Quân giải phóng miền Nam Việt Nam - Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử
TCCS - Ngày 8-1-2021, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân giải phóng miền Nam, Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy Đồng Nai đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng với chủ đề: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam - Vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử”.
Đến dự và chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tham dự Hội thảo còn có đồng chí: Trung tướng Du Trường Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 7; Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Cao Tiến Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, các đồng chí lão thành cách mạng, các nhà khoa học…
Tháng 1-1961, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ban hành nghị quyết về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Trong đó, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ hai (1961 - 1965) là đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ở hai miền Nam - Bắc; tập trung xây dựng lực lượng vũ trang miền Nam đủ mạnh, để từng bước đánh bại từng chiến lược, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, ngày 15-2-1961, tại chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được tuyên bố thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Sự kiện này đánh dấu sự trưởng thành của lực lượng vũ trang ở miền Nam và bước chuyển biến của cách mạng sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành chiến tranh cách mạng. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chiến đấu trên chiến trường miền Nam, đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương khẳng định, Hội thảo là dịp để đánh giá, nhìn nhận lại quá trình xây dựng, chiến đấu, công lao, đóng góp của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; khẳng định sự sáng tạo, linh hoạt của Đảng trong tổ chức và sử dụng lực lượng vũ trang phục vụ nhiệm vụ chiến lược. Thành công của Hội thảo sẽ góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, hun đúc tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí độc lập, tự chủ, tinh thần quật khởi và khát vọng yêu chuộng hòa bình cho các thế hệ hôm nay; đồng thời, đúc rút những bài học kinh nghiệm lịch sử để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới.
Vinh dự và tự hào khi được Bộ Quốc phòng chọn làm nơi tổ chức Hội thảo, đồng chí Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh trong phát biểu chào mừng, đây là dịp để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam; tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với lực lượng vũ trang; bổ sung thêm nhiều tài liệu quý về Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào trong hệ thống dữ liệu lịch sử của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của các thế hệ trẻ, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Phát huy tinh thần đó, thời gian tới, Đảng bộ, quân và dân Đồng Nai sẽ tiếp tục đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi mục tiêu, các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ tỉnh đã đề ra, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ban tổ chức đã nhận được hơn 90 tham luận khoa học của các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; lãnh đạo các địa phương, các tướng lĩnh, sĩ quan, các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội. Nội dung tham luận đề cập một cách toàn diện, phong phú, sâu sắc các vấn đề xoay quanh chủ đề Hội thảo. Mỗi tham luận là một công trình khoa học độc lập, làm sáng rõ từng vấn đề cụ thể, nhưng tựu chung đã góp phần làm sáng tỏ và sâu sắc hơn chủ đề Hội thảo, với những nội dung chủ yếu sau:
Một là, khẳng định chủ trương thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là sự vận dụng đúng đắn, đầy sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin về xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng ta; là nét đặc sắc của nghệ thuật sử dụng lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng.
Hai là, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu, làm nên chiến thắng của Quân Giải phóng miền Nam; luận giải các nguyên nhân, yếu tố để Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Ba là, khẳng định và làm rõ thêm tầm vóc, ý nghĩa của những chiến công, vai trò của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà.
Bốn là, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân Giải phóng miền Nam vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phát biểu bế mạc Hội thảo, đồng chí Trung tướng Nguyễn Tân Cương đánh giá cao, ghi nhận, biểu dương công tác chuẩn bị cho Hội thảo, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng tổ chức thành công Hội thảo. Trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Tân Cương đề nghị, những kinh nghiệm quý báu được đúc rút từ Hội thảo cần được nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn hoạt động của các cơ quan, đơn vị, góp phần vào xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, ngày 7-1-2021, Ban chỉ đạo Hội thảo khoa học đã đến dâng hương, viếng Nghĩa trang liệt sĩ Đồng Nai và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn thành phố Biên Hòa, Đồng Nai./.
Tôn vinh và lan tỏa những giá trị tốt đẹp vì cộng đồng  (25/12/2020)
Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đồng chí Lê Đức Anh với cách mạng Việt Nam và quê hương Thừa Thiên Huế”  (01/12/2020)
Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ hậu cần quân đội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay  (25/11/2020)
“Thế trận lòng dân” - nền tảng vững chắc trong xây dựng khu vực phòng thủ trên địa bàn Quân khu 3  (03/11/2020)
Báo Quân đội nhân dân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống  (19/10/2020)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm