó trụ.
- Chả nhẽ chi bộ lại để họ lộng hành thế, hả bác?
Bác tôi thủng thẳng:
- Chi bộ có hơn hai mươi đảng viên, thì hơn mười người đã về hưu, do tuổi cao nên đều xin miễn sinh hoạt cả. Còn lại gần chục đảng viên, thì vài anh là cán bộ cũng tranh thủ lấn đất, lấn ao, vài người khác đều có dây dưa lợi ích với mấy anh nhà giàu kia. Còn ai nói được ai! Dân trong làng đều biết cả, nhưng khó nói, vì toàn người cùng họ, cùng làng. Một bộ phận thì bảo đám đó không coi ai ra gì, cậy có tiền vung ra mua đất, giờ quay lại thao túng, lãnh đạo cả làng. Một bộ phận thì cho rằng họ tốt vì chịu bỏ tiền ra, còn hơn mấy ông cán bộ trước đây chiếm không đất của dân.
- Lẽ nào việc này, chính quyền cấp trên không biết?
- Các anh nhà giàu đó huyênh hoang khoe mình là chỗ thân quen với nhiều cán bộ trên xã, huyện, tỉnh. Nhiều người còn bắt gặp họ thường xuyên đi chơi, đi ăn với nhau... Mấy ông cán bộ chắc đều biết những chuyện ấy, nhưng cũng “há miệng mắc quai”, nên biết chỉ để biết.
Nghe bác nói, tôi trằn trọc không ngủ được. Người xưa có câu, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, nhìn vào chuyện làng tôi, còn thấy hạ bất chính nên thượng cũng vì thế mà khó tránh điều tắc loạn. Câu chuyện vì lợi ích riêng mà nhiều người đã lãng quên lợi ích chung, gây bè kéo cánh, rồi tranh giành, đố kỵ nhau làm nội bộ rối ren, mất đoàn kết, niềm tin của người dân vào chính quyền, vào Đảng bị giảm sút, dường như chưa ai tìm ra hồi kết.
Nhưng, cái kim để lâu trong bọc tất phải có ngày lòi ra. Tỉnh đã cử đoàn công tác đặc biệt về xã tôi xem xét những điều ấy. Người dân quê tôi mới thở phào nhẹ nhõm và tin rằng ngày thanh bình đang trở lại.
Chống tham nhũng ở Đông và Đông - Nam Á: trách nhiệm chính trị và cải cách thể chế  (27/03/2007)
Giám sát để khẳng định mình và phát triển  (27/03/2007)
Hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo ở huyện M’Đrắc  (27/03/2007)
Sản phẩm làng nghề của Hà Tây trong bức tranh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam  (27/03/2007)
Về khâu đột phá trong phòng, chống tham nhũng  (27/03/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển